Hội thảo khoa học “Nâng cao đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức góp phần cải thiện các chỉ số PCI, PAR Index, SIPAS, PAPI của tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn hiện nay”
- Thứ năm - 21/12/2023 15:35
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Chiều ngày 20/12/2023, Đảng ủy Khối cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh phối hợp với Trường Chính trị Lê Duẩn tổ chức Hội thảo khoa học cấp tỉnh với chủ đề: “Nâng cao đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức góp phần cải thiện các chỉ số PCI, PAR Index, SIPAS, PAPI của tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn hiện nay”. Tham dự Hội thảo có đồng chí Đồng chí Hà Sỹ Đồng, VBTVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Đại diện lãnh đạo các cơ quan tham mưu giúp việc UBND tỉnh: Lãnh đạo Văn phòng; Phòng Tổng hợp; Phòng Kinh tế; Phòng Nội chính; Phòng Tài chính; Phòng Khoa giáo – Văn xã; Ban Tiếp công dân tỉnh; Cổng Thông tin điện tử tỉnh; Trung tâm Dịch vụ- Hội nghị tỉnh; Trung tâm Xúc tiến – Đầu tư thương mại và Du lịch tỉnh; Phòng Hành chính – Tổ chức; Phòng Quảng trị - Tài vụ; Ban giám hiệu, các Trưởng, phó khoa, phòng Trường Chính trị Lê Duẩn; Ban Thường vụ Đảng ủy Khối và Trưởng, Phó Ban, bộ phận thuộc Đảng ủy Khối; Đại diện lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh; Bí thư hoặc Phó Bí thư các TCCS Đảng thuộc Đảng ủy Khối; Các tác giả có bài tham luận; Các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương thường trú trên địa bàn tỉnh; phóng viên Báo Quảng Trị, Đài PT-TH Quảng Trị tham dự và đưa tin.
Hội thảo do các Đồng chí: Hà Sỹ Đồng, UVBTVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Đỗ Thị Lý - Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh; Dương Hương Sơn - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Chính trị Lê Duẩn; Hồ Văn Chính - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh; Ngô Thị Thu Hà – Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng trường Chính trị Lê Duẩn đồng chủ trì.
Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở khoa học về đạo đức công vụ, đặc biệt gắn đạo đức công vụ với đạo đức cách mạng, nhất là các giá trị đạo đức công vụ mà bằng lý luận sắc bén, kinh nghiệm thực tiễn được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra, đồng thời xác định trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình thực thi công quyền. Làm rõbản chất,nội hàm của các chỉ số PCI, PAR INDEX, SIPAS, PAPI; đặc biệt là làm rõ mối quan hệ đạo đức công vụ tác động như thế nào đến các chỉ số và tác động qua lại giữa các chỉ số PAR INDEX, SIPAS, PAPI với chỉ số PCI để từ đó giúp chúng ta hình dung rõ hơn sự tác động của nó với việc xây dựng chính quyền vững mạnh, có hiệu lực, hiệu quả hướng đến phục vụ nhân dân.
Thứ hai, đánh giá đúng thực trạng công tác triển khai, kết quả đạt được cũng như những hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện đạo đức công vụ nói riêng và cải cách hành chính nói chungtrên địa bàn tỉnh Quảng Trị; trên cơ sở kết quả các chỉ số (đặc biệt là các chỉ số đạt thấp) để đề xuất các giải pháp phù hợp, thiết thực nhằm góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chứctrên địa bàn tỉnh về đạo đức công vụ, góp phần cải thiện các chỉ số trên. Nhất là việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về nâng cao đạo đức công vụ.
Thứ ba, các tham luận, phát biểu tại Hội thảo phải bám sát yêu cầu, chủ đề Hội thảo, có căn cứ khoa học, góp phần giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra. Hội thảo cũng cần phát huy tối đa cácý kiến tham luận, tranh luận, phản biện, tham gia của các đại biểu tham dự Hội thảo bởi đây là cơ sở khoa học, thông tin quan trọnggóp phần giúp lãnh đạo tỉnh chỉ đạo tốt hơn công tác cải cách hành chính ở tỉnh Quảng Trịtrong thời gian tới.
Thứ tư, điều quan trọng nhất là biến những lý luận, nghiên cứu của Hội thảo thành hành động cụ thể. Chính vì vậy, tôi yêu cầu Sở KH&ĐT, Sở Nội vụ và các sở, ban, ngành theo chức năng, nhiệm vụ của mình tiếp thu những giải pháp, sắp xếp thứ tự ưu tiên để đề xuất với UBND tỉnh những hành động cụ thể, tạo sự đột phá trong chương trình cải cách hành chính của tỉnh năm 2024 và những năm tiếp qua đó cải thiện vị trí thứ hạng của tỉnh Quảng Trị, hướng tới mục tiêu mà Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 04/11/2021 của Tỉnh uỷ đã đề ra.
Hội thảo đã nhận được 24 bài tham luận đầy trách nhiệm, tâm huyết của các nhà khoa học, các đại biểu đến từ các sở, ban, ngành trong toàn tỉnh. Tại Hội thảo đã có 5 tham luận được trình bày trực tiếp, 3 phát biểu trao đổi, thảo luận. Các tham luận đều đảm bảo đúng chủ đề của Hội thảo. Nội dung các tham luận đã nêu bật cơ sở lý luận, khoa học về đạo đức công vụ gắn liền với cải thiện các chỉ số; Thực trạng của các chỉ số PCI, PAR Index, PAPI, SIPAS ở tỉnh Quảng Trị hiện nay; trên cơ sở đó nêu ra nguyên nhân của hạn chế và đề xuất các giải pháp đối với từng lĩnh vực nhằm nâng cao các chỉ số PCI, PAR Index, SIPAS, PAPI giai đoạn 2023-2025 và những năm tiếp theo.
