Thực tiễn và kinh nghiệm khắc phục tình trạng ngại học trung cấp lý luận chính trị trong cán bộ, đảng viên ở Trường chính trị Lê Duẩn tỉnh Quảng Trị
- Thứ năm - 01/12/2022 15:07
- In ra
- Đóng cửa sổ này
ThS. Đinh Thị Thu Hoài
Phòng QLĐT&NCKH
Phòng QLĐT&NCKH
Học tập lý luận chính trị là nghĩa vụ đối với mọi cán bộ, đảng viên, tuy nhiên, vẫn có hiện tượng một số cán bộ, đảng viên có biểu hiện ngại học lý luận chính trị. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nhấn mạnh, cần “khắc phục tình trạng lười học, ngại học lý luận chính trị trong cán bộ, đảng viên”[1]. Việc nhận diện đúng các biểu hiện của căn bệnh này là cơ sở quan trọng để đưa ra những biện pháp khắc phục kịp thời.
Trường Chính trị Lê Duẩn tỉnh Quảng Trị được thành lập vào ngày 10 tháng 9 năm 1945, trải qua hơn 75 năm dưới dự lãnh đạo của Đảng, Nhà trường đã làm tròn nhiệm vụ mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân giao phó là đào tạo và bồi dưỡng cán bộ phục vụ công cuộc chiến đấu, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Đặc biệt, trong những năm qua, Nhà trường đã đẩy mạnh công tác dạy và học, triển khai mở lớp đào tạo Trung cấp lý luận chính trị với các hình thức khác nhau nhằm trang bị kiến thức lý luận chính trị cho cán bộ, công chức, viên chức ở các sở, ban ngành và các địa phương trong toàn tỉnh. Mặc dù, số lượng học viên được đào tạo hàng năm ngày càng đông, giảng viên cũng đã kịp thời cập nhật những kiến thức mới để nâng cao chất lượng bài giảng, tuy nhiên, trong quá trình dạy và học hiện nay đang xuất hiện một số yếu tố bất cập, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học. Trong phạm vi bài bài viết này, tôi xin đề cập đến vấn đề thực tiễn tình trạng ngại học lý luận chính trị trong cán bộ, đảng viên và một số kinh nghiệm đặt ra từ thực tiễn đào tạo Trung cấp lý luận chính trị ở tại Trường Chính trị Lê Duẩn tỉnh Quảng Trị.
Trường Chính trị Lê Duẩn tỉnh Quảng Trị được thành lập vào ngày 10 tháng 9 năm 1945, trải qua hơn 75 năm dưới dự lãnh đạo của Đảng, Nhà trường đã làm tròn nhiệm vụ mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân giao phó là đào tạo và bồi dưỡng cán bộ phục vụ công cuộc chiến đấu, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Đặc biệt, trong những năm qua, Nhà trường đã đẩy mạnh công tác dạy và học, triển khai mở lớp đào tạo Trung cấp lý luận chính trị với các hình thức khác nhau nhằm trang bị kiến thức lý luận chính trị cho cán bộ, công chức, viên chức ở các sở, ban ngành và các địa phương trong toàn tỉnh. Mặc dù, số lượng học viên được đào tạo hàng năm ngày càng đông, giảng viên cũng đã kịp thời cập nhật những kiến thức mới để nâng cao chất lượng bài giảng, tuy nhiên, trong quá trình dạy và học hiện nay đang xuất hiện một số yếu tố bất cập, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học. Trong phạm vi bài bài viết này, tôi xin đề cập đến vấn đề thực tiễn tình trạng ngại học lý luận chính trị trong cán bộ, đảng viên và một số kinh nghiệm đặt ra từ thực tiễn đào tạo Trung cấp lý luận chính trị ở tại Trường Chính trị Lê Duẩn tỉnh Quảng Trị.
