Vấn đề phục hồi danh dự cho người bị thiệt hai trong Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017
- Thứ năm - 03/05/2018 09:21
- In ra
- Đóng cửa sổ này
ThS. Cao Thị Hà
Giảng viên Khoa Nhà nước và Pháp luật
Giảng viên Khoa Nhà nước và Pháp luật
Quyền được phục hồi danh dự là một trong những quyền cơ bản của công dân được thể hiện trong Hiến pháp. Điều 30 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật”.
Phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại là một trong những thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường của Nhà nước đã được quy định trong Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009 (sau đây gọi là Luật TNBTCNN năm 2009). Tuy nhiên, nội dung này còn rất chung chung vừa khó khăn cho các chủ thể áp dụng Luật,vừa chưa thực sự bảo đảm việc phục hồi danh dự cho tất cả những người bị thệt hại. Để khắc phục những hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật về phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017(sau đây gọi là Luật TNBTCNN năm 2017) đã có những sửa đổi, bổ sung quan trọng về vấn đề này.
So với Luật TNBTCNN năm 2009, những quy định về phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại trong Luật TNBTCNN năm 2017 có những điểm mới sau:
* Thứ nhất, về đối tượng được phục hồi danh dự
Khoản 1 Điều 51 Luật TNBTCNN năm 2009 quy định: “Người bị thiệt hại quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 26 của Luật này hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu khôi phục danh dự trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật.”
Theo Khoản 1,2 và 3 Điều 26 của Luật TNBTCNN năm 2009, “người bị thiệt hại” được hiểu chỉ là những người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự mới được phục hồi danh dự. Những người bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật của các cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong các lĩnh vực khác thì không được Luật ghi nhận và bảo đảm phục hồi danh dự. Từ đó dẫn đến việc thực hiện quyền này còn thiếu tính toàn diện và thống nhất, không bảo đảm sự công bằng cho những trường hợp bị thiệt hại do hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực khác.
Để khắc phục hạn chế này, Điều 56 Luật TNBTCNN năm 2017 quy định như sau:
“1. Việc phục hồi danh dự đối với người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự được thực hiện bằng các hình thức sau đây:
…
2. Việc phục hồi danh dự đối với cá nhân là người bị thiệt hại trong trường hợp bị buộc thôi việc trái pháp luật, bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện bằng hình thức đăng báo xin lỗi và cải chính công khai”.
Căn cứ vào Điều 56 có thể thấy, Luật TNBTCNN năm 2017 đã mở rộng đối tượng được phục hồi danh dự. Việc bổ sung thêm các chủ thể được phục hồi danh dự là rấtcần thiết để bảo vệ quyền lợi cho những người bị thiệt hại trong các trường hợp trên.
* Thứ hai, về hình thức tiến hành phục hồi danh dự
Luật TNBTCNN năm 2009 quy định về hình thức phục hồi danh dự tại Khoản 3 Điều 51:
“3. Việc xin lỗi, cải chính công khai được thực hiện bằng các hình thức sau đây:
a) Trực tiếp xin lỗi, cải chính công khai tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người bị thiệt hại có sự tham dự của đại diện chính quyền địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú, đại diện của cơ quan nơi người bị thiệt hại làm việc, đại diện của một tổ chức chính trị - xã hội mà người bị thiệt hại là thành viên;
b) Đăng trên một tờ báo trung ương và một tờ báo địa phương trong ba số liên tiếp theo yêu cầu của người bị thiệt hại hoặc đại diện hợp pháp của họ”.
Quy định trên chưa thực sự cụ thể dẫn đến có những cách hiểu khác nhau trong quá trình áp dụng. Vì vậy, Điều 56 Luật TNBTCNN năm 2017 sửa lại như sau:
“1. Việc phục hồi danh dự đối với người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự được thực hiện bằng các hình thức sau đây:
a) Trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai tại nơi cư trú trong trường hợp người bị thiệt hại là cá nhân hoặc tại nơi đặt trụ sở trong trường hợp người bị thiệt hại là pháp nhân thương mại;
b) Đăng báo xin lỗi và cải chính công khai.
2. Việc phục hồi danh dự đối với cá nhân là người bị thiệt hại trong trường hợp bị buộc thôi việc trái pháp luật, bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện bằng hình thức đăng báo xin lỗi và cải chính công khai”.
Như vậy, Luật TNBTCNN năm 2017 quy định rất cụ thể các hình thức phục hồi danh dự tương ứng với từng đối tượng bị thiệt hại trong từng lĩnh vực khác nhau.
