Đồng chí Lê Duẩn – Nhà lý luận kiệt xuất của cách mạng Việt Nam

Thứ bảy - 05/12/2015 14:45

Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Lê Duẩn, là một quá trình tìm tòi, sáng tạo đầy gian khổ. Quá trình đó, đồng chí đã để lại một khối lượng giá trị tinh thần cách mạng đồ sộ, đó chính là sự đóng góp to lớn trên lĩnh vực lý luận cho cách mạng Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đưa Chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam với sự vận dụng sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện Việt Nam tạo nên Tư tưởng Hồ Chí Minh vĩ đại. Trong sự nghiệp ấy, đồng chí Lê Duẩn đã góp phần không nhỏ vào kho tàng lý luận cách mạng vĩ đại này. Sự nghiệp lý luận cách mạng của đồng chí Lê Duẩn rất phong phú đa dạng; biểu hiện rõ nét tất cả tâm huyết, trí tuệ, tài năng của một lãnh tụ suốt đời chỉ mong đem lại độc lập cho dân tộc, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

Được tôi luyện trong thực tiễn cách mạng trên cả 3 miền đất nước, trải qua những thăng trầm, những thời điểm bước ngoặt của cách mạng Việt Nam, đồng chí Lê Duẩn với bản lĩnh của một lãnh tụ cách mạng, một tư duy độc lập sáng tạo đã góp phần quan trọng trong việc hình thành những quan điểm cơ bản về đường lối, chiến lược cách mạng Việt Nam trên mọi lĩnh vực; quân sự, kinh tế, xây dựng Đảng, văn hóa… Mỗi lĩnh vực đồng chí đều dành nhiều công sức, trí tuệ để làm giàu cho kho tàng lý luận cách mạng Việt Nam. Lúc sinh thời, đồng chí Lê Duẩn hay nhắc tới luận điểm nổi tiếng của Lê Nin “ Chân lý là cụ thể” nên đối với đồng chí trong sự nghiệp của mình là sự thể hiện xuất sắc luận điểm đó trong tư duy và hoạt động lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Gần 60 năm hoạt động cách mạng, 57 tuổi Đảng là bấy nhiêu năm say mê nghiên cứu, tìm tòi, trăn trở để cho ra đời những tác phẩm lý luận lớn: Đề cương cách mạng miền Nam,Thư vào Nam, Cách mạng Xã hội chủ nghĩa, Dưới lá cờ vẽ vang của Đảng…đã khẳng định một phong cách tư duy độc đáo của một nhà lý luận ở tầm cở chiến lược của cách mạng Việt Nam. Một trong những đóng góp lớn về mặt lý luận của đồng chí Lê Duẩn là lý luận về thời kỳ đầu của thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội. Đó chính là những tìm tòi, khảo nghiệm cho sự nghiệp đổi mới sau này của Đảng ta. Những quan điểm về xây dựng nền kinh tế trong những năm 1979-1985 của Đảng thể hiện trong tư tưởng: Duy trì nhiều thành phần kinh tế ở miền Nam trong Nghị quyết Trung ương 24( khóa III), tháng 9 – 1975, đến quan điểm chỉ đạo phát triển sản xuất để giải phóng lực lượng sản xuất trong Nghị quyết TW 6( khóa IV) năm 1979 và chủ trương khoán sản phẩm cho người lao động trong Hợp tác xã nông nghiệp trong Chỉ thị 100 của Ban bí thư khóa IV năm 1980 là tiền đề dẫn tới đường lối đổi mới của Đảng tại Đại hội toàn quốc của Đảng lần thứ VI(12- năm 1986). Sự nghiệp đổi mới của Đảng ta đã khẳng định công lao tìm tòi, sáng tạo của toàn Đảng. Trong đó, có công lao to lớn đồng chí Lê Duẩn, Tổng bí thư của Đảng trong thời kỳ thử nghiệm tìm tòi đó.

Tại Đại Hội toàn quốc của Đảng lần thứ VI(12- 1986), Đảng ta khẳng định những quan điểm trong thời kỳ thử nghiệm tìm tòi đó được hình thành trên cơ sở tinh thần độc lập, tự chủ, tổng kết những kinh nghiệm sáng tạo của nhân dân, hợp quy luật, thuận lòng người nên đã nhanh chóng đi vào cuộc sống. Những đánh giá này đã khẳng định sự đóng góp, những trăn trở của đồng chí Lê Duẩn trong thời kỳ đồng chí làm Tổng bí thư của Đảng đối với sự nghiệp đổi mới hiện này của Đảng ta.

Để kết luận bài nay, tôi xin mượn lời của Giáo sư, tiến sĩ Lê Hữu Nghĩa – nguyên Giám đốc Học viên Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu tại cuộc hội thảo khoa học nhân 95 năm ngày sinh của đồng chí Lê Duẩn: “Có thể khẳng định rằng, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Cố Tổng bí thư Lê Duẩn đã thể hiện rõ là một nhà lý luận lớn, nhà lý luận có tầm cỡ chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam”.

Lê Quang Thể
Phòng Đào tạo

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây