Tư tưởng yêu nước Hồ Chí Minh với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay
- Thứ bảy - 01/07/2023 09:50
- In ra
- Đóng cửa sổ này
ThS. Hoàng Thị Thu
Giảng viên Khoa Lý luận cơ sở
Giảng viên Khoa Lý luận cơ sở
Tư tưởng và tình cảm yêu nước Việt Nam - sản phẩm tinh thần cao quý nhất, là một giá trị truyền thống quý báu của dân tộc, một trong những động lực quan trọng dẫn dắt dân tộc Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Yêu nước tuy là mẫu số chung của toàn dân tộc Việt Nam, nhưng độ đậm nhạt, nông sâu của giá trị yêu nước trong mỗi cá nhân con người là khác nhau. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người con của dân tộc, cũng mang trong mình đầy đủ những giá trị cao quý của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Tuy nhiên, với toàn bộ tình cảm, trí tuệ thiên tài, phẩm chất, nhân cách, đặc biệt là cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi của Hồ Chí Minh đã hình thành nên những nét độc đáo, đặc sắc riêng có của Người, tạo nên tư tưởng yêu nước Hồ Chí Minh. Tư tưởng yêu nước Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về vấn yêu nước Việt Nam. Trong phạm vi bài viết, tác giả chỉ đề cập đến khía cạnh “yêu nước gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc”.
1. “Yêu nước phải yêu cội nguồn dân tộc, bảo tồn văn hóa dân tộc” - nội dung quan trọng trong tư tưởng yêu nước Hồ Chí Minh
Văn hóa dân tộc Việt Nam là thành quả hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, nhiều hy sinh gian khổ, nhưng hết sức vẻ vang của cả dân tộc Việt Nam. Tinh thần yêu nước được coi là một trong những giá trị cốt lõi, xuyên suốt đối với sự phát triển của xã hội, làm nên nét nổi bật đặc trưng của văn hóa Việt Nam. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước không chỉ là yêu Tổ quốc và nhân dân, coi việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc, thực dân, giải phóng dân tộc, mang lại độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân là lòng yêu nước chân chính, sâu sắc, triệt để; mà yêu nước còn gắn liền với việc nâng niu, giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo tồn văn hóa của dân tộc.
Theo Người, yêu nước phải biết trân trọng, kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về việc kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc như truyền thống yêu nước, đoàn kết, nhân ái, lạc quan yêu đời… Chẳng vậy mà, khi tôn vinh Người là danh nhân văn hóa kiệt xuất và Anh hùng giải phóng dân tộc, tổ chức UNESCO đã ghi nhận: Nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí minh là kết tinh của truyền thống văn hóa ngàn năm của dân tộc Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau…
Trải dài theo dòng chảy của lịch sử dân tộc là những cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta và chúng ta có quyền tự hào vì những trang sử vẻ vang thời đại Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Quang Trung - những vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc anh hùng. Thấu hiểu sâu sắc những giá trị lịch sử, văn hóa dân tộc, Hồ Chí Minh căn dặn: “Dân ta phải biết sử ta,/Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”[1]. Người cho rằng thấu hiểu lịch sử là rất quan trọng, bởi “sử dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên”. Nhờ hiểu được lịch sử, mà con người càng thấy rõ hơn những giá trị bền vững tạo nên bản sắc dân tộc, ngày càng yêu nước hơn.
Trân trọng những giá trị truyền thống của dân tộc, nên khi đề ra chủ trương xây dựng đời sống mới, Hồ Chí Minh đã lưu ý: Đời sống mới không phải cái gì cũ cũng bỏ hết… Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ… Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý… Cái gì cũ mà tốt, thì phải phát triển thêm [2]. Như vậy, ở Hồ Chí Minh, giữ gìn vốn văn hóa quý báu của dân tộc, xây dựng đời sống mới đã bao hàm cả yếu tố kế thừa, chọn lọc và phát triển; kế thừa những cái “cũ mà tốt”, sửa đổi những cái “cũ mà phiền phức”, phát triển những cái “cũ mà tốt”, phải triệt để làm những cái mới và hay, phải tẩy sạch những gì văn hóa nô dịch của thực dân để lại. Người cho rằng “Càng thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin bao nhiêu thì càng phải coi trọng những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cha ông bấy nhiêu”. Yêu nước là phải biết trân trọng, giữ gìn và phát triển những giá trị văn hóa phong phú của dân tộc. Người nói: “Nghệ thuật của cha ông ta hay lắm, tốt lắm! Cố mà giữ gìn”, “Làm công tác văn nghệ mà không tìm hiểu sâu vốn của dân tộc thì không làm được lâu”. Bản thân Người cũng thuộc nhiều những câu hò, lời ca, điệu ví, am hiểu cả âm nhạc, dân ca, thơ cổ điển… Trân trọng truyền thống văn hóa của dân tộc, nên Người coi “dân tộc” là một trong ba tính chất của nền văn hóa cách mạng – nền văn hóa mang tính Dân tộc - Khoa học - Đại chúng.
Giữ gìn và phát huy những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc là cần thiết, nhưng chưa đủ. Giữ gìn, phát huy phải đi đôi với đấu tranh bảo vệ văn hóa dân tộc. Cả cuộc đời cách mạng của Hồ Chí Minh là cuộc đấu tranh chống thực dân, đồng thời cũng là cuộc đấu tranh để bảo vệ văn hóa và chống lại phản văn hóa. Người kịch liệt lên án nền giáo dục thực dân chỉ nhằm “đần độn hóa”, đày đọa người bản xứ, làm cho thế hệ thanh niên ngày càng chìm đắm, xa rời niềm tự tôn dân tộc. Thông qua Lời than vãn của Bà Trưng Trắc, Người phê phán vua Khải Định đã quên cả những phong tục của tổ tiên, mãi để “nhân dân ngập mãi trong vũng lầy dốt nát và tôi đòi khốn nạn”.
Nhận thức sâu sắc rằng, ngôn ngữ có vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc, là nhân tố đảm bảo sự phát triển và ổn định của mỗi quốc gia, dân tộc, đồng thời, ngôn ngữ cũng góp phần quan trọng trong việc kế thừa và bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm bảo vệ tiếng nói của dân tộc, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Người cho rằng, ta có tiếng nói của ta mà không dùng, lại thích dùng tiếng nước ngoài là mang đầu óc nô lệ. Từ đó, Người đặt ra một yêu cầu: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó nhằm làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp”[3]. Bởi theo Người, mất tiếng nói dân tộc là mất hết.
Trong khi nhấn mạnh giữ gìn, phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, Hồ Chí Minh không tách rời việc tiếp thu những cái mới của văn hóa tiến bộ trên thế giới. Tại diễn đàn Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất năm 1946, Hồ Chí Minh đã nói: “Cái gì tốt của Đông phương hay Tây phương ta phải học lấy để tạo nên một nền văn hóa Việt Nam” và “Mình có thể bắt chước những cái hay của bất kỳ nước nào ở Âu, Mỹ nhưng điều cốt yếu là sáng tác. Mình đã hưởng cái hay của người thì mình cũng có cái hay cho người ta hưởng. Mình đừng chịu vay mà không trả”. Có thể thấy một điều rằng, nếu trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, thì trong sự nghiệp văn hóa Người đã kết hợp nhuần nhuyễn đến kỳ lạ yếu tố văn hóa truyền thống dân tộc và văn hóa nhân loại.
Khi những giá trị truyền thống tốt đẹp của văn hóa là sức sống bên trong của từng dân tộc, thì việc trân trọng, giữ gìn và phát huy nó chính là bảo vệ dân tộc khỏi sự vong thân, tha hóa. Đó cũng là cách thể hiện tình yêu của mỗi người đối với quê hương, đất nước mình. Chính xuất phát từ tinh thần yêu nước theo định hướng của tư tưởng yêu nước Hồ Chí Minh, những giá trị bền vững - yêu nước, nhân ái, khoan dung, hòa nhập, trọng đạo đức - nhân nghĩa và thanh cao, giản dị… - của nền văn hóa Việt Nam được giữ gìn, phát huy và ngày càng phát triển. Tư tưởng yêu nước Hồ Chí Minh luôn là động lực to lớn để chúng ta tiến kịp các nước, để nhân dân ta được hạnh phúc, văn hóa ngày càng phát triển, lý tưởng xã hội chủ nghĩa được thực hiện. Động lực tinh thần cao quý đó đã được phát huy trong suốt diều dài lịch sử dân tộc và tiếp tục sẻ được khơi dậy, phát huy trong tình hình mới.
