Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, thể thao ở nông thôn trên địa bàn Quảng Trị hiện nay
- Thứ năm - 13/12/2018 07:12
- In ra
- Đóng cửa sổ này
ThS. Trần Hữu Hòa
Phó Trưởng phòng NCKH-TT-TL
Phó Trưởng phòng NCKH-TT-TL
Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao ở nông thôn có vai trò quan trọng đến chất lượng đời sống văn hóa, thể thao của nhân dân, là nơi giữ vị trí nòng cốt trong tổ chức các hoạt động tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội của địa phương, đáp ứng được nhu cầu về hưởng thụ, sáng tạo văn hóa của nhân dân, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, từng bước khắc phục tình trạng chênh lệch về mức hưởng thụ văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí của nhân dân ở các vùng, miền, tạo nền tảng vững chắc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Các thiết chế văn hóa, thể thao ở nông thôn đã và đang khẳng định được vị trí, vai trò của mình trên con đường xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Xuất phát từ vai trò quan trọng đó, để đáp ứng yêu cầu trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có đề án “Nâng cao hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hóa, thể thao ở nông thôn”; Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị đã ban hành Nghị quyết 05/2009/NQ- HĐND ngày 24/4/2009 “Về phát triển sự nghiệp văn hóa, thể dục, thể thao; xây dựng thiết chế văn hóa, thể dục, thể thao cơ sở và phát triển thể thao thành tích cao đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020”; Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐND ngày 13/4/2012 về sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 05/2009/NQ-HĐND; Nghị quyết số 02/2014/NQ-HĐND ngày 25/4/2014 về huy động các nguồn lực và quy định mức hỗ trợ xây dựng nông thôn mới đến năm 2020. Những nghị quyết trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng các thiết văn hóa, thể thao ở nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Với những nỗ lực tích cực của các địa phương, sự vào cuộc của các cấp, các ngành trong tỉnh, đến nay việc đầu tư xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn nông thôn tỉnh Quảng Trị đạt được kết quả. Cụ thể:
Về cơ sở vật chất
Toàn tỉnh có 100/141 xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa- trung tâm thể thao, chiếm tỉ lệ 70,1%, với mức đầu tư từ 500 - 1.200 triệu đồng/nhà văn hóa; Có 945/1073 làng, bản, khu phố có nhà văn hóa, khu thể thao chiếm tỉ lệ 88,7% với mức đầu tư từ 300 - 600 triệu đồng/nhà văn hóa. Hầu hết các nhà văn hóa - trung tâm thể thao các xã, phường, thị trấn, thôn, bản, khu phố được đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, hội họp ở cộng đồng dân cư. Có 592/945 nhà văn hóa – khu thể thao làng, bản, khu phố đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đạt tỷ lệ 62,6% và 79/100 nhà văn hóa - Trung tâm thể thao xã, phường, thị trấn đạt chuẩn theo Quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ( VH,TT&DL), đạt tỷ lệ 79%; 100% xã, phường, thị trấn, thôn, bản có nhà văn hóa- trung tâm thể thao, quy hoạch xây dựng mới giai đoạn 2017-2020. Gần 1.000 cụm bảng thông tin cổ động, 2.500 panô các loại, 9.227 hộp đèn pano tuyên truyền, 5.000 tấm áp phích, 75 cụm pano cỡ lớn, 1.348 sân thể thao, 810 đội văn nghệ, 450 câu lạc bộ trong các làng văn hoá duy trì, hoạt động thường xuyên, có 245 thư viện và 250 tủ sách phục vụ nhân dân trong các làng, bản, khu phố văn hoá đến đọc, nghiên cứu và tìm hiểu.[1]