Việc tổ chức hội thảo khoa học là một việc làm thực sự rất cần thiết, ý nghĩa làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức với việc cải thiện các chỉ số PCI, PAR Index, SIPAS, PAPI của tỉnh Quảng Trị nhằm thực hiện mục tiêu cải cách hành chính giai đoạn 2021-2030 của tỉnh.
Hội thảo do các Đồng chí: Hà Sỹ Đồng, UVBTVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Đỗ Thị Lý - Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh; Dương Hương Sơn - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Chính trị Lê Duẩn; Hồ Văn Chính - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh; Ngô Thị Thu Hà – Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng trường Chính trị Lê Duẩn đồng chủ trì.
Toàn cảnh Hội thảo. Ảnh. TL.
Phát biểu khai mạc và chỉ đạo Hội thảo, Đồng chí Hà Sỹ Đồng, UVBTVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh nêu rõ 4 vấn đề Hội thảo cần làm rõ:Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở khoa học về đạo đức công vụ, đặc biệt gắn đạo đức công vụ với đạo đức cách mạng, nhất là các giá trị đạo đức công vụ mà bằng lý luận sắc bén, kinh nghiệm thực tiễn được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra, đồng thời xác định trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình thực thi công quyền. Làm rõbản chất,nội hàm của các chỉ số PCI, PAR INDEX, SIPAS, PAPI; đặc biệt là làm rõ mối quan hệ đạo đức công vụ tác động như thế nào đến các chỉ số và tác động qua lại giữa các chỉ số PAR INDEX, SIPAS, PAPI với chỉ số PCI để từ đó giúp chúng ta hình dung rõ hơn sự tác động của nó với việc xây dựng chính quyền vững mạnh, có hiệu lực, hiệu quả hướng đến phục vụ nhân dân.
Thứ hai, đánh giá đúng thực trạng công tác triển khai, kết quả đạt được cũng như những hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện đạo đức công vụ nói riêng và cải cách hành chính nói chungtrên địa bàn tỉnh Quảng Trị; trên cơ sở kết quả các chỉ số (đặc biệt là các chỉ số đạt thấp) để đề xuất các giải pháp phù hợp, thiết thực nhằm góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chứctrên địa bàn tỉnh về đạo đức công vụ, góp phần cải thiện các chỉ số trên. Nhất là việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về nâng cao đạo đức công vụ.
Thứ ba, các tham luận, phát biểu tại Hội thảo phải bám sát yêu cầu, chủ đề Hội thảo, có căn cứ khoa học, góp phần giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra. Hội thảo cũng cần phát huy tối đa cácý kiến tham luận, tranh luận, phản biện, tham gia của các đại biểu tham dự Hội thảo bởi đây là cơ sở khoa học, thông tin quan trọnggóp phần giúp lãnh đạo tỉnh chỉ đạo tốt hơn công tác cải cách hành chính ở tỉnh Quảng Trịtrong thời gian tới.
Thứ tư, điều quan trọng nhất là biến những lý luận, nghiên cứu của Hội thảo thành hành động cụ thể. Chính vì vậy, tôi yêu cầu Sở KH&ĐT, Sở Nội vụ và các sở, ban, ngành theo chức năng, nhiệm vụ của mình tiếp thu những giải pháp, sắp xếp thứ tự ưu tiên để đề xuất với UBND tỉnh những hành động cụ thể, tạo sự đột phá trong chương trình cải cách hành chính của tỉnh năm 2024 và những năm tiếp qua đó cải thiện vị trí thứ hạng của tỉnh Quảng Trị, hướng tới mục tiêu mà Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 04/11/2021 của Tỉnh uỷ đã đề ra.
Đồng Chí Hà Sỹ Đồng UVBTVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo Hội thảo. Ảnh TL.
Trên cơ sở Chỉ đạo của đồng chí Hà Sỹ Đồng, UVBTVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, đồng chí Đỗ Thị Lý thay mặt Hội thảo xin tiếp thu ý kiến chỉ đạo.Hội thảo đã nhận được 24 bài tham luận đầy trách nhiệm, tâm huyết của các nhà khoa học, các đại biểu đến từ các sở, ban, ngành trong toàn tỉnh. Tại Hội thảo đã có 5 tham luận được trình bày trực tiếp, 3 phát biểu trao đổi, thảo luận. Các tham luận đều đảm bảo đúng chủ đề của Hội thảo. Nội dung các tham luận đã nêu bật cơ sở lý luận, khoa học về đạo đức công vụ gắn liền với cải thiện các chỉ số; Thực trạng của các chỉ số PCI, PAR Index, PAPI, SIPAS ở tỉnh Quảng Trị hiện nay; trên cơ sở đó nêu ra nguyên nhân của hạn chế và đề xuất các giải pháp đối với từng lĩnh vực nhằm nâng cao các chỉ số PCI, PAR Index, SIPAS, PAPI giai đoạn 2023-2025 và những năm tiếp theo.
Việc tổ chức hội thảo khoa học là một việc làm thực sự rất cần thiết, ý nghĩa làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức với việc cải thiện các chỉ số PCI, PAR Index, SIPAS, PAPI của tỉnh Quảng Trị nhằm thực hiện mục tiêu cải cách hành chính giai đoạn 2021-2030 của tỉnh.