2. Phát huy tinh thần yêu nước Hồ Chí Minh nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay
Bản sắc văn hóa dân tộc có thể được hiểu “là tổng thể những giá trị bền vững, những tinh hoa văn hóa vật chất và tinh thần làm nên sắc thái riêng của một dân tộc trong lịch sử và trong phát triển”. Nói đến bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đã chỉ rõ: “Bản sắc dân tộc bao gồm những giá tri bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống… Bản sắc văn hóa dân tộc còn đậm nét cả trong các hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo”.
Từ xưa đến nay, bản sắc văn hóa dân tộc luôn là nhân tố quan trọng làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng người Việt Nam chiến thắng mọi kẻ thù, xây dựng và phát triển đất nước. Trong quá trình đó, bản sắc văn hóa không phải là cái bất biến mà nó liên tục được bổ sung và phát triển cùng với quá trình đi lên dân tộc. Chính vì vậy, trách nhiệm của mỗi người Việt Nam yêu nước là giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc trong nền văn hóa nước nhà. Nhận thức sâu sắc vấn đề này, trong suốt chặng đường hơn 90 năm lãnh đạo nhân dân tiến hành thắng lợi sự nghiệp cách mạng của dân tộc, Đảng ta luôn quan tâm đến sự phát triển của văn hóa, đã ra nhiều chỉ thị, nghị quyết nhằm động viên tối đa nguồn lực nội sinh và ngoại sinh để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc: Ngay từ khi chưa giành được độc lập cho dân tộc, trong Đề cương văn hóa Việt Nam, Đảng đã chủ trương phát triển văn hóa với ba định hướng lớn: Dân tộc - Khoa học - Đại chúng; Tiếp đến, trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Đảng nhấn mạnh việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) đã chỉ rõ: “Phương hướng chung của sự nghiệp văn hóa nước ta là phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại…”[4] và “giữ gìn bản sắc dân tộc phải đi liền với chống lạc hậu, lỗi thời trong phong tục, tập quán, lề thói cũ…”[5]; Gần đây nhất, trong Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, vấn đề bảo vệ bản sắc dân tộc, xây dựng, phát triển văn hóa, con người được xác định là một trong các định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030: “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc”[6]. Tất cả đều minh chứng rằng, giữ gìn bản sắc dân tộc của văn hóa luôn là một chủ trương nhất quán của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Hiển nhiên, phát huy sức mạnh tinh thần yêu nước Hồ Chí Minh gắn với xây dựng, giữ gìn bản sắc dân tộc nền văn hóa Việt Nam trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng ta. Điều này càng trở nên quan trọng hơn trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, sự giao lưu, giao thoa, tiếp biến diễn ra trên mọi mặt, lĩnh vực của văn hóa. Việc mở rộng các quan hệ giao lưu, hợp tác về văn hóa tạo ra cơ hội để văn hóa Việt Nam tiếp nhận được những thành tựu mới của văn minh nhân loại, làm phong phú thêm cho văn hóa dân tộc mình, rút ngắn khoảng cách của chúng ta với thế giới. Tuy nhiên, quá trình đó không chỉ diễn ra theo chiều thuận, mà còn cả chiều nghịch. Hiện nay, cùng với quá trình toàn cầu hóa, là sự xuất hiện của hiện tượng đồng hóa văn hóa dưới sức ép của quyền lực nước lớn muốn áp đặt văn hóa và hệ thống tư tưởng của mình lên các quốc gia khác trên phạm vi toàn cầu. Nếu không có một bản lĩnh, một chiến lược văn hóa đúng đắn thì việc giao lưu đó sẽ dẫn đến nguy cơ phụ thuộc, đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Vậy, làm thế nào để “hòa nhập mà không hòa tan”, để không đánh mất cái cốt lõi, cái bản sắc của mình mà vẫn chọn lọc, tiếp nhận được các giá trị văn hóa tiến bộ của nhân loại?
Trước hết, đòi hỏi mỗi một người Việt Nam yêu nước phải làm tốt việc giới thiệu văn hóa, đất nước và con người Việt Nam ra thế giới, khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc và làm cho bạn bè năm châu ngày càng nhận thức rõ hơn: Việt Nam không chỉ đang phát triển, anh dũng, kiên cường trong chiến tranh khốc liệt chống thực dân, đế quốc và bảo vệ Tổ quốc, mà Việt Nam còn là một đất nước, một dân tộc, từ cội nguồn văn hóa lâu đời của mình, luôn thấu hiểu sâu sắc ý nghĩa và giá trị nhân văn của hòa bình, của độc lập, tự do. Mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa là phải giới thiệu những giá trị đó ra thế giới. Muốn làm được điều này, chúng ta cần phải tăng cường quảng bá về đất nước và con người Việt Nam, việc này cần được tiến hành ở cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Ngoài việc quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước, hoặc thông qua việc tổ chức các lễ hội, sự kiện văn hóa, du lịch ở trong và ngoài nước, thì hiện nay chúng ta cần có nhiều hình thức và các công trình nghiên cứu phản ánh được bề dày của lịch sử và truyền thống, của bản sắc văn hóa Việt Nam để bạn bè thế giới có thể cảm nhận được những kỳ diệu của đất nước Việt Nam.
Trong mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa, cần chú ý tiếp thu có chọn lọc các giá trị khoa học nhân văn, tiến bộ của thế giới. Phổ biến những kinh nghiệm tốt xây dựng và phát triển văn hóa của các nước theo như tinh thần của Hồ Chí Minh: để Việt Nam có thể sánh vai với các cường quốc năm châu, thì có cái gì tốt, cái gì hay của văn hóa Đông phương hay Tây phương thì ta phải học lấy để làm giàu cho văn hóa Việt Nam. Trong quá trình đó, phải lấy bản sắc văn hóa dân tộc làm nền tảng, làm bản lĩnh, “bộ lọc” cho mỗi người dân Việt Nam, làm tăng sức đề kháng để không bị choáng ngợp, lóa mắt trước những cuộc “xâm lăng mềm” về văn hóa. Lịch sử đã chứng minh, nếu sức đề kháng văn hóa non nớt, yếu kém sẽ là mảnh đất màu mỡ cho các “vi rút văn hóa” độc hại có cơ hội nảy sinh, lây lan, làm xói mòn tâm hồn, cốt cách văn hóa dân tộc; ngược lại, nếu sức đề kháng văn hóa mạnh mẽ sẽ góp phần làm cho văn hóa Việt Nam không những giữ gìn được cội nguồn, bản sắc của mình, mà còn có thể đẩy lùi, loại bỏ được các tạp chất gây hại cho môi trường văn hóa dân tộc.
Phát huy tinh thần yêu nước Hồ Chí Minh nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa hiện nay, đòi hỏi chúng ta phải đấu tranh ngăn ngừa sự xâm nhập các sản phẩm văn hóa phẩm phản động, đồi trụy. Để giải quyết được vấn đề này, chúng ta phải trở về với tư tưởng Hồ Chí Minh: xây dựng văn hóa trước hết là xây dựng con người, đó phải là những con người được bồi dưỡng, giáo dục đầy đủ trên tất cả các mặt tư tưởng, đạo đức, lối sống, tri thức. Khi con người được trang bị bằng những tư tưởng văn hóa khoa học, hiện đại mới có thể dễ dàng phân biệt được cái gì thực sự là “chân, thiện, mỹ”, mới có bộ lọc tốt để chọn cái tốt, bỏ cái xấu, nhận cái hay bỏ cái dở. Chỉ với những con người như thế, chúng ta mới có thể xây dựng thành công một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, mới đủ sức đưa nước nhà hòa nhập được vào trào lưu phát triển mạnh mẽ của nhân loại trong thế kỷ XXI.
Tóm lại, trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, không một quốc gia có thể phát triển trong sự tách biệt với thế giới. Giao lưu về văn hóa giữa các nước đang diễn ra hết sức sôi động. Nếu không có một bản lĩnh vững vàng thì việc giao lưu đó sẽ dẫn đến nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Để mở rộng giao lưu, hội nhập mà không làm mất đi bản sắc của mình, chúng ta phải trở về với tư tưởng yêu nước Hồ Chí Minh - “yêu nước phải yêu cội nguồn dân tộc, bảo tồn văn hóa dân tộc”. Dưới ánh sáng tư tưởng của Người, chúng ta tin chắc rằng, với tinh thần yêu nước nồng cháy, các thế hệ người Việt Nam nhất định sẽ bảo vệ, kế thừa và phát triển lên một tầm cao mới các giá trị văn hóa mà ông cha để lại, để văn hóa thực sự trở thành nguồn lực nội sinh, là“sức mạnh mềm” để thúc đẩy quá trình phát triển nhanh và bền vững đất nước đúng theo tinh thần của Đại hội XIII./.
----------
Tài liệu tham khảo
[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, t.3, tr.255.
[2] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, t.5, tr.112-113.
[3] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, t.13, tr.465.
[4] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2015, t.57, tr.303.
[5] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2015, t.57, tr.305.
[6] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2021, t.2, tr.330.
1. “Yêu nước phải yêu cội nguồn dân tộc, bảo tồn văn hóa dân tộc” - nội dung quan trọng trong tư tưởng yêu nước Hồ Chí Minh
Văn hóa dân tộc Việt Nam là thành quả hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, nhiều hy sinh gian khổ, nhưng hết sức vẻ vang của cả dân tộc Việt Nam. Tinh thần yêu nước được coi là một trong những giá trị cốt lõi, xuyên suốt đối với sự phát triển của xã hội, làm nên nét nổi bật đặc trưng của văn hóa Việt Nam. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước không chỉ là yêu Tổ quốc và nhân dân, coi việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc, thực dân, giải phóng dân tộc, mang lại độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân là lòng yêu nước chân chính, sâu sắc, triệt để; mà yêu nước còn gắn liền với việc nâng niu, giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo tồn văn hóa của dân tộc.
Theo Người, yêu nước phải biết trân trọng, kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về việc kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc như truyền thống yêu nước, đoàn kết, nhân ái, lạc quan yêu đời… Chẳng vậy mà, khi tôn vinh Người là danh nhân văn hóa kiệt xuất và Anh hùng giải phóng dân tộc, tổ chức UNESCO đã ghi nhận: Nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí minh là kết tinh của truyền thống văn hóa ngàn năm của dân tộc Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau…
Trải dài theo dòng chảy của lịch sử dân tộc là những cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta và chúng ta có quyền tự hào vì những trang sử vẻ vang thời đại Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Quang Trung - những vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc anh hùng. Thấu hiểu sâu sắc những giá trị lịch sử, văn hóa dân tộc, Hồ Chí Minh căn dặn: “Dân ta phải biết sử ta,/Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”[1]. Người cho rằng thấu hiểu lịch sử là rất quan trọng, bởi “sử dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên”. Nhờ hiểu được lịch sử, mà con người càng thấy rõ hơn những giá trị bền vững tạo nên bản sắc dân tộc, ngày càng yêu nước hơn.
Trân trọng những giá trị truyền thống của dân tộc, nên khi đề ra chủ trương xây dựng đời sống mới, Hồ Chí Minh đã lưu ý: Đời sống mới không phải cái gì cũ cũng bỏ hết… Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ… Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý… Cái gì cũ mà tốt, thì phải phát triển thêm [2]. Như vậy, ở Hồ Chí Minh, giữ gìn vốn văn hóa quý báu của dân tộc, xây dựng đời sống mới đã bao hàm cả yếu tố kế thừa, chọn lọc và phát triển; kế thừa những cái “cũ mà tốt”, sửa đổi những cái “cũ mà phiền phức”, phát triển những cái “cũ mà tốt”, phải triệt để làm những cái mới và hay, phải tẩy sạch những gì văn hóa nô dịch của thực dân để lại. Người cho rằng “Càng thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin bao nhiêu thì càng phải coi trọng những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cha ông bấy nhiêu”. Yêu nước là phải biết trân trọng, giữ gìn và phát triển những giá trị văn hóa phong phú của dân tộc. Người nói: “Nghệ thuật của cha ông ta hay lắm, tốt lắm! Cố mà giữ gìn”, “Làm công tác văn nghệ mà không tìm hiểu sâu vốn của dân tộc thì không làm được lâu”. Bản thân Người cũng thuộc nhiều những câu hò, lời ca, điệu ví, am hiểu cả âm nhạc, dân ca, thơ cổ điển… Trân trọng truyền thống văn hóa của dân tộc, nên Người coi “dân tộc” là một trong ba tính chất của nền văn hóa cách mạng – nền văn hóa mang tính Dân tộc - Khoa học - Đại chúng.
Giữ gìn và phát huy những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc là cần thiết, nhưng chưa đủ. Giữ gìn, phát huy phải đi đôi với đấu tranh bảo vệ văn hóa dân tộc. Cả cuộc đời cách mạng của Hồ Chí Minh là cuộc đấu tranh chống thực dân, đồng thời cũng là cuộc đấu tranh để bảo vệ văn hóa và chống lại phản văn hóa. Người kịch liệt lên án nền giáo dục thực dân chỉ nhằm “đần độn hóa”, đày đọa người bản xứ, làm cho thế hệ thanh niên ngày càng chìm đắm, xa rời niềm tự tôn dân tộc. Thông qua Lời than vãn của Bà Trưng Trắc, Người phê phán vua Khải Định đã quên cả những phong tục của tổ tiên, mãi để “nhân dân ngập mãi trong vũng lầy dốt nát và tôi đòi khốn nạn”.
Nhận thức sâu sắc rằng, ngôn ngữ có vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc, là nhân tố đảm bảo sự phát triển và ổn định của mỗi quốc gia, dân tộc, đồng thời, ngôn ngữ cũng góp phần quan trọng trong việc kế thừa và bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm bảo vệ tiếng nói của dân tộc, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Người cho rằng, ta có tiếng nói của ta mà không dùng, lại thích dùng tiếng nước ngoài là mang đầu óc nô lệ. Từ đó, Người đặt ra một yêu cầu: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó nhằm làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp”[3]. Bởi theo Người, mất tiếng nói dân tộc là mất hết.
Trong khi nhấn mạnh giữ gìn, phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, Hồ Chí Minh không tách rời việc tiếp thu những cái mới của văn hóa tiến bộ trên thế giới. Tại diễn đàn Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất năm 1946, Hồ Chí Minh đã nói: “Cái gì tốt của Đông phương hay Tây phương ta phải học lấy để tạo nên một nền văn hóa Việt Nam” và “Mình có thể bắt chước những cái hay của bất kỳ nước nào ở Âu, Mỹ nhưng điều cốt yếu là sáng tác. Mình đã hưởng cái hay của người thì mình cũng có cái hay cho người ta hưởng. Mình đừng chịu vay mà không trả”. Có thể thấy một điều rằng, nếu trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, thì trong sự nghiệp văn hóa Người đã kết hợp nhuần nhuyễn đến kỳ lạ yếu tố văn hóa truyền thống dân tộc và văn hóa nhân loại.
Khi những giá trị truyền thống tốt đẹp của văn hóa là sức sống bên trong của từng dân tộc, thì việc trân trọng, giữ gìn và phát huy nó chính là bảo vệ dân tộc khỏi sự vong thân, tha hóa. Đó cũng là cách thể hiện tình yêu của mỗi người đối với quê hương, đất nước mình. Chính xuất phát từ tinh thần yêu nước theo định hướng của tư tưởng yêu nước Hồ Chí Minh, những giá trị bền vững - yêu nước, nhân ái, khoan dung, hòa nhập, trọng đạo đức - nhân nghĩa và thanh cao, giản dị… - của nền văn hóa Việt Nam được giữ gìn, phát huy và ngày càng phát triển. Tư tưởng yêu nước Hồ Chí Minh luôn là động lực to lớn để chúng ta tiến kịp các nước, để nhân dân ta được hạnh phúc, văn hóa ngày càng phát triển, lý tưởng xã hội chủ nghĩa được thực hiện. Động lực tinh thần cao quý đó đã được phát huy trong suốt diều dài lịch sử dân tộc và tiếp tục sẻ được khơi dậy, phát huy trong tình hình mới.
2. Phát huy tinh thần yêu nước Hồ Chí Minh nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay
Bản sắc văn hóa dân tộc có thể được hiểu “là tổng thể những giá trị bền vững, những tinh hoa văn hóa vật chất và tinh thần làm nên sắc thái riêng của một dân tộc trong lịch sử và trong phát triển”. Nói đến bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đã chỉ rõ: “Bản sắc dân tộc bao gồm những giá tri bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống… Bản sắc văn hóa dân tộc còn đậm nét cả trong các hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo”.
Từ xưa đến nay, bản sắc văn hóa dân tộc luôn là nhân tố quan trọng làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng người Việt Nam chiến thắng mọi kẻ thù, xây dựng và phát triển đất nước. Trong quá trình đó, bản sắc văn hóa không phải là cái bất biến mà nó liên tục được bổ sung và phát triển cùng với quá trình đi lên dân tộc. Chính vì vậy, trách nhiệm của mỗi người Việt Nam yêu nước là giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc trong nền văn hóa nước nhà. Nhận thức sâu sắc vấn đề này, trong suốt chặng đường hơn 90 năm lãnh đạo nhân dân tiến hành thắng lợi sự nghiệp cách mạng của dân tộc, Đảng ta luôn quan tâm đến sự phát triển của văn hóa, đã ra nhiều chỉ thị, nghị quyết nhằm động viên tối đa nguồn lực nội sinh và ngoại sinh để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc: Ngay từ khi chưa giành được độc lập cho dân tộc, trong Đề cương văn hóa Việt Nam, Đảng đã chủ trương phát triển văn hóa với ba định hướng lớn: Dân tộc - Khoa học - Đại chúng; Tiếp đến, trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Đảng nhấn mạnh việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) đã chỉ rõ: “Phương hướng chung của sự nghiệp văn hóa nước ta là phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại…”[4] và “giữ gìn bản sắc dân tộc phải đi liền với chống lạc hậu, lỗi thời trong phong tục, tập quán, lề thói cũ…”[5]; Gần đây nhất, trong Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, vấn đề bảo vệ bản sắc dân tộc, xây dựng, phát triển văn hóa, con người được xác định là một trong các định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030: “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc”[6]. Tất cả đều minh chứng rằng, giữ gìn bản sắc dân tộc của văn hóa luôn là một chủ trương nhất quán của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Hiển nhiên, phát huy sức mạnh tinh thần yêu nước Hồ Chí Minh gắn với xây dựng, giữ gìn bản sắc dân tộc nền văn hóa Việt Nam trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng ta. Điều này càng trở nên quan trọng hơn trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, sự giao lưu, giao thoa, tiếp biến diễn ra trên mọi mặt, lĩnh vực của văn hóa. Việc mở rộng các quan hệ giao lưu, hợp tác về văn hóa tạo ra cơ hội để văn hóa Việt Nam tiếp nhận được những thành tựu mới của văn minh nhân loại, làm phong phú thêm cho văn hóa dân tộc mình, rút ngắn khoảng cách của chúng ta với thế giới. Tuy nhiên, quá trình đó không chỉ diễn ra theo chiều thuận, mà còn cả chiều nghịch. Hiện nay, cùng với quá trình toàn cầu hóa, là sự xuất hiện của hiện tượng đồng hóa văn hóa dưới sức ép của quyền lực nước lớn muốn áp đặt văn hóa và hệ thống tư tưởng của mình lên các quốc gia khác trên phạm vi toàn cầu. Nếu không có một bản lĩnh, một chiến lược văn hóa đúng đắn thì việc giao lưu đó sẽ dẫn đến nguy cơ phụ thuộc, đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Vậy, làm thế nào để “hòa nhập mà không hòa tan”, để không đánh mất cái cốt lõi, cái bản sắc của mình mà vẫn chọn lọc, tiếp nhận được các giá trị văn hóa tiến bộ của nhân loại?
Trước hết, đòi hỏi mỗi một người Việt Nam yêu nước phải làm tốt việc giới thiệu văn hóa, đất nước và con người Việt Nam ra thế giới, khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc và làm cho bạn bè năm châu ngày càng nhận thức rõ hơn: Việt Nam không chỉ đang phát triển, anh dũng, kiên cường trong chiến tranh khốc liệt chống thực dân, đế quốc và bảo vệ Tổ quốc, mà Việt Nam còn là một đất nước, một dân tộc, từ cội nguồn văn hóa lâu đời của mình, luôn thấu hiểu sâu sắc ý nghĩa và giá trị nhân văn của hòa bình, của độc lập, tự do. Mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa là phải giới thiệu những giá trị đó ra thế giới. Muốn làm được điều này, chúng ta cần phải tăng cường quảng bá về đất nước và con người Việt Nam, việc này cần được tiến hành ở cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Ngoài việc quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước, hoặc thông qua việc tổ chức các lễ hội, sự kiện văn hóa, du lịch ở trong và ngoài nước, thì hiện nay chúng ta cần có nhiều hình thức và các công trình nghiên cứu phản ánh được bề dày của lịch sử và truyền thống, của bản sắc văn hóa Việt Nam để bạn bè thế giới có thể cảm nhận được những kỳ diệu của đất nước Việt Nam.
Trong mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa, cần chú ý tiếp thu có chọn lọc các giá trị khoa học nhân văn, tiến bộ của thế giới. Phổ biến những kinh nghiệm tốt xây dựng và phát triển văn hóa của các nước theo như tinh thần của Hồ Chí Minh: để Việt Nam có thể sánh vai với các cường quốc năm châu, thì có cái gì tốt, cái gì hay của văn hóa Đông phương hay Tây phương thì ta phải học lấy để làm giàu cho văn hóa Việt Nam. Trong quá trình đó, phải lấy bản sắc văn hóa dân tộc làm nền tảng, làm bản lĩnh, “bộ lọc” cho mỗi người dân Việt Nam, làm tăng sức đề kháng để không bị choáng ngợp, lóa mắt trước những cuộc “xâm lăng mềm” về văn hóa. Lịch sử đã chứng minh, nếu sức đề kháng văn hóa non nớt, yếu kém sẽ là mảnh đất màu mỡ cho các “vi rút văn hóa” độc hại có cơ hội nảy sinh, lây lan, làm xói mòn tâm hồn, cốt cách văn hóa dân tộc; ngược lại, nếu sức đề kháng văn hóa mạnh mẽ sẽ góp phần làm cho văn hóa Việt Nam không những giữ gìn được cội nguồn, bản sắc của mình, mà còn có thể đẩy lùi, loại bỏ được các tạp chất gây hại cho môi trường văn hóa dân tộc.
Phát huy tinh thần yêu nước Hồ Chí Minh nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa hiện nay, đòi hỏi chúng ta phải đấu tranh ngăn ngừa sự xâm nhập các sản phẩm văn hóa phẩm phản động, đồi trụy. Để giải quyết được vấn đề này, chúng ta phải trở về với tư tưởng Hồ Chí Minh: xây dựng văn hóa trước hết là xây dựng con người, đó phải là những con người được bồi dưỡng, giáo dục đầy đủ trên tất cả các mặt tư tưởng, đạo đức, lối sống, tri thức. Khi con người được trang bị bằng những tư tưởng văn hóa khoa học, hiện đại mới có thể dễ dàng phân biệt được cái gì thực sự là “chân, thiện, mỹ”, mới có bộ lọc tốt để chọn cái tốt, bỏ cái xấu, nhận cái hay bỏ cái dở. Chỉ với những con người như thế, chúng ta mới có thể xây dựng thành công một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, mới đủ sức đưa nước nhà hòa nhập được vào trào lưu phát triển mạnh mẽ của nhân loại trong thế kỷ XXI.
Tóm lại, trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, không một quốc gia có thể phát triển trong sự tách biệt với thế giới. Giao lưu về văn hóa giữa các nước đang diễn ra hết sức sôi động. Nếu không có một bản lĩnh vững vàng thì việc giao lưu đó sẽ dẫn đến nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Để mở rộng giao lưu, hội nhập mà không làm mất đi bản sắc của mình, chúng ta phải trở về với tư tưởng yêu nước Hồ Chí Minh - “yêu nước phải yêu cội nguồn dân tộc, bảo tồn văn hóa dân tộc”. Dưới ánh sáng tư tưởng của Người, chúng ta tin chắc rằng, với tinh thần yêu nước nồng cháy, các thế hệ người Việt Nam nhất định sẽ bảo vệ, kế thừa và phát triển lên một tầm cao mới các giá trị văn hóa mà ông cha để lại, để văn hóa thực sự trở thành nguồn lực nội sinh, là“sức mạnh mềm” để thúc đẩy quá trình phát triển nhanh và bền vững đất nước đúng theo tinh thần của Đại hội XIII./.
----------
Tài liệu tham khảo
[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, t.3, tr.255.
[2] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, t.5, tr.112-113.
[3] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, t.13, tr.465.
[4] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2015, t.57, tr.303.
[5] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2015, t.57, tr.305.
[6] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2021, t.2, tr.330.