Được sự quan tâm của Bộ VH,TT&DL và các cấp ủy đảng, chính quyền, những năm qua việc đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, cung cấp các ấn phẩm văn hóa cho các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo và vùng khó khăn của các huyện đã được chú trọng trong chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa như đầu tư, cung cấp, trang cấp hệ thống âm thanh, loa máy, xây dựng nhà văn hóa cho các làng, bản có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như Nhà văn hoá Bản Cheng tại Tân Liên (huyện Hướng Hoá) với kinh phí 500 triệu đồng; Nhà văn hoá thôn Vùng Kho, xã Đakrông (huyện Đakrông) với kinh phí 600 triệu đồng. Ngoài ra, Ngân hàng Công thương Quảng Trị đã hỗ trợ gần 400 triệu đồng để xây dựng nhà sinh hoạt văn hoá cộng đồng cho Bản A Đeng, xã A Ngo (huyện Đakrông); Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel hỗ trợ xây dựng 5 nhà cộng đồng tránh lũ kết hợp làm nhà văn hóa cộng đồng (mỗi công trình 400 triệu đồng) cho các huyện: Gio Linh, Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng và Đakrông.[2]
Đặc biệt, bằng nguồn xã hội hóa, nhiều địa phương, đơn vị, cá nhân đã đầu tư xây dựng hàng chục sân quần vợt, sân bóng đá mini, sân cầu lông, bóng chuyền… đáp ứng nhu cầu luyện tập của các tầng lớp nhân dân. Toàn tỉnh hiện nay có hơn 500 cổng chào được xây kiên cố, hơn 1.000 cụm bảng thông tin cổ động, hàng nghìn panô, tấm appich; gần 1.000 đội văn nghệ, câu lạc bộ văn nghệ, thể thao trong các làng văn hoá duy trì, hoạt động thường xuyên.
Về các quy tắc, tiêu chuẩn, ứng xử trong cộng đồng
Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao ở nông thôn đáp ứng nhu cầu sáng tạo, học tập, trao đổi, hưởng thụ, gìn giữ văn hóa, luyện tập thể dục thể thao của các tầng lớp nhân dân đồng thời giữ vai trò nòng cốt trong tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhiệm vụ chính trị, xã hội ở địa phương.
Xây dựng và ban hành các hương ước, quy ước làng xã, thôn, bản, khu phố
Hương ước, quy ước là văn bản quy định các quy tắc xử sự do cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố tự nguyện thỏa thuận và thiết lập nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của cộng đồng dân cư và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận.
Đến nay, toàn tỉnh 100% các làng, bản, khu phố, khóm phố, tiểu khu xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước. Việc soạn thảo hương ước, quy ước do ban soạn thảo đảm nhiệm, là người có uy tín, đại diện cho các thành phần dân cư tại cộng đồng, được thảo luận và thông qua tại các cuộc họp dân theo nguyên tác dân chủ, đa số. Quy trình xây dựng hương ước, quy ước được thực hiện công khai, dân chủ thông qua các buổi họp dân từ khi dự thảo, lấy ý kiến, phê duyệt và sửa đổi, bổ sung, đúng với quy định của pháp luật, phù hợp với thực tiễn, phong tục, tập quán của địa phương.
Các nội dung hương ước, quy ước tại các thôn, bản, khóm phố đều quy định rõ những việc dân phải được biết và bàn như chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế và xây dựng cơ sở hạ tầng; văn hóa, giáo dục, y tế, chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình; xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa; giữ gìn an ninh trật tự - an toàn xã hội; khen thưởng và xử lý vi phạm; xây dựng và quản lý, sử dụng quỹ là những nội dung chính được đưa vào hương ước, quy ước. Các thôn, bản, khóm phố còn chủ động lồng ghép quy chế dân chủ vào xây dựng quy ước, hương ước về nếp sống văn hóa mới như thanh niên nam nữ kết hôn đúng tuổi quy định, đến ủy ban nhân dân xã đăng ký kết hôn, không được tảo hôn... được nhân dân đồng tình ủng hộ và thực hiện nghiêm túc.
Đồng thời, để xóa bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu, các nghi lễ tốn kém trong ma chay, đám tang. Các hương ước, quy ước đã quy định khi có người không để người chết trong nhà quá 48 giờ đồng hồ, không được rải vàng mã, khóc mướn, lăn đường, không tổ chức ăn uống linh đình... Hương ước, quy ước còn quy định việc sống đoàn kết, hòa thuận, tương thân, tương ái giữa các dòng họ, mọi người dân trong thôn, bản, tiểu khu có trách nhiệm giúp đỡ trẻ mồ côi, người già yếu, bệnh tật không nơi nương tựa và những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, người lầm lỗi. Hàng năm mỗi gia đình còn đóng góp ngày công hoặc tiền mặt để lo những công việc chung của làng, bản, khóm phố.