* Thứ ba, về chủ động phục hồi danh dự
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 51 Luật TNBTCNN năm 2009, việc phục hồi danh dự được thực hiện khi có yêu cầu của người bị thiệt hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ và được yêu cầu trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật.
Như vậy, chỉ khi người bị thiệt hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ có đơn yêu cầu, Nhà nước mới xin lỗi công khai và phục hồi danh dự cho họ. Từ đây có thể suy ra, nếu người bị thiệt hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ không có đơn yêu cầu thì việc xin lỗi công khai và phục hồi danh dự sẽ không diễn ra. Rõ ràng, vừa chưa thể hiện ý thức trách nhiệm của Nhà nước trong thực thi hoạt động công vụ, vừa không phù hợp với bản chất của một nhà nước dân chủ và pháp quyền.
Luật TNBTCNN năm 2017 đã bổ sung 01 điều mới (Điều 57) quy định rất cụ thể về việc Nhà nước chủ động phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại:
“1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường hoặc kể từ ngày có bản án, quyết định quy định tại Điều 55 của Luật này có hiệu lực pháp luật, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người bị thiệt hại về việc Nhà nước tổ chức thực hiện phục hồi danh dự.
2. Trường hợp người bị thiệt hại đồng ý với nội dung trong thông báo thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại thực hiện phục hồi danh dự theo quy định tại Điều 58 và Điều 59 của Luật này”.
Phục hồi danh dự cho người bị oan phải là trách nhiệm công vụ của Nhà nước. Việc chuyển từ quy định phục hồi danh dự theo yêu cầu của người bị thiệt hại sang Nhà nước chủ động phục hồi danh dự là một bước tiến bộ lớn của Luật, thể hiện trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân, thể thể hiện đúng tinh thần của hoạt động phục hồi danh dự, phát huy đầy đủ quyền Hiến định của công dân trong các trường hợp bồi thường nhà nước.
* Thứ tư, về trình tự, thủ tục phục hồi danh dự
Khoản 2, Khoản 3 Điều 51 Luật TNBTCNN năm 2009 quy định về trình tự, thủ tục phục hồi danh dự. Tuy nhiên, do các quy định này chưa cụ thể, rõ ràng dẫn đến dẫn đến việc tổ chức xin lỗi, cải chính công khai được thực hiện không thống nhất, thậm chí hình thức, chiếu lệ nên trong nhiều trường hợp đã gây bức xúc cho người bị thiệt hại và dư luận xã hội. Vì vậy, để việc xin lỗi bảo đảm tính cầu thị, diễn ra trang trọng, lịch sự, Luật TNBTCNN năm 2017 quy định cụ thể trình tự, thủ tục đối với từng hình thức phục hồi danh dự. Cụ thể:
- Đối với hình thức trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai (Điều 58):
“1. Việc tổ chức trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai quy định tại điểm a khoản 1 Điều 56 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý hoặc yêu cầu của người bị thiệt hại về việc phục hồi danh dự quy định tại Điều 41 hoặc Điều 57 của Luật này, Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm tổ chức trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai;
b) Thành phần tham gia buổi trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai bao gồm đại diện lãnh đạo các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan”.
Như vậy, Luật TNBTCNN năm 2017 đã có những sửa đổi quan trọng đối với cách thức thực hiện việc trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai:
+ Rút ngắn thời hạn thực hiện việc tổ chức trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai là 15 ngày thay cho trước đây là 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý hoặc yêu cầu của người bị thiệt hại về việc phục hồi danh dự;
+ Xác định rõ chủ thể có trách nhiệm tổ chức trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai là “Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại” thay cho quy định chung chung “cơ quan có trách nhiệm bồi thường đã thụ lý vụ việc”;
- Đối với hình thức đăng báo xin lỗi và cải chính công khai (Điều 59):
“1. Việc đăng báo xin lỗi và cải chính công khai quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 56 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý hoặc yêu cầu của người bị thiệt hại về việc phục hồi danh dự quy định tại Điều 41 hoặc Điều 57 của Luật này, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại ở trung ương có trách nhiệm đăng báo xin lỗi và cải chính công khai trên 01 tờ báo trung ương và 01 tờ báo địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú trong trường hợp người bị thiệt hại là cá nhân hoặc nơi đặt trụ sở trong trường hợp người bị thiệt hại là pháp nhân thương mại trong 03 số liên tiếp; đăng tải nội dung xin lỗi và cải chính công khai trên Cổng thông tin điện tử (nếu có) của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại;
b) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý hoặc yêu cầu của người bị thiệt hại về việc phục hồi danh dự quy định tại Điều 41 hoặc Điều 57 của Luật này, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại ở địa phương có trách nhiệm đăng báo xin lỗi và cải chính công khai trên 01 tờ báo cấp tỉnh tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú trong trường hợp người bị thiệt hại là cá nhân hoặc nơi đặt trụ sở trong trường hợp người bị thiệt hại là pháp nhân thương mại trong 03 số liên tiếp; đăng tải nội dung xin lỗi và cải chính công khai trên Cổng thông tin điện tử (nếu có) của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại;
c) Ngay sau khi đăng báo xin lỗi và cải chính công khai, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm gửi tờ báo đó tới người bị thiệt hại và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị thiệt hại cư trú trong trường hợp người bị thiệt hại là cá nhân hoặc nơi đặt trụ sở trong trường hợp người bị thiệt hại là pháp nhân thương mại để niêm yết công khai tại trụ sở”.