1.Nhận diện thực trạng
Qua thực tế công tác đào tạo Trung cấp lý luận chính trị, có thể nhận diện những biểu hiện ngại học lý luận chính trị trong cán bộ, đảng viên như sau:
Thứ nhất, một bộ phận học viên chưa chấp hành tốt kỷ luật trong học tập, rèn luyện
Trong quá trình giảng dạy và thực hiện công tác chủ nhiệm, thực tế cho thấy một số học viên trong quá trình học chưa chấp hành tốt thời gian lên lớp, vẫn còn hiện tượng nghỉ học, đặc biệt là nghỉ tiết xảy ra khá nhiều. Giáo viên chủ nhiệm điểm danh tiết đầu thì học viên sẽ vắng tiết sau; nếu điểm danh tiết cuối thì học viên sẽ đi muộn tiết đầu.
Thứ hai, một số bộ phận học viên chưa đầu tư chuyên sâu cho quá trình học tập
Tình trạng này được thể hiện thông qua việc trong quá trình học còn có những học viên không tập trung, thái độ học một cách lơ là, còn sử dụng dụng điện thoại, máy tính làm việc riêng. Học viên ít phát biểu, trao đổi bài và tương tác với giảng viên trong giờ học.
Chất lượng các bài thi, bài thu hoạch và khóa luận tốt nghiệp một số lớp chưa cao. Đặc biệt dối với những lớp học không tập trung, học viên còn ít đầu tư cho việc soạn bài, chuẩn bị nội dung những phần trọng tâm để nâng cao chất lượng bài thi. Thậm chí, có học viên sử dụng các loại tài liệu khác nhau để quay cóp trong giờ thi buộc giám thị phải lập biên bản xử lý theo quy định. Đối với các bài thu hoạch nghiên cứu thực tế, khóa luận tốt nghiệp vẫn còn tình trạng học viên làm bài một cách sơ sài nên chất lượng bài làm chưa cao.
Thứ ba, học viên chưa gắn liền giữa lý luận và thực tiễn
Trong quá trình học, nội dung, kiến thức các bài giảng ở trên lớp chưa được các học viên vận dụng hết vào thực tiễn công tác của bản thân. Điều này được thể hiện thông qua các buổi thảo luận, số lượng học viên chủ động trao đổi, thảo luận để làm rõ vấn đề liên quan đến thực tiễn vẫn còn ít. Hay trong các bài thi, phần liên hệ thực tế vẫn còn hiện tượng học viên sao chép lẫn nhau, chưa tự giác liên hệ với cơ quan, đơn vị công tác của bản thân.
Thứ nhất, một bộ phận học viên chưa chấp hành tốt kỷ luật trong học tập, rèn luyện
Trong quá trình giảng dạy và thực hiện công tác chủ nhiệm, thực tế cho thấy một số học viên trong quá trình học chưa chấp hành tốt thời gian lên lớp, vẫn còn hiện tượng nghỉ học, đặc biệt là nghỉ tiết xảy ra khá nhiều. Giáo viên chủ nhiệm điểm danh tiết đầu thì học viên sẽ vắng tiết sau; nếu điểm danh tiết cuối thì học viên sẽ đi muộn tiết đầu.
Thứ hai, một số bộ phận học viên chưa đầu tư chuyên sâu cho quá trình học tập
Tình trạng này được thể hiện thông qua việc trong quá trình học còn có những học viên không tập trung, thái độ học một cách lơ là, còn sử dụng dụng điện thoại, máy tính làm việc riêng. Học viên ít phát biểu, trao đổi bài và tương tác với giảng viên trong giờ học.
Chất lượng các bài thi, bài thu hoạch và khóa luận tốt nghiệp một số lớp chưa cao. Đặc biệt dối với những lớp học không tập trung, học viên còn ít đầu tư cho việc soạn bài, chuẩn bị nội dung những phần trọng tâm để nâng cao chất lượng bài thi. Thậm chí, có học viên sử dụng các loại tài liệu khác nhau để quay cóp trong giờ thi buộc giám thị phải lập biên bản xử lý theo quy định. Đối với các bài thu hoạch nghiên cứu thực tế, khóa luận tốt nghiệp vẫn còn tình trạng học viên làm bài một cách sơ sài nên chất lượng bài làm chưa cao.