Những mô hình hay và điểm được tuyên truyền, nhân rộng, điển hình như việc tang ở xã Vĩnh Giang, xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh; Làng Câu Nhi, xã Hải Tân, huyện Hải Lăng… Khi gia đình có tang, chỉ được treo cờ tang trong khuôn viên của gia đình; không được tổ chức ăn uống và bia rượu trong đám tang; không để quá 48h, xây dựng quỹ trợ tang, để giúp đỡ gia đình có tang, dùng đĩa nhạc lễ để thay cho nhạc sống (Không đánh chiêng trống sau 22h đêm và trước 5h sáng hôm sau), không rải tiền, vàng mã dọc đường đưa tang, các địa phương tiến hành quy hoạch nghĩa trang, đảm bảo vệ sinh môi trường…; Điển hình việc cưới xã Triệu Đông, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong; …. quy định không tổ chức tiệc rượu đêm trước, không tổ chức nhạc sống gây ồn ào sau 10h đêm, rút gọn các thủ tục nghi lễ, tổ chức lễ cưới tiết kiệm, thực hiện theo đúng quy định về Luật Hôn nhân và Gia đình, đảm bảo những phong tục truyền thống địa phương; việc cưới của đồng bào dân tộc thiểu số ở các bản, làng của huyện Đakrông, Hướng Hóa, Vĩnh Linh, Gio Linh có tiến bộ, các hủ tục, mê tín dị đoan dần được xoá bỏ, tổ chức gọn nhẹ và không còn hiện tượng thách cưới, nạn tảo hôn được hạn chế.
Xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước lồng ghép với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và cuộc vận động “chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở”… tạo được chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của của cán bộ, đảng viên và nhân dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ, góp phần hình thành và nhân rộng nếp sống văn hóa mới. Phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc, làng xã, tác động tích cực đến quá trình lao động, sản xuất, khiêu gợi tình cảm, tình yêu quê hương. Tổ chức thực hiện tốt các lễ hội như Lễ hội Thống nhất non sông, Nhịp cầu Xuyên Á, Huyền thoại Trường Sơn, Khúc tráng ca Thành Cổ, Thả hoa trên dòng sông Thạch Hãn, Lễ hội La Vang… phục dựng và tổ chức tốt các lễ hội của đồng bào dân tộc thiều số như Lễ hội Areuping, lễ đâm trâm mừng lúa mới và các lễ hội dân gian khác… Đặc biệt các vùng dân tộc ít người thuộc các xã miền núi Vĩnh Ô, Vĩnh Khê, Vĩnh Hà và các xã có rừng đã đưa vào hương ước, quy ước những nội dung về bảo vệ, phát triển rừng; định canh, định cư; chống các phong tục lạc hậu, mê tín dị đoan, góp phần xây dựng thôn, bản phát triển bền vững, thực hiện nếp sống văn hóa.
Bên cạnh đó, việc khuyến khích xây dựng xã hội học tập, cộng đồng học tập, dòng họ học tập tại các địa phương đã được đưa vào hương ước, quy ước nhằm động viên khuyến khích cán bộ và nhân dân tích cực học tập, nâng cao kiến thức văn hóa và chuyên môn nghiệp vụ, gia đình nào khó khăn thì chính quyền địa phương kết hợp với thôn, bản, khóm phố bàn bạc tìm cách giúp đỡ con em yên tâm học tập; để khuyến khích tinh thần học tập của con em địa phương, hương ước của một số thôn, bản, khóm phố đã quy định việc trích quỹ phúc lợi thưởng cho các gia đình có con em là học sinh giỏi, học sinh thi đỗ đại học….
Việc khen thưởng, xử phạt được quy định rõ bằng các hình thức như biểu dương, khen thưởng trước cộng đồng trong các hội nghị tổng kết năm, các cuộc họp cộng đồng, bình chọn gia đình văn hóa, ưu tiên vay vốn xóa đói giảm nghèo, phát triển ngành nghề với lãi suất thấp hoặc không lãi hoặc thưởng tiền, hiện vật có tính chất động viên, khuyến khích. Các hình thức phạt trong hương ước, quy ước chủ yếu là dựa trên sức mạnh của dư luận xã hội, cộng đồng như các hình thức giáo dục, phê bình của gia đình, tập thể cộng đồng, thông báo trên hệ thống truyền thanh ở cơ sở.
Từ những thực tế trên, tính đến hết tháng 9/2018, toàn tỉnh có 113/117 xã đạt tiêu chí về văn hóa, tăng 2 xã so với năm 2016. Có 117 xã đã phát động xã đạt chuẩn nông thôn mới. Trong đó đã có 50 xã đạt chuẩn. Có 148.908/164.458 gia đình được công nhận là gia đình văn hóa; 1039/1073 làng bản đạt danh hiệu văn hóa; 75/104 trung tâm văn hóa thể thao cấp xã đạt chuẩn theo quy định; có 598/996 nhà văn hóa, thể thao thôn, bản đạt chuẩn theo quy định.[3]
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao ở nông thôn và công tác quản lý thiết chế văn hóa ở tỉnh ta hiện vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế. Do kinh phí có hạn và nguồn nhân lực còn hạn chế về trình độ chuyên môn nên một số trung tâm văn hóa - thể thao cấp xã hoạt động mang tính thời vụ, phong trào; một số nơi ít tổ chức được các hoạt động văn hóa - thể thao định kỳ nhằm duy trì thói quen sinh hoạt của nhân dân; một số trung tâm cơ sở vật chất, sân bãi, trang thiết bị chưa đầy đủ và do không có cán bộ chuyên trách nên chưa khai thác hết công năng của các cơ sở vật chất (một số nơi chỉ dừng lại ở việc hội họp, trưng bày, thiếu các hoạt động chuyên môn theo quy định). Quy hoạch quỹ đất dành cho xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao còn khó khăn; cơ chế chính sách thu hút các nguồn lực thực hiện xã hội hoá văn hoá chưa mạnh và đồng đều…
Vì vậy, trong thời gian tới để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao ở nông thôn trên địa bàn tỉnh ta cần phải thực hiện những giải pháp sau:
Trước hết, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân về các chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, nhất là đề án “Nâng cao hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hóa, thể thao ở nông thôn”; Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; Phong trào “Xây dựng nông thôn mới, văn minh minh đô thi”, “Làng văn hóa, gia đình văn hóa”…
Thứ hai, hoàn thiện đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa - thể thao cấp cơ sở theo quy hoạch, đảm bảo các xã và thị trấn được chọn để xây dựng nông thôn mới đều có Trung tâm văn hóa - thể thao để tổ chức các hoạt động tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao ở nông thôn như: liên hoan, hội thi, hội diễn văn nghệ quần chúng, thi đấu, thi diễn các môn thể thao ở nông thôn, tạo điều kiện để người dân địa phương tham gia các hoạt động sáng tác và biểu diễn nghệ thuật dân gian truyền thống; là nơi sinh hoạt, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, các chương trình tuyên truyền về đề tài nông nghiệp, nông dân; đồng thời đáp ứng những nhu cầu sinh hoạt văn hóa, thể thao ngày càng cao của nhân dân.
Đầu tư xây dựng các sân luyện tập và thi đấu thể dục - thể thao cấp xã, đảm bảo 100% các xã nông thôn mới đều có sân bóng đá và sân bóng chuyền. Đẩy mạnh thực hiện các mô hình xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa - thể thao - du lịch, nhằm phát triển phong trào ở cơ sở, tạo điều kiện nhân dân tham gia luyện tập, rèn luyện sức khỏe nâng cao thể chất. Xây dựng cơ chế lồng ghép, phối hợp giữa phong trào xây dựng đời sống văn hóa với chương trình mục mục quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Thứ ba, chú trọng công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, tạo điều kiện để khôi phục lễ hội, tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc đang sinh sống trên địa bàn. Kịp thời phát hiện và ngăn chặn các biểu hiện không lành mạnh trong các hoạt động văn hóa - thể thao – du lịch. Tăng cường làm tốt công tác quản lý nhà nước và thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với các hoạt động văn hóa, thể thao, đảm bảo phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị của địa phương và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân. Qua đó, biểu dương, khen thưởng những cá nhân, tập thể có thành tích tốt trong các phong trào thi đua văn hóa, nghệ, thể thao ở nông thôn.
Thứ tư, sàng lọc các quy định trong hương ước, quy ước, quy tắc của làng xã để loại bỏ những hủ tục, phong tục không còn phù hợp. Tiếp tục phát huy các lễ hội truyền thống của quê hương, khơi dậy niềm tự hào của dân tộc, truyền thống cách mạng; uống nước nhớ nguồn; ca ngợi thành quả lao động của mãnh đất con người Quảng Trị. Đồng thời nhân rộng các mô hình tích cực như: xã hội hộc tập, cộng đồng học tập, dòng họ học tập; những quy định phù hợp về tổ chức lễ hội, ma chay, tang, đám…
Thứ năm, có chính sách đầu tư phù hợp để cấp cơ sở có đủ nguồn lực về kinh phí, quy hoạch quỹ đất, nguồn nhân lực quản lý trong xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao đạt quy chuẩn của Bộ VH,TT&DL. Cần có chính sách, cơ chế thuận lợi cho các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp, cá nhân trong việc tham gia đóng góp xây dựng, quản lý và sử dụng có hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể thao; tăng cường công tác tập huấn cho cán bộ làm văn hóa, đặc biệt là cán bộ ở cấp cơ sở.
Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, thể thao ở cơ sở cần phải có trình độ, năng lực, có tinh thần trách nhiệm cao, để làm tốt nhiệm vụ tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương. Mặt khác, quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, các trang thiết bị được đầu tư của Nhà nước cho các hoạt động văn hóa, thể thao./.
Xuất phát từ vai trò quan trọng đó, để đáp ứng yêu cầu trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có đề án “Nâng cao hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hóa, thể thao ở nông thôn”; Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị đã ban hành Nghị quyết 05/2009/NQ- HĐND ngày 24/4/2009 “Về phát triển sự nghiệp văn hóa, thể dục, thể thao; xây dựng thiết chế văn hóa, thể dục, thể thao cơ sở và phát triển thể thao thành tích cao đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020”; Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐND ngày 13/4/2012 về sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 05/2009/NQ-HĐND; Nghị quyết số 02/2014/NQ-HĐND ngày 25/4/2014 về huy động các nguồn lực và quy định mức hỗ trợ xây dựng nông thôn mới đến năm 2020. Những nghị quyết trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng các thiết văn hóa, thể thao ở nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Với những nỗ lực tích cực của các địa phương, sự vào cuộc của các cấp, các ngành trong tỉnh, đến nay việc đầu tư xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn nông thôn tỉnh Quảng Trị đạt được kết quả. Cụ thể:
Về cơ sở vật chất
Toàn tỉnh có 100/141 xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa- trung tâm thể thao, chiếm tỉ lệ 70,1%, với mức đầu tư từ 500 - 1.200 triệu đồng/nhà văn hóa; Có 945/1073 làng, bản, khu phố có nhà văn hóa, khu thể thao chiếm tỉ lệ 88,7% với mức đầu tư từ 300 - 600 triệu đồng/nhà văn hóa. Hầu hết các nhà văn hóa - trung tâm thể thao các xã, phường, thị trấn, thôn, bản, khu phố được đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, hội họp ở cộng đồng dân cư. Có 592/945 nhà văn hóa – khu thể thao làng, bản, khu phố đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đạt tỷ lệ 62,6% và 79/100 nhà văn hóa - Trung tâm thể thao xã, phường, thị trấn đạt chuẩn theo Quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ( VH,TT&DL), đạt tỷ lệ 79%; 100% xã, phường, thị trấn, thôn, bản có nhà văn hóa- trung tâm thể thao, quy hoạch xây dựng mới giai đoạn 2017-2020. Gần 1.000 cụm bảng thông tin cổ động, 2.500 panô các loại, 9.227 hộp đèn pano tuyên truyền, 5.000 tấm áp phích, 75 cụm pano cỡ lớn, 1.348 sân thể thao, 810 đội văn nghệ, 450 câu lạc bộ trong các làng văn hoá duy trì, hoạt động thường xuyên, có 245 thư viện và 250 tủ sách phục vụ nhân dân trong các làng, bản, khu phố văn hoá đến đọc, nghiên cứu và tìm hiểu.[1]