Luật TNBTCNN năm 2017 quy định cụ thể và rõ ràng hơn về cách thức thực hiện xin lỗi và cải chính công khai trên báo đối với từng đối tượng và từng trường hợp:
+ Quy định về thời hạn thực hiện việc đăng báo xin lỗi và cải chính công khai là 15 ngày thay cho trước đây là 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý hoặc yêu cầu của người bị thiệt hại về việc phục hồi danh dự;
+ Quy định rõ về trách nhiệm đăng báo xin lỗi và cải chính công khai của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại ở trung ương và cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại ở địa phương.
+ Bổ sung quy định: “đăng tải nội dung xin lỗi và cải chính công khai trên Cổng thông tin điện tử (nếu có) của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại;”
+ Bổ sung Khoản c quy định về trách nhiệm của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại phải gửi tờ báo tới các chủ thể có liên quan để họ biết và niêm yết công khai tại trụ sở.
Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 tiếp tục thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng về Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, cụ thể hóa việc bảo vệ các quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp năm 2013, trong đó có quyền được phục hồi danh dự. Luật TNBTCNN năm 2017 đã có những quy định cụ thể về đối tượng, hình thức tiến hành phục hồi danh dự, chủ động phục hồi danh dự và cách thức thực hiện phục hồi danh dự . Với những sửa đổi toàn diện như trên, Luật TNBTCNN năm 2017 đã khắc phục được những bất cập trong Luật TNBTCNN năm 2009 cũng như trong thực tiễn cuộc sống, tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho các cơ quan có trách nhiệm giải quyết bồi thường thực hiện, bảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại./.
Phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại là một trong những thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường của Nhà nước đã được quy định trong Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009 (sau đây gọi là Luật TNBTCNN năm 2009). Tuy nhiên, nội dung này còn rất chung chung vừa khó khăn cho các chủ thể áp dụng Luật,vừa chưa thực sự bảo đảm việc phục hồi danh dự cho tất cả những người bị thệt hại. Để khắc phục những hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật về phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017(sau đây gọi là Luật TNBTCNN năm 2017) đã có những sửa đổi, bổ sung quan trọng về vấn đề này.
So với Luật TNBTCNN năm 2009, những quy định về phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại trong Luật TNBTCNN năm 2017 có những điểm mới sau:
* Thứ nhất, về đối tượng được phục hồi danh dự
Khoản 1 Điều 51 Luật TNBTCNN năm 2009 quy định: “Người bị thiệt hại quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 26 của Luật này hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu khôi phục danh dự trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật.”
Theo Khoản 1,2 và 3 Điều 26 của Luật TNBTCNN năm 2009, “người bị thiệt hại” được hiểu chỉ là những người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự mới được phục hồi danh dự. Những người bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật của các cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong các lĩnh vực khác thì không được Luật ghi nhận và bảo đảm phục hồi danh dự. Từ đó dẫn đến việc thực hiện quyền này còn thiếu tính toàn diện và thống nhất, không bảo đảm sự công bằng cho những trường hợp bị thiệt hại do hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực khác.
Để khắc phục hạn chế này, Điều 56 Luật TNBTCNN năm 2017 quy định như sau:
“1. Việc phục hồi danh dự đối với người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự được thực hiện bằng các hình thức sau đây:
…
2. Việc phục hồi danh dự đối với cá nhân là người bị thiệt hại trong trường hợp bị buộc thôi việc trái pháp luật, bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện bằng hình thức đăng báo xin lỗi và cải chính công khai”.
Căn cứ vào Điều 56 có thể thấy, Luật TNBTCNN năm 2017 đã mở rộng đối tượng được phục hồi danh dự. Việc bổ sung thêm các chủ thể được phục hồi danh dự là rấtcần thiết để bảo vệ quyền lợi cho những người bị thiệt hại trong các trường hợp trên.
* Thứ hai, về hình thức tiến hành phục hồi danh dự
Luật TNBTCNN năm 2009 quy định về hình thức phục hồi danh dự tại Khoản 3 Điều 51:
“3. Việc xin lỗi, cải chính công khai được thực hiện bằng các hình thức sau đây:
a) Trực tiếp xin lỗi, cải chính công khai tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người bị thiệt hại có sự tham dự của đại diện chính quyền địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú, đại diện của cơ quan nơi người bị thiệt hại làm việc, đại diện của một tổ chức chính trị - xã hội mà người bị thiệt hại là thành viên;
b) Đăng trên một tờ báo trung ương và một tờ báo địa phương trong ba số liên tiếp theo yêu cầu của người bị thiệt hại hoặc đại diện hợp pháp của họ”.
Quy định trên chưa thực sự cụ thể dẫn đến có những cách hiểu khác nhau trong quá trình áp dụng. Vì vậy, Điều 56 Luật TNBTCNN năm 2017 sửa lại như sau:
“1. Việc phục hồi danh dự đối với người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự được thực hiện bằng các hình thức sau đây:
a) Trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai tại nơi cư trú trong trường hợp người bị thiệt hại là cá nhân hoặc tại nơi đặt trụ sở trong trường hợp người bị thiệt hại là pháp nhân thương mại;
b) Đăng báo xin lỗi và cải chính công khai.
2. Việc phục hồi danh dự đối với cá nhân là người bị thiệt hại trong trường hợp bị buộc thôi việc trái pháp luật, bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện bằng hình thức đăng báo xin lỗi và cải chính công khai”.
Như vậy, Luật TNBTCNN năm 2017 quy định rất cụ thể các hình thức phục hồi danh dự tương ứng với từng đối tượng bị thiệt hại trong từng lĩnh vực khác nhau.
* Thứ ba, về chủ động phục hồi danh dự
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 51 Luật TNBTCNN năm 2009, việc phục hồi danh dự được thực hiện khi có yêu cầu của người bị thiệt hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ và được yêu cầu trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật.
Như vậy, chỉ khi người bị thiệt hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ có đơn yêu cầu, Nhà nước mới xin lỗi công khai và phục hồi danh dự cho họ. Từ đây có thể suy ra, nếu người bị thiệt hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ không có đơn yêu cầu thì việc xin lỗi công khai và phục hồi danh dự sẽ không diễn ra. Rõ ràng, vừa chưa thể hiện ý thức trách nhiệm của Nhà nước trong thực thi hoạt động công vụ, vừa không phù hợp với bản chất của một nhà nước dân chủ và pháp quyền.
Luật TNBTCNN năm 2017 đã bổ sung 01 điều mới (Điều 57) quy định rất cụ thể về việc Nhà nước chủ động phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại:
“1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường hoặc kể từ ngày có bản án, quyết định quy định tại Điều 55 của Luật này có hiệu lực pháp luật, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người bị thiệt hại về việc Nhà nước tổ chức thực hiện phục hồi danh dự.
2. Trường hợp người bị thiệt hại đồng ý với nội dung trong thông báo thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại thực hiện phục hồi danh dự theo quy định tại Điều 58 và Điều 59 của Luật này”.
Phục hồi danh dự cho người bị oan phải là trách nhiệm công vụ của Nhà nước. Việc chuyển từ quy định phục hồi danh dự theo yêu cầu của người bị thiệt hại sang Nhà nước chủ động phục hồi danh dự là một bước tiến bộ lớn của Luật, thể hiện trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân, thể thể hiện đúng tinh thần của hoạt động phục hồi danh dự, phát huy đầy đủ quyền Hiến định của công dân trong các trường hợp bồi thường nhà nước.
* Thứ tư, về trình tự, thủ tục phục hồi danh dự
Khoản 2, Khoản 3 Điều 51 Luật TNBTCNN năm 2009 quy định về trình tự, thủ tục phục hồi danh dự. Tuy nhiên, do các quy định này chưa cụ thể, rõ ràng dẫn đến dẫn đến việc tổ chức xin lỗi, cải chính công khai được thực hiện không thống nhất, thậm chí hình thức, chiếu lệ nên trong nhiều trường hợp đã gây bức xúc cho người bị thiệt hại và dư luận xã hội. Vì vậy, để việc xin lỗi bảo đảm tính cầu thị, diễn ra trang trọng, lịch sự, Luật TNBTCNN năm 2017 quy định cụ thể trình tự, thủ tục đối với từng hình thức phục hồi danh dự. Cụ thể:
- Đối với hình thức trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai (Điều 58):
“1. Việc tổ chức trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai quy định tại điểm a khoản 1 Điều 56 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý hoặc yêu cầu của người bị thiệt hại về việc phục hồi danh dự quy định tại Điều 41 hoặc Điều 57 của Luật này, Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm tổ chức trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai;
b) Thành phần tham gia buổi trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai bao gồm đại diện lãnh đạo các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan”.