Thứ ba, học viên chưa gắn liền giữa lý luận và thực tiễn
Trong quá trình học, nội dung, kiến thức các bài giảng ở trên lớp chưa được các học viên vận dụng hết vào thực tiễn công tác của bản thân. Điều này được thể hiện thông qua các buổi thảo luận, số lượng học viên chủ động trao đổi, thảo luận để làm rõ vấn đề liên quan đến thực tiễn vẫn còn ít. Hay trong các bài thi, phần liên hệ thực tế vẫn còn hiện tượng học viên sao chép lẫn nhau, chưa tự giác liên hệ với cơ quan, đơn vị công tác của bản thân.
2.Nguyên nhân
Qua tìm hiểu thực tế của tình trạng ngại học, lười học lý luận chính trị trong cán bộ, đảng viên ở các lớp Trung cấp lý luận chính trị tại Trường Chính trị Lê Duẩn cho thấy những biểu hiện nêu trên do một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất, đối với học viên
Một số học viên chưa nhận thức đúng đắn về vị trí, tầm quan trọng của các môn lý luận chính trị. Nếu như các lớp học liên quan đến việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thì học viên học rất chăm chú, tích cực, còn đối với các lớp Trung cấp lý luận chính trị thì vẫn còn có học viên xem đây là chương trình bắt buộc phải học nên học viên không đầu tư nhiều cho quá trình học lý luận chính trị của mình.
Thứ hai, đối với giảng viên
Về phương pháp giảng dạy: đa số các giảng viên đã có sự thay đổi trong phương pháp giảng dạy so với trước đây, không còn cách giảng truyền thống chỉ thuyết minh đơn thuần như trước mà đã có sự kết hợp với các slide trình chiếu, các phương pháp giảng dạy tích cực để làm phong phú nội dung bài giảng. Tuy nhiên, bên cạnh đó một số giảng viên còn nặng về truyền đạt kiến thức một chiều, giảng viên nói, học viên nghe một cách thụ động nên chưa phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học viên cũng như chưa tạo ra được không khí sôi động trong giờ học.
Về năng lực của giảng viên: tất cả các giảng viên trước khi lên lớp đều được đào tạo đầy đủ bằng cấp theo đúng chuyên môn nghiệp vụ được giao. Tuy nhiên, đối với đội ngũ giảng viên trẻ thì kinh nghiệm thực tiễn còn ít, nên trong quá trình giảng dạy, một số giảng viên chưa có sự liên hệ giữa lý luận và thực tiễn. Còn đối với đội ngũ giảng viên lớn tuổi, kinh nghiệm thực tiễn nhiều nhưng lại giữ nhiều chức vụ khác nhau nên thời gian đầu tư cho bài giảng đôi lúc còn hạn chế.
Thứ ba, đối với cơ quan cử cán bộ, đảng viên đi đào tạo
Một số cơ quan, đơn vị mặc dù ra quyết định cử cán bộ đi đào tạo nhưng lại bắt buộc trong quá trình học phải hoàn thành nhiệm vụ ở cơ quan, đơn vị. Vấn đề này tạo áp lực rất lớn đối với học viên khi phải vừa học, vừa làm việc. Đặc biệt, đối với các lớp học không tập trung, chương trình học đã cho học viên nghỉ học theo đợt giữa các môn để trở về cơ quan làm việc. Tuy nhiên, cơ quan cử cán bộ đi học vẫn bắt buộc học viên hoàn thành nhiệm vụ ngay cả trong thời gian học chứ không cử cán bộ khác làm thay. Chính vì một phần áp lực này nên học viên không chú tâm hoàn toàn vào việc học và không đảm bảo được thời gian lên lớp 100% như quy định đã đề ra.
Thứ tư, đối với chương trình đào tạo
Năm 2011, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã ban hành chương trình đào tạo Trung cấp lý luận chính trị thay cho chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính trước đây. Điểm khác biệt rõ nét giữa chương trình mới và chương trình cũ là không tách rời các buổi thảo luận riêng mà lại lồng ghép thời gian thảo luận vào trong thời gian giảng bài. Theo quy định, một bài giảng viên có ¾ thời gian giảng lý thuyết và ¼ thời gian thảo luận. Tuy nhiên, trong chương trình mới, một số bài có khối lượng kiến thức khá nhiều. Vì vậy, một số giảng viên sử dụng gần hết thời gian lên lớp để truyền đạt kiến thức nên thời gian thảo luận còn lại khá ít. Điều này làm cho học viên không có thời gian để trao đổi bài với giảng viên và các học viên trong lớp về một số vấn đề thực tế liên quan đến bài học.
Trên đây là một số nguyên nhân dẫn đến biểu hiện cán bộ, đảng viên lười học lý luận chính trị. Để khắc phục tình trạng trên tôi xin nêu ra một số bài học kinh nghiệm sau.
Thứ nhất, đối với học viên
Một số học viên chưa nhận thức đúng đắn về vị trí, tầm quan trọng của các môn lý luận chính trị. Nếu như các lớp học liên quan đến việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thì học viên học rất chăm chú, tích cực, còn đối với các lớp Trung cấp lý luận chính trị thì vẫn còn có học viên xem đây là chương trình bắt buộc phải học nên học viên không đầu tư nhiều cho quá trình học lý luận chính trị của mình.
Thứ hai, đối với giảng viên
Về phương pháp giảng dạy: đa số các giảng viên đã có sự thay đổi trong phương pháp giảng dạy so với trước đây, không còn cách giảng truyền thống chỉ thuyết minh đơn thuần như trước mà đã có sự kết hợp với các slide trình chiếu, các phương pháp giảng dạy tích cực để làm phong phú nội dung bài giảng. Tuy nhiên, bên cạnh đó một số giảng viên còn nặng về truyền đạt kiến thức một chiều, giảng viên nói, học viên nghe một cách thụ động nên chưa phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học viên cũng như chưa tạo ra được không khí sôi động trong giờ học.
Về năng lực của giảng viên: tất cả các giảng viên trước khi lên lớp đều được đào tạo đầy đủ bằng cấp theo đúng chuyên môn nghiệp vụ được giao. Tuy nhiên, đối với đội ngũ giảng viên trẻ thì kinh nghiệm thực tiễn còn ít, nên trong quá trình giảng dạy, một số giảng viên chưa có sự liên hệ giữa lý luận và thực tiễn. Còn đối với đội ngũ giảng viên lớn tuổi, kinh nghiệm thực tiễn nhiều nhưng lại giữ nhiều chức vụ khác nhau nên thời gian đầu tư cho bài giảng đôi lúc còn hạn chế.
Thứ ba, đối với cơ quan cử cán bộ, đảng viên đi đào tạo
Một số cơ quan, đơn vị mặc dù ra quyết định cử cán bộ đi đào tạo nhưng lại bắt buộc trong quá trình học phải hoàn thành nhiệm vụ ở cơ quan, đơn vị. Vấn đề này tạo áp lực rất lớn đối với học viên khi phải vừa học, vừa làm việc. Đặc biệt, đối với các lớp học không tập trung, chương trình học đã cho học viên nghỉ học theo đợt giữa các môn để trở về cơ quan làm việc. Tuy nhiên, cơ quan cử cán bộ đi học vẫn bắt buộc học viên hoàn thành nhiệm vụ ngay cả trong thời gian học chứ không cử cán bộ khác làm thay. Chính vì một phần áp lực này nên học viên không chú tâm hoàn toàn vào việc học và không đảm bảo được thời gian lên lớp 100% như quy định đã đề ra.
Thứ tư, đối với chương trình đào tạo
Năm 2011, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã ban hành chương trình đào tạo Trung cấp lý luận chính trị thay cho chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính trước đây. Điểm khác biệt rõ nét giữa chương trình mới và chương trình cũ là không tách rời các buổi thảo luận riêng mà lại lồng ghép thời gian thảo luận vào trong thời gian giảng bài. Theo quy định, một bài giảng viên có ¾ thời gian giảng lý thuyết và ¼ thời gian thảo luận. Tuy nhiên, trong chương trình mới, một số bài có khối lượng kiến thức khá nhiều. Vì vậy, một số giảng viên sử dụng gần hết thời gian lên lớp để truyền đạt kiến thức nên thời gian thảo luận còn lại khá ít. Điều này làm cho học viên không có thời gian để trao đổi bài với giảng viên và các học viên trong lớp về một số vấn đề thực tế liên quan đến bài học.
Trên đây là một số nguyên nhân dẫn đến biểu hiện cán bộ, đảng viên lười học lý luận chính trị. Để khắc phục tình trạng trên tôi xin nêu ra một số bài học kinh nghiệm sau.
3.Một số kinh nghiệm đặt ra
Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của học tập lý luận chính trị nói chung và học Trung cấp lý luận chính trị nói riêng đối với mỗi cán bộ, đảng viên.
Học lý luận chính trị có vai trò rất quan trọng trong việc rèn luyện lập trường, tư tưởng chính trị của người cán bộ, đảng viên. Việc học lý luận chính trị vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm đối với tất cả các cán bộ, đảng viên. Từ việc nhận thức rõ vai trò quan trọng của lý luận trong nâng cao năng lực, trình độ và phương pháp tư duy, năng lực lãnh đạo, để từ đó xây dựng động cơ, ý thức, trách nhiệm trong học tập lý luận chính trị, khắc phục triệt để cách nhìn nhận học lý luận chính trị để đủ bằng cấp phục vụ cho việc đề bạt, bổ nhiệm. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay khi có nhiều thế lực thù địch đang tiến hành chống phá Đảng và Nhà nước bằng nhiều cách khác nhau thì việc học lý luận chính trị sẽ giúp cho cán bộ, đảng viên nắm rõ hơn về chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, trên cơ sở đó tiến hành đấu tranh phản bác lại những quan điểm sai trái.
Thứ hai, tăng cường hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên cả về tri thức lẫn phương pháp giảng dạy.
Giảng viên luôn là người đóng vai trò quan trọng trong việc truyền thụ kiến thức, cảm hứng học tập đối với học viên. Riêng đối với giảng dạy lý luận chính trị được xem là một chương trình học khá “khô cứng”, “ít hấp dẫn”, vì vậy giảng viên cần khơi dậy được tinh thần học tập đối với tất cả học viên. Để thực hiện được điều đó đội ngũ giảng viên phải thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng cập nhật những kiến thức mới cũng như những phương pháp giảng dạy tích cực. Cần thay đổi cách truyền đạt một chiều “giảng viên nói, học viên nghe” như trước đây.
Thứ ba, cần có sự phối hợp giữa nhà trường và cơ quan, đơn vị các cấp
Đối với đơn vị cử học viên đi đào tạo, trước hết cần lựa chọn những cán bộ xứng đáng, thuộc diện quy hoạch lâu dài, có khả năng được đề bạt, bổ nhiệm sau khi học tập để tạo động lực cho cán bộ, đảng viên tham gia học tập. Trong quá trình học viên đi đào tạo, cơ quan nên có sự sắp xếp, bố trí công việc một cách hợp lý, bố trí người làm thay cho cán bộ trong quá trình tham gia học, giảm bớt áp lực công việc đối với cán bộ, đảng viên.
Đối với nhà trường, cần thường xuyên trao đổi thông tin của học viên với cơ sở cử đi đào tạo. Gửi kết quả học tập, rèn luyện về các cơ quan, đơn vị để nắm bắt tình hình của học viên nhằm đánh giá, xếp loại cán bộ.
Trên đây là một số kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn của việc dạy và học lý luận chính trị tại Trường Chính trị Lê Duẩn Quảng Trị. Việc ngại học tập lý luận chính trị được xem là một căn bệnh chung và khá nguy hiểm đối với cán bộ, đảng viên. Vì thế, việc nhận diện đúng những biểu hiện của bệnh “lười học lý luận chính trị” trong xã hội nói chung và trong môi trường dạy và học lý luận chính trị nói riêng sẽ giúp cho mỗi cán bộ, đảng viên tự soi, tự sửa, góp phần tăng cường nâng cao chất lượng dạy và học lý luận chính trị trong giai đoạn hiện nay./.
Học lý luận chính trị có vai trò rất quan trọng trong việc rèn luyện lập trường, tư tưởng chính trị của người cán bộ, đảng viên. Việc học lý luận chính trị vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm đối với tất cả các cán bộ, đảng viên. Từ việc nhận thức rõ vai trò quan trọng của lý luận trong nâng cao năng lực, trình độ và phương pháp tư duy, năng lực lãnh đạo, để từ đó xây dựng động cơ, ý thức, trách nhiệm trong học tập lý luận chính trị, khắc phục triệt để cách nhìn nhận học lý luận chính trị để đủ bằng cấp phục vụ cho việc đề bạt, bổ nhiệm. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay khi có nhiều thế lực thù địch đang tiến hành chống phá Đảng và Nhà nước bằng nhiều cách khác nhau thì việc học lý luận chính trị sẽ giúp cho cán bộ, đảng viên nắm rõ hơn về chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, trên cơ sở đó tiến hành đấu tranh phản bác lại những quan điểm sai trái.
Thứ hai, tăng cường hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên cả về tri thức lẫn phương pháp giảng dạy.
Giảng viên luôn là người đóng vai trò quan trọng trong việc truyền thụ kiến thức, cảm hứng học tập đối với học viên. Riêng đối với giảng dạy lý luận chính trị được xem là một chương trình học khá “khô cứng”, “ít hấp dẫn”, vì vậy giảng viên cần khơi dậy được tinh thần học tập đối với tất cả học viên. Để thực hiện được điều đó đội ngũ giảng viên phải thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng cập nhật những kiến thức mới cũng như những phương pháp giảng dạy tích cực. Cần thay đổi cách truyền đạt một chiều “giảng viên nói, học viên nghe” như trước đây.
Thứ ba, cần có sự phối hợp giữa nhà trường và cơ quan, đơn vị các cấp
Đối với đơn vị cử học viên đi đào tạo, trước hết cần lựa chọn những cán bộ xứng đáng, thuộc diện quy hoạch lâu dài, có khả năng được đề bạt, bổ nhiệm sau khi học tập để tạo động lực cho cán bộ, đảng viên tham gia học tập. Trong quá trình học viên đi đào tạo, cơ quan nên có sự sắp xếp, bố trí công việc một cách hợp lý, bố trí người làm thay cho cán bộ trong quá trình tham gia học, giảm bớt áp lực công việc đối với cán bộ, đảng viên.
Đối với nhà trường, cần thường xuyên trao đổi thông tin của học viên với cơ sở cử đi đào tạo. Gửi kết quả học tập, rèn luyện về các cơ quan, đơn vị để nắm bắt tình hình của học viên nhằm đánh giá, xếp loại cán bộ.
Trên đây là một số kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn của việc dạy và học lý luận chính trị tại Trường Chính trị Lê Duẩn Quảng Trị. Việc ngại học tập lý luận chính trị được xem là một căn bệnh chung và khá nguy hiểm đối với cán bộ, đảng viên. Vì thế, việc nhận diện đúng những biểu hiện của bệnh “lười học lý luận chính trị” trong xã hội nói chung và trong môi trường dạy và học lý luận chính trị nói riêng sẽ giúp cho mỗi cán bộ, đảng viên tự soi, tự sửa, góp phần tăng cường nâng cao chất lượng dạy và học lý luận chính trị trong giai đoạn hiện nay./.
[1]Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t. II, tr. 236