Giới thiệu sách “Việt Nam truyền thống kinh tế - văn hóa Biển (sách tham khảo)”
- Thứ sáu - 26/08/2016 15:22
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có bề dày lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước gắn liền với quá trình chinh phục và chế ngự sông nước, biển đảo.
Trong đời sống kinh tế, xã hội của người Việt từ bao đời nay, biển giữ một vai trò quan trọng. Không chỉ mang lại nguồn sống, biển còn ảnh hưởng đến diễn trình lịch sử của dân tộc Việt Nam, đến đời sống văn hóa, tâm linh và tín ngưỡng của người Việt.
Trong đời sống kinh tế, xã hội của người Việt từ bao đời nay, biển giữ một vai trò quan trọng. Không chỉ mang lại nguồn sống, biển còn ảnh hưởng đến diễn trình lịch sử của dân tộc Việt Nam, đến đời sống văn hóa, tâm linh và tín ngưỡng của người Việt.
Dấu ấn của biển đã hiện diện trong đời sống của tổ tiên người Việt từ thời kỳ tiền sử. Những di chỉ “vỏ sò” hay “cồn sò điệp” trong các nền văn hóa khổ cổ như: Văn hóa Quỳnh Văn, Bàu Tró, Hạ Long… là những dấu tích chứng minh rằng, biển cả là nơi cung cấp nguồn sống chủ yếu cho các cộng đồng người tiền sử cư trú ở ven biển Việt Nam từ hàng nghìn năm trước. Những hoa văn “dấu vỏ sò” trên đồ gốm chính là dấu vết của biển trong đời sống kinh tế - xã hội của chủ nhân văn hóa Sa Huỳnh ở Trung Bộ Việt Nam.
Cùng với quá trình chung sống, khai thác và chinh phục biển là quá trình xác lập chủ quyền và đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của các thế hệ cha ông ta. Từ những thế kỷ XVI – XVII, các chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã cử những đoàn thuyền vượt biển đi giao lưu, buôn bán với các quốc gia láng giềng như Trung Hoa, Nhật Bản, Thái Lan… Chúa Nguyễn Phúc Chu (1675 – 1725) đã thành lập Đội Hoàng Sa và Bắc Hải (Trường Sa) để khai thác nguồn lợi hải sản, đo đạc hải trình, xác lập chủ quyền của Tổ quốc trên những vùng biển xa xôi.
Cùng với quá trình chung sống, khai thác và chinh phục biển là quá trình xác lập chủ quyền và đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của các thế hệ cha ông ta. Từ những thế kỷ XVI – XVII, các chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã cử những đoàn thuyền vượt biển đi giao lưu, buôn bán với các quốc gia láng giềng như Trung Hoa, Nhật Bản, Thái Lan… Chúa Nguyễn Phúc Chu (1675 – 1725) đã thành lập Đội Hoàng Sa và Bắc Hải (Trường Sa) để khai thác nguồn lợi hải sản, đo đạc hải trình, xác lập chủ quyền của Tổ quốc trên những vùng biển xa xôi.
Để giúp bạn đọc có hiểu biết sâu sắc và toàn diện hơn về truyền thống kinh tế - văn hóa biển của dân tộc ta, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật xuất bản cuốn sách Việt Nam – Truyền thống kinh tế - văn hóa biển do PGS.TS. Nguyễn Văn Kim và TS. Nguyễn Mạnh Dũng đồng chủ biên.
Nội dung cuốn sách gồm có ba phần:
- Phần I: Không gian văn hóa, xã hội biển Việt Nam.
- Phần II: Tiềm năng kinh tế và hoạt động thương mại của Người Việt.
- Phần III: Tầm nhìn và tư duy hướng biển của một số triều đại và nhân vật lịch sử.
Sách hiện có tại Thư viện Trường Chính trị Lê Duẩn./.