Như vậy, Luật TNBTCNN năm 2017 đã có những sửa đổi quan trọng đối với cách thức thực hiện việc trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai:
+ Rút ngắn thời hạn thực hiện việc tổ chức trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai là 15 ngày thay cho trước đây là 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý hoặc yêu cầu của người bị thiệt hại về việc phục hồi danh dự;
+ Xác định rõ chủ thể có trách nhiệm tổ chức trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai là “Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại” thay cho quy định chung chung “cơ quan có trách nhiệm bồi thường đã thụ lý vụ việc”;
- Đối với hình thức đăng báo xin lỗi và cải chính công khai (Điều 59):
“1. Việc đăng báo xin lỗi và cải chính công khai quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 56 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý hoặc yêu cầu của người bị thiệt hại về việc phục hồi danh dự quy định tại Điều 41 hoặc Điều 57 của Luật này, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại ở trung ương có trách nhiệm đăng báo xin lỗi và cải chính công khai trên 01 tờ báo trung ương và 01 tờ báo địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú trong trường hợp người bị thiệt hại là cá nhân hoặc nơi đặt trụ sở trong trường hợp người bị thiệt hại là pháp nhân thương mại trong 03 số liên tiếp; đăng tải nội dung xin lỗi và cải chính công khai trên Cổng thông tin điện tử (nếu có) của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại;
b) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý hoặc yêu cầu của người bị thiệt hại về việc phục hồi danh dự quy định tại Điều 41 hoặc Điều 57 của Luật này, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại ở địa phương có trách nhiệm đăng báo xin lỗi và cải chính công khai trên 01 tờ báo cấp tỉnh tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú trong trường hợp người bị thiệt hại là cá nhân hoặc nơi đặt trụ sở trong trường hợp người bị thiệt hại là pháp nhân thương mại trong 03 số liên tiếp; đăng tải nội dung xin lỗi và cải chính công khai trên Cổng thông tin điện tử (nếu có) của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại;
c) Ngay sau khi đăng báo xin lỗi và cải chính công khai, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm gửi tờ báo đó tới người bị thiệt hại và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị thiệt hại cư trú trong trường hợp người bị thiệt hại là cá nhân hoặc nơi đặt trụ sở trong trường hợp người bị thiệt hại là pháp nhân thương mại để niêm yết công khai tại trụ sở”.
Luật TNBTCNN năm 2017 quy định cụ thể và rõ ràng hơn về cách thức thực hiện xin lỗi và cải chính công khai trên báo đối với từng đối tượng và từng trường hợp:
+ Quy định về thời hạn thực hiện việc đăng báo xin lỗi và cải chính công khai là 15 ngày thay cho trước đây là 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý hoặc yêu cầu của người bị thiệt hại về việc phục hồi danh dự;
+ Quy định rõ về trách nhiệm đăng báo xin lỗi và cải chính công khai của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại ở trung ương và cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại ở địa phương.
+ Bổ sung quy định: “đăng tải nội dung xin lỗi và cải chính công khai trên Cổng thông tin điện tử (nếu có) của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại;”
+ Bổ sung Khoản c quy định về trách nhiệm của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại phải gửi tờ báo tới các chủ thể có liên quan để họ biết và niêm yết công khai tại trụ sở.
Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 tiếp tục thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng về Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, cụ thể hóa việc bảo vệ các quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp năm 2013, trong đó có quyền được phục hồi danh dự. Luật TNBTCNN năm 2017 đã có những quy định cụ thể về đối tượng, hình thức tiến hành phục hồi danh dự, chủ động phục hồi danh dự và cách thức thực hiện phục hồi danh dự . Với những sửa đổi toàn diện như trên, Luật TNBTCNN năm 2017 đã khắc phục được những bất cập trong Luật TNBTCNN năm 2009 cũng như trong thực tiễn cuộc sống, tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho các cơ quan có trách nhiệm giải quyết bồi thường thực hiện, bảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại./.