Được sự quan tâm của Bộ VH,TT&DL và các cấp ủy đảng, chính quyền, những năm qua việc đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, cung cấp các ấn phẩm văn hóa cho các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo và vùng khó khăn của các huyện đã được chú trọng trong chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa như đầu tư, cung cấp, trang cấp hệ thống âm thanh, loa máy, xây dựng nhà văn hóa cho các làng, bản có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như Nhà văn hoá Bản Cheng tại Tân Liên (huyện Hướng Hoá) với kinh phí 500 triệu đồng; Nhà văn hoá thôn Vùng Kho, xã Đakrông (huyện Đakrông) với kinh phí 600 triệu đồng. Ngoài ra, Ngân hàng Công thương Quảng Trị đã hỗ trợ gần 400 triệu đồng để xây dựng nhà sinh hoạt văn hoá cộng đồng cho Bản A Đeng, xã A Ngo (huyện Đakrông); Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel hỗ trợ xây dựng 5 nhà cộng đồng tránh lũ kết hợp làm nhà văn hóa cộng đồng (mỗi công trình 400 triệu đồng) cho các huyện: Gio Linh, Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng và Đakrông.[2]
Đặc biệt, bằng nguồn xã hội hóa, nhiều địa phương, đơn vị, cá nhân đã đầu tư xây dựng hàng chục sân quần vợt, sân bóng đá mini, sân cầu lông, bóng chuyền… đáp ứng nhu cầu luyện tập của các tầng lớp nhân dân. Toàn tỉnh hiện nay có hơn 500 cổng chào được xây kiên cố, hơn 1.000 cụm bảng thông tin cổ động, hàng nghìn panô, tấm appich; gần 1.000 đội văn nghệ, câu lạc bộ văn nghệ, thể thao trong các làng văn hoá duy trì, hoạt động thường xuyên.
Về các quy tắc, tiêu chuẩn, ứng xử trong cộng đồng
Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao ở nông thôn đáp ứng nhu cầu sáng tạo, học tập, trao đổi, hưởng thụ, gìn giữ văn hóa, luyện tập thể dục thể thao của các tầng lớp nhân dân đồng thời giữ vai trò nòng cốt trong tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhiệm vụ chính trị, xã hội ở địa phương.
Xây dựng và ban hành các hương ước, quy ước làng xã, thôn, bản, khu phố
Hương ước, quy ước là văn bản quy định các quy tắc xử sự do cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố tự nguyện thỏa thuận và thiết lập nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của cộng đồng dân cư và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận.
Đến nay, toàn tỉnh 100% các làng, bản, khu phố, khóm phố, tiểu khu xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước. Việc soạn thảo hương ước, quy ước do ban soạn thảo đảm nhiệm, là người có uy tín, đại diện cho các thành phần dân cư tại cộng đồng, được thảo luận và thông qua tại các cuộc họp dân theo nguyên tác dân chủ, đa số. Quy trình xây dựng hương ước, quy ước được thực hiện công khai, dân chủ thông qua các buổi họp dân từ khi dự thảo, lấy ý kiến, phê duyệt và sửa đổi, bổ sung, đúng với quy định của pháp luật, phù hợp với thực tiễn, phong tục, tập quán của địa phương.
Các nội dung hương ước, quy ước tại các thôn, bản, khóm phố đều quy định rõ những việc dân phải được biết và bàn như chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế và xây dựng cơ sở hạ tầng; văn hóa, giáo dục, y tế, chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình; xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa; giữ gìn an ninh trật tự - an toàn xã hội; khen thưởng và xử lý vi phạm; xây dựng và quản lý, sử dụng quỹ là những nội dung chính được đưa vào hương ước, quy ước. Các thôn, bản, khóm phố còn chủ động lồng ghép quy chế dân chủ vào xây dựng quy ước, hương ước về nếp sống văn hóa mới như thanh niên nam nữ kết hôn đúng tuổi quy định, đến ủy ban nhân dân xã đăng ký kết hôn, không được tảo hôn... được nhân dân đồng tình ủng hộ và thực hiện nghiêm túc.
Đồng thời, để xóa bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu, các nghi lễ tốn kém trong ma chay, đám tang. Các hương ước, quy ước đã quy định khi có người không để người chết trong nhà quá 48 giờ đồng hồ, không được rải vàng mã, khóc mướn, lăn đường, không tổ chức ăn uống linh đình... Hương ước, quy ước còn quy định việc sống đoàn kết, hòa thuận, tương thân, tương ái giữa các dòng họ, mọi người dân trong thôn, bản, tiểu khu có trách nhiệm giúp đỡ trẻ mồ côi, người già yếu, bệnh tật không nơi nương tựa và những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, người lầm lỗi. Hàng năm mỗi gia đình còn đóng góp ngày công hoặc tiền mặt để lo những công việc chung của làng, bản, khóm phố.
Những mô hình hay và điểm được tuyên truyền, nhân rộng, điển hình như việc tang ở xã Vĩnh Giang, xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh; Làng Câu Nhi, xã Hải Tân, huyện Hải Lăng… Khi gia đình có tang, chỉ được treo cờ tang trong khuôn viên của gia đình; không được tổ chức ăn uống và bia rượu trong đám tang; không để quá 48h, xây dựng quỹ trợ tang, để giúp đỡ gia đình có tang, dùng đĩa nhạc lễ để thay cho nhạc sống (Không đánh chiêng trống sau 22h đêm và trước 5h sáng hôm sau), không rải tiền, vàng mã dọc đường đưa tang, các địa phương tiến hành quy hoạch nghĩa trang, đảm bảo vệ sinh môi trường…; Điển hình việc cưới xã Triệu Đông, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong; …. quy định không tổ chức tiệc rượu đêm trước, không tổ chức nhạc sống gây ồn ào sau 10h đêm, rút gọn các thủ tục nghi lễ, tổ chức lễ cưới tiết kiệm, thực hiện theo đúng quy định về Luật Hôn nhân và Gia đình, đảm bảo những phong tục truyền thống địa phương; việc cưới của đồng bào dân tộc thiểu số ở các bản, làng của huyện Đakrông, Hướng Hóa, Vĩnh Linh, Gio Linh có tiến bộ, các hủ tục, mê tín dị đoan dần được xoá bỏ, tổ chức gọn nhẹ và không còn hiện tượng thách cưới, nạn tảo hôn được hạn chế.
Xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước lồng ghép với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và cuộc vận động “chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở”… tạo được chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của của cán bộ, đảng viên và nhân dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ, góp phần hình thành và nhân rộng nếp sống văn hóa mới. Phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc, làng xã, tác động tích cực đến quá trình lao động, sản xuất, khiêu gợi tình cảm, tình yêu quê hương. Tổ chức thực hiện tốt các lễ hội như Lễ hội Thống nhất non sông, Nhịp cầu Xuyên Á, Huyền thoại Trường Sơn, Khúc tráng ca Thành Cổ, Thả hoa trên dòng sông Thạch Hãn, Lễ hội La Vang… phục dựng và tổ chức tốt các lễ hội của đồng bào dân tộc thiều số như Lễ hội Areuping, lễ đâm trâm mừng lúa mới và các lễ hội dân gian khác… Đặc biệt các vùng dân tộc ít người thuộc các xã miền núi Vĩnh Ô, Vĩnh Khê, Vĩnh Hà và các xã có rừng đã đưa vào hương ước, quy ước những nội dung về bảo vệ, phát triển rừng; định canh, định cư; chống các phong tục lạc hậu, mê tín dị đoan, góp phần xây dựng thôn, bản phát triển bền vững, thực hiện nếp sống văn hóa.
Bên cạnh đó, việc khuyