Tiếp tục đổi mới nội dung, tổ chức và phương thức hoạt động công đoàn cơ sở Trường Chính trị Lê Duẩn nằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới

Thứ bảy - 05/12/2015 16:10

ThS.Hoàng Đức Dĩnh
Trưởng Khoa Xây dựng Đảng



Công đoàn cở Trường Chính trị Lê Duẩn là một tổ chức, một tế bào của Công đoàn viên chức tỉnh Quảng Trị, đứng trước sự đổi mới của đất nước, quê hương, hơn bao giờ hết để giữ vững danh hiệu Công đoàn cơ sở vững mạnh, Ban Chấp hành Công đoàn tiếp tục đổi mới tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động để cùng với Nhà trường hoàn thành nhiệm vụ chính trị được Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh giao phó. 

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X trình Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI chỉ rõ: “Mặt trân Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tiếp tục tăng cường tổ chức, đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động, khắc phục tình trạng hành chính hóa, phát huy vai trò nòng cốt tập hợp, đoàn kết nhân dân xây dựng cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; thực hiện dân chủ, giám sát và phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch vững mạnh; tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại” 

Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XV viết: “Các tổ chức chính trị-xã hội đã chú trọng công tác củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức, phát huy vai trò nòng cốt trong việc tuyên truyền, vận động, giáo dục, tập hợp đoàn viên, hội viên hưởng ứng tham gia các phong trào thi đua yêu nước. Triển khai thực hiên có hiệu quả nhiều phong trào thi đua, tiêu biểu là: phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “giỏi việc nước, đảm việc nhà …Nội dung và phương thức hoạt động của các đoàn thể có nhiều đổi mới theo hướng đa dạng các hình thức vận động, hướng mạnh về cơ sở và địa bàn dân cư, khắc phục một bước tình trạng “hành chính hóa” ở các đoàn thể nhân dân…” 

Trên tinh thần đó và xuất phát từ hướng chỉ đạo mang tính chiến lược mà Báo cáo chính trị Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam và Báo cáo chính trị Đại hội XV đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2010-2015 khẳng định, các tổ chức Công đoàn ở tỉnh Quảng Trị trong đó có có Công đoàn cơ sở Trường Chính trị Lê Duẩn tiếp tục đổi mới tổ chức, nội dung phương thức hoạt động để đáp ứng trình hình, nhiệm vụ mới.

Trước hết phải đổi mới khâu tổ chức vì Công đoàn cơ sở là nơi thể hiện quyền làm chủ của người lao động, là nguồn sức mạnh của nhà trường, trước đây, sự tồn tại và hoạt động của Công đoàn cơ sở phần lớn là để thực hiện chỉ thị của cấp trên, nay cần xác định rõ sự hiện diện của Công đoàn cấp trên trước hết là để dẫn dắt, hướng dẫn, giúp đỡ Công đoàn cơ sở hoạt động và tạo điều kiện cho Công đoàn cơ sở được quyền chủ động trong hoạt động của mình. Vì vậy Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở Trường Chính trị Lê Duẩn cần quy định rạch ròi nhiệm vụ hoạt động của các tổ công đoàn cho phù hợp với chuyên môn của mỗi khoa, phòng. Ban Chấp hành công đoàn kiện toàn đúng quy định nhưng đủ sức, đủ tầm để đảm đương và điều hành công việc.

Thứ hai, đổi mới công tác cán bộ Công đoàn.

Bởi vì cán bộ là gốc của mọi công việc, là người đại diện cho người lao động, đại diện cho lợi ích, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động. Do đó cán bộ Công đoàn phải có phong cách dân chủ trong hoạt động vì họ không chỉ là cán bộ lãnh đạo phong trào mà còn là sản phẩm của phong trào quần chúng, người thừa hành ý nguyện của của đoàn viên và người lao động. Phong cách dân chủ của người cán bộ Công đoàn được thể hiện biết tôn trọng, nhẫn nại lắng nghe ý kiến của mọi người, hòa mình trong phong trào quần chúng, mạnh dạn đấu tranh bảo vệ cái đúng, bảo vệ quyền lợi chính đáng của đoàn viên và người lao động. Cán bộ Công đoàn phải có phong cách làm việc sâu sát, nắm bắt được hoàn cảnh, tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên Công đoàn và có biện pháp kịp thời, giúp đỡ họ vượt qua khó khăn trong chuyên môn, công tác, trong cuộc sống.

Là Công đoàn cơ sở trường học, mà Trường Chính trị có đặc thù là trường được Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh và Thường vụ tỉnh ủy Quảng Trị giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở và đội ngũ cán các ban, ngành cấp huyện, cấp tỉnh, cho nên, ngoài chức năng tham gia quản lý cơ quan, Công đoàn nói chung, cán bộ Công đoàn nói riêng còn thực thi một công việc quan trọng cùng với Đảng ủy, Ban Giám hiệu phát động phong trào dạy tốt, học tốt trong toàn thể cán bộ, giảng viên và học viên. Để làm tốt chức năng này người cán bộ Công đoàn ngoài những tiêu chuẩn quy định của Đảng, Nhà nước còn phải có trình độ chuyên môn vững vàng, bằng cấp đạt chuẩn và có tay nghề đã được trải nghiệm.

Ngoài ra, cán bộ Công đoàn phải thực sự gương mẫu, được đoàn viên mến mộ, nhanh nhạy với công việc, tham mưu với Đảng ủy, Ban Giám hiệu làm cho phong trào sống động, nói và làm gắn liền với nhau, trong công việc, trong cuộc sống thật khéo léo, tế nhị.

Thứ ba, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Công đoàn cơ sở.

Từ sau Đại hội đổi mới đất nước (1986) và nhất là sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 8 (1996) đánh dấu 10 năm đổi mới đất nước của Đảng, quê hương thực sự thay da, đổi thịt, Công đoàn các cấp nói chung trong đó có Công đoàn cơ sở Trường Chính trị Lê Duẩn đã từng bước bắt đúng nhịp với sự đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động của cả hệ thống chính trị. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Công đoàn là mối quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước, là nhiệm vụ vừa cơ bản, vừa cấp bách của các tổ chức công đoàn, do đó đòi hỏi Ban Chấp hành và mỗi đoàn viên phải luôn chủ động, tích cực, sáng tạo. Bài học về 5 bước vận động cán bộ, viên chức trong tổ chức Công đoàn vẫn còn giá trị: điều tra; tuyền truyền giác ngộ; tập hợp người lao động vào những tổ chức thích hợp; huấn luận đội ngũ cốt cán. Đổi mới mối quan hệ giữa Công đoàn với Đảng ủy, Ban Giám hiệu, với các tổ chức đoàn thể khác như Đoàn thanh niên, Cựu chiến binh, tổ nữ công. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng ủy với Công đoàn. Công đoàn phải tích cực, chủ động phản ánh tới Đảng ủy những yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của quần chúng; Công đoàn tích cực tham gia với Nhà trường trong việc quản lý cơ quan theo hướng tư vấn, phản biện và vận động đoàn viên thực hiện các chế độ chính sách mà Nhà nước, cơ quan ban hành.

Đổi mới lề lối làm việc của Ban Chấp hành Công đoàn, các đồng chí trong BCH bớt chút thời gian, công sức vào việc tổng kết các điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt để từ đó nhân ra diện rộng trong toàn thể đoàn viên. Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc và tổ chức thực hiện các quyết định, kế hoạch đã ban hành. Việc sinh hoạt BCH phải được duy trì thường xuyên theo quy định của Điều lệ, nội dung sinh hoạt phải được chuẩn bị chu đáo, có hiệu quả. Coi trọng việc xây dựng khối đoàn kết trong tập thể BCH và trong toàn thể đoàn viên Công đoàn nhà trường.

Để tiếp tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và tổ chức Công đoàn cơ sở Trường Chính trị Lê Duẩn cần lưu ý vào một số giải pháp sau:

Một là, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng ủy đối với Công đoàn
Công đoàn Nhà trường có tiếp tục đổi mới các lĩnh vực nêu trên hay không, mặt khác để khắc phục những yếu kém, tồn tại và phát huy những kết quả đã đạt trong nhiều năm qua cần phải tăng cường mối quan hệ giữa Đảng ủy với Công đoàn. Đảng ủy và các chi ủy quán triệt đầy đủ cho đoàn viên Công đoàn những quan điểm đã được Đảng nêu rõ trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (khóa X) “về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Mặt khác, Đảng ủy và các chi ủy cần quan tâm hơn nữa việc phát triển đảng viên trong đoàn viên Công đoàn, phấn đấu trong một thời gian không xa nữa đoàn viên Công đoàn trường Chính trị Lê Duẩn đều được đứng trong hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hai là, Công đoàn cơ sở Trường Chính trị Lê Duẩn phối hợp với chuyên môn tham gia quản lý Nhà trường
Muốn làm tốt được việc này điều trước tiên giữa Công đoàn và Nhà trường phải có quy chế phối hợp cùng nhau quản lý cơ quan. Trong quy chế đó phân định rõ đâu là chức trách của Ban Giám hiệu, đâu là chức trách của Công đoàn và khi đã có quy chế rồi không còn lấn sân của nhau trong hoạt động, trong chuyên môn.

Ba là, Công đoàn cơ sở Nhà trường phối hợp với các tổ chức đoàn thể khác trong cơ quan cùng hành động.

Chi đoàn Nhà trường, tổ nữ công là hai tổ chức rất gần gủi và có nhiều gắn bó với Công đoàn trong hoạt động, mọi phong trào, mọi công việc do Đảng ủy chủ trương, Ban Giám hiệu phát động mà lại không có sự tham gia của ba tổ chức này, do đó nếu Ban Chấp hành Công đoàn biết phối hợp với Đoàn thanh niên, tổ nữ công thì công việc trôi chảy, đạt hiệu quả. Sự phối hợp đó là dấu hiệu của đoàn kết nội bộ, mà đoàn kết là nguyên nhân của mọi thành công.

Tóm lại, đổi mới là để phát triển, để đi đúng xu thế của thời đại, Công đoàn cơ sở Trường Chính trị Lê Duẩn tiếp tục đổi mới tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động để vững bước và phát huy truyền thống vốn có của mình cùng với Nhà trường mãi mãi xứng danh là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của tỉnh nhà trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây