Thực tiễn về thực hiện quyền thụ hưởng của công dân theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 tại tỉnh Quảng Trị
- Thứ năm - 18/01/2024 13:31
- In ra
- Đóng cửa sổ này
ThS. Nguyễn Thị Diệu Hằng
Khoa Nhà nước và pháp luật
Khoa Nhà nước và pháp luật
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định: “Thực hiện đúng đắn, hiệu quả dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, đặc biệt là dân chủ ở cơ sở. Thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”[1]. Nhằm thể hóa chủ trương của Đảng, ngày 10/11/2022, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2023. Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 không chỉ khắc phục những hạn chế của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007 mà còn cụ thể hóa quyền làm chủ của Nhân dân góp phần đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
Điểm mới nổi bật trong Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 là những nội dung về quyền thụ hưởng của công dân. Cụ thể tại Điều 7 quy định công dân:
“1. Được Nhà nước và pháp luật công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Được bảo đảm thực hiện các quyền về thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Được thông tin đầy đủ, kịp thời về các quyền và lợi ích hợp pháp, chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội theo quy định của pháp luật và quyết định của chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức ở nơi mình cư trú, công tác, làm việc.
3. Được thụ hưởng thành quả đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, chế độ an sinh xã hội, sự an toàn, ổn định của đất nước, của địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng lao động và kết quả thực hiện dân chủ ở nơi mình cư trú, công tác, làm việc.
4. Được tạo điều kiện để tham gia học tập, công tác, lao động, sản xuất, kinh doanh, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của bản thân, gia đình và cộng đồng.”
Quyền thụ hưởng của công dân hướng đến tất cả các thành viên trong xã hội không phân biệt tầng lớp, giai cấp, thành phần xã hội đều bình đẳng và công bằng trong việc hưởng thụ những thành quả của quá trình phát triển đất nước. Từ chính lợi ích đó tạo thành động lực thúc đẩy mọi người cùng hăng hái lao động, học tập, phấn đấu, cống hiến cho sự phát triển chung, vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của bản thân, gia đình và xã hội.
Để đảm bảo thực thi quyền thụ hưởng của công dân, Luật cũng quy định rõ mọi công dân đều được tạo điều kiện thuận lợi để tham gia học tập, công tác, lao động, sản xuất, kinh doanh, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của bản thân, gia đình và cộng đồng.
Đặc biệt, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 đã thể hóa nội dung của định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030 tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đó là “quan tâm đến mọi người dân, bảo đảm chính sách lao động, việc làm, thu nhập, thực hiện tốt phúc lợi xã hội, an sinh xã hội. Không ngừng cải thiện toàn diện đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.”[2]
Năm 2023, theo Báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hộị, tỉnh Quảng Trị đã phân bổ 1.063,065 kg gạo từ nguồn dự trữ quốc gia để hỗ trợ cho Nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão, thực hiện công tác hỗ trợ gạo cho Nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão đúng chế độ, đúng thời gian, đúng đối tượng, đúng định mức phân bổ. Thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách, đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo chu đáo đời sống vật chất và tinh thần các tầng lớp Nhân dân, nhất là người có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn, hộ nghèo, người dân bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, miền núi và hải đảo để người dân đón Tết Nguyên đán Quý Mão an toàn, lành mạnh, đầm ấm.[3]
Đồng thời, tỉnh Quảng Trị trao tặng 37.007 suất quà của Chủ tịch nước, của Tỉnh cho những người có công và gia đình của họ với tổng kinh phí quà tặng là 13.894 triệu đồng. Triển khai thực hiện các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” trên địa bàn tỉnh như: tổ chức thăm hỏi, trao tặng 33.431 suất quà đến người có công với cách mạng với tổng kinh phí là 12.647 triệu đồng; hỗ trợ xây dựng mới và sửa chữa 61 nhà tình nghĩa với tổng kinh phí là 2.665 triệu đồng; trao tặng 04 sổ tiết kiệm với tổng giá trị là 40 triệu đồng (bình quân 10 triệu đồng/sổ).
Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ việc làm cho các đối tượng là người đồng bào dân tộc thiểu số; người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo; lực lượng vũ trang xuất ngũ; thân nhân người có công với cách mạng. Bên cạnh đó, tỉnh đã tổ chức tư vấn, phổ biến chính sách pháp luật về lao động, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, an toàn vệ sinh lao động, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Tư vấn, cung ứng, giới thiệu việc làm trong tỉnh, trong nước, nước ngoài; tổ chức đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ, giới thiệu học nghề cho người lao động. Quan tâm giải quyết việc làm cho lao động miền núi, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số gắn với 03 Chương trình mục tiêu quốc gia.
Ngoài ra. công tác tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện người lao động trước khi đưa người lao động đi làm việc ở ngoài nước được tăng cường và đổi mới. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động khi làm việc ở ngoài nước đồng thời hỗ trợ giải quyết việc làm khi người lao động hết hạn hợp đồng, về nước làm việc. Kết quả giải quyết việc làm tính đến ngày 15/9/2023 là 12.817 lượt lao động (đạt 106,8% kế hoạch). Trong đó làm việc trong tỉnh là 5.492 lượt lao động; làm việc ngoài tỉnh là 5.361 lượt lao động; làm việc ở nước ngoài là 1.964 lao động, trong đó đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là 1.941 lao động, chia theo các thị trường như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và các thị trường khác.
Những kết quả đạt được trên đây trong việc thực hiện chính sách phúc lợi xã hội, an sinh xã hội đã tác động tích cực trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm bảo đảm Nhân dân được hưởng thụ ngày một tốt hơn thành quả của sự nghiệp đổi mới, của quá trình xây dựng nước Việt Nam phát triển theo định hướng chủ nghĩa xã hội.
Để nội dung về quyền thụ hưởng của công dân tại Điều 7 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 được thực hiện một cách hiệu quả, thực chất, có chiều sâu thì “mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của Nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu.”[4] Thực hiện kết hợp chặt chẽ, song hành giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hội, tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm phúc lợi xã hội, an sinh xã hội “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Đặc biệt, phát triển thị trường lao động lành mạnh, đồng bộ, hiện đại và hội nhập, quan tâm giải quyết việc làm cho thanh niên, lao động trung niên, lao động yếu thế và lao động nữ. Đây là nền tảng nhằm xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa tầng, toàn diện, góp phần phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro giúp người dân chủ động đảm bảo cuộc sống, không rơi vào hoàn cảnh khó khăn.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật về chính sách phúc lợi xã hội, an sinh xã hội tạo cơ sở pháp lý để thực hiện quyền thụ hưởng của công dân. Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, đẩy mạnh sự phân công, phân cấp cho địa phương, tăng tính chủ động cho cơ sở trong thực thi quyền thụ hưởng của công dân phù hợp với tình hình thực tế của địa phương đảm bảo để người dân đều được thụ hưởng các quyền lợi một cách công bằng, bình đẳng.
Đổi mới cách thức quản lý, phương thức hoạt động theo hướng cung cấp dịch vụ công ích cho người thụ hưởng, xóa bỏ cơ chế “xin - cho”, “cấp - phát”, “ban phát”, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân được hưởng thụ các quyền lợi của mình. Đồng thời cần đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức chuyên trách làm công tác xã hội thực sự tận tâm, tận tụy, nhiệt tình, gần gũi, luôn “trọng dân, gần dân, tin dân, hiểu dân, học dân, dựa vào dân và có trách nhiệm với dân” nhằm phát huy quyền làm chủ thực sự của Nhân dân.
Bên cạnh đó, quyền làm chủ của Nhân dân cần gắn liền giữa quyền lợi và nghĩa vụ, trách nhiệm. Người dân cần nâng cao nhận thức về trách nhiệm của mình trong học tập, phấn đấu, nỗ lực lao động, sản xuất, chủ động, tích cực không ngừng nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình. Tránh tâm lý ỷ lại, thụ động, trông chờ sự giúp đỡ của Nhà nước trong thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội. Ngoài ra, cần tăng cường vai trò giám sát của Nhân dân, Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, các cơ quan, đoàn thể trong thực hiện các chính sách xã hội. Có chế tài đủ mạnh, kiên quyết xử lý kịp thời các trường hợp gây khó dễ, lợi dụng chính sách của Nhà nước để tư lợi trong thực hiện các chính sách phúc lợi xã hội, an sinh xã hội của công dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, nghĩa là Nhân dân làm chủ”[5] và “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”[6], mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đều phải hướng đến lợi ích của Nhân dân, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Như vậy, những nội dung về quyền thụ hưởng của công dân nói riêng và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 nói chung tiếp tục khẳng định bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, công dân không những được bảo vệ mà còn được bảo đảm trong việc thực thi những nội dung về quyền thụ hưởng nói trên./.
Điểm mới nổi bật trong Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 là những nội dung về quyền thụ hưởng của công dân. Cụ thể tại Điều 7 quy định công dân:
“1. Được Nhà nước và pháp luật công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Được bảo đảm thực hiện các quyền về thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Được thông tin đầy đủ, kịp thời về các quyền và lợi ích hợp pháp, chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội theo quy định của pháp luật và quyết định của chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức ở nơi mình cư trú, công tác, làm việc.
3. Được thụ hưởng thành quả đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, chế độ an sinh xã hội, sự an toàn, ổn định của đất nước, của địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng lao động và kết quả thực hiện dân chủ ở nơi mình cư trú, công tác, làm việc.
4. Được tạo điều kiện để tham gia học tập, công tác, lao động, sản xuất, kinh doanh, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của bản thân, gia đình và cộng đồng.”
Quyền thụ hưởng của công dân hướng đến tất cả các thành viên trong xã hội không phân biệt tầng lớp, giai cấp, thành phần xã hội đều bình đẳng và công bằng trong việc hưởng thụ những thành quả của quá trình phát triển đất nước. Từ chính lợi ích đó tạo thành động lực thúc đẩy mọi người cùng hăng hái lao động, học tập, phấn đấu, cống hiến cho sự phát triển chung, vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của bản thân, gia đình và xã hội.
Để đảm bảo thực thi quyền thụ hưởng của công dân, Luật cũng quy định rõ mọi công dân đều được tạo điều kiện thuận lợi để tham gia học tập, công tác, lao động, sản xuất, kinh doanh, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của bản thân, gia đình và cộng đồng.
Đặc biệt, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 đã thể hóa nội dung của định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030 tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đó là “quan tâm đến mọi người dân, bảo đảm chính sách lao động, việc làm, thu nhập, thực hiện tốt phúc lợi xã hội, an sinh xã hội. Không ngừng cải thiện toàn diện đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.”[2]
Năm 2023, theo Báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hộị, tỉnh Quảng Trị đã phân bổ 1.063,065 kg gạo từ nguồn dự trữ quốc gia để hỗ trợ cho Nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão, thực hiện công tác hỗ trợ gạo cho Nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão đúng chế độ, đúng thời gian, đúng đối tượng, đúng định mức phân bổ. Thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách, đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo chu đáo đời sống vật chất và tinh thần các tầng lớp Nhân dân, nhất là người có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn, hộ nghèo, người dân bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, miền núi và hải đảo để người dân đón Tết Nguyên đán Quý Mão an toàn, lành mạnh, đầm ấm.[3]
Đồng thời, tỉnh Quảng Trị trao tặng 37.007 suất quà của Chủ tịch nước, của Tỉnh cho những người có công và gia đình của họ với tổng kinh phí quà tặng là 13.894 triệu đồng. Triển khai thực hiện các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” trên địa bàn tỉnh như: tổ chức thăm hỏi, trao tặng 33.431 suất quà đến người có công với cách mạng với tổng kinh phí là 12.647 triệu đồng; hỗ trợ xây dựng mới và sửa chữa 61 nhà tình nghĩa với tổng kinh phí là 2.665 triệu đồng; trao tặng 04 sổ tiết kiệm với tổng giá trị là 40 triệu đồng (bình quân 10 triệu đồng/sổ).
Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ việc làm cho các đối tượng là người đồng bào dân tộc thiểu số; người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo; lực lượng vũ trang xuất ngũ; thân nhân người có công với cách mạng. Bên cạnh đó, tỉnh đã tổ chức tư vấn, phổ biến chính sách pháp luật về lao động, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, an toàn vệ sinh lao động, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Tư vấn, cung ứng, giới thiệu việc làm trong tỉnh, trong nước, nước ngoài; tổ chức đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ, giới thiệu học nghề cho người lao động. Quan tâm giải quyết việc làm cho lao động miền núi, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số gắn với 03 Chương trình mục tiêu quốc gia.
Ngoài ra. công tác tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện người lao động trước khi đưa người lao động đi làm việc ở ngoài nước được tăng cường và đổi mới. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động khi làm việc ở ngoài nước đồng thời hỗ trợ giải quyết việc làm khi người lao động hết hạn hợp đồng, về nước làm việc. Kết quả giải quyết việc làm tính đến ngày 15/9/2023 là 12.817 lượt lao động (đạt 106,8% kế hoạch). Trong đó làm việc trong tỉnh là 5.492 lượt lao động; làm việc ngoài tỉnh là 5.361 lượt lao động; làm việc ở nước ngoài là 1.964 lao động, trong đó đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là 1.941 lao động, chia theo các thị trường như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và các thị trường khác.
Những kết quả đạt được trên đây trong việc thực hiện chính sách phúc lợi xã hội, an sinh xã hội đã tác động tích cực trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm bảo đảm Nhân dân được hưởng thụ ngày một tốt hơn thành quả của sự nghiệp đổi mới, của quá trình xây dựng nước Việt Nam phát triển theo định hướng chủ nghĩa xã hội.
Để nội dung về quyền thụ hưởng của công dân tại Điều 7 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 được thực hiện một cách hiệu quả, thực chất, có chiều sâu thì “mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của Nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu.”[4] Thực hiện kết hợp chặt chẽ, song hành giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hội, tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm phúc lợi xã hội, an sinh xã hội “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Đặc biệt, phát triển thị trường lao động lành mạnh, đồng bộ, hiện đại và hội nhập, quan tâm giải quyết việc làm cho thanh niên, lao động trung niên, lao động yếu thế và lao động nữ. Đây là nền tảng nhằm xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa tầng, toàn diện, góp phần phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro giúp người dân chủ động đảm bảo cuộc sống, không rơi vào hoàn cảnh khó khăn.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật về chính sách phúc lợi xã hội, an sinh xã hội tạo cơ sở pháp lý để thực hiện quyền thụ hưởng của công dân. Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, đẩy mạnh sự phân công, phân cấp cho địa phương, tăng tính chủ động cho cơ sở trong thực thi quyền thụ hưởng của công dân phù hợp với tình hình thực tế của địa phương đảm bảo để người dân đều được thụ hưởng các quyền lợi một cách công bằng, bình đẳng.
Đổi mới cách thức quản lý, phương thức hoạt động theo hướng cung cấp dịch vụ công ích cho người thụ hưởng, xóa bỏ cơ chế “xin - cho”, “cấp - phát”, “ban phát”, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân được hưởng thụ các quyền lợi của mình. Đồng thời cần đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức chuyên trách làm công tác xã hội thực sự tận tâm, tận tụy, nhiệt tình, gần gũi, luôn “trọng dân, gần dân, tin dân, hiểu dân, học dân, dựa vào dân và có trách nhiệm với dân” nhằm phát huy quyền làm chủ thực sự của Nhân dân.
Bên cạnh đó, quyền làm chủ của Nhân dân cần gắn liền giữa quyền lợi và nghĩa vụ, trách nhiệm. Người dân cần nâng cao nhận thức về trách nhiệm của mình trong học tập, phấn đấu, nỗ lực lao động, sản xuất, chủ động, tích cực không ngừng nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình. Tránh tâm lý ỷ lại, thụ động, trông chờ sự giúp đỡ của Nhà nước trong thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội. Ngoài ra, cần tăng cường vai trò giám sát của Nhân dân, Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, các cơ quan, đoàn thể trong thực hiện các chính sách xã hội. Có chế tài đủ mạnh, kiên quyết xử lý kịp thời các trường hợp gây khó dễ, lợi dụng chính sách của Nhà nước để tư lợi trong thực hiện các chính sách phúc lợi xã hội, an sinh xã hội của công dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, nghĩa là Nhân dân làm chủ”[5] và “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”[6], mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đều phải hướng đến lợi ích của Nhân dân, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Như vậy, những nội dung về quyền thụ hưởng của công dân nói riêng và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 nói chung tiếp tục khẳng định bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, công dân không những được bảo vệ mà còn được bảo đảm trong việc thực thi những nội dung về quyền thụ hưởng nói trên./.
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2021, tr.173.
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2021, tr.330.
[3] Chi tết tại Báo cáo số 178/BC-SLĐTBXH ngày 25/01/2023 của Sở Lao động - TB&XH về tổng hợp tình hình tặng quà Tết Nguyên đán Qúy Mão năm 2023 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
[4] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t.1, tr.28
[5] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2011, t.13, tr.83.
[6] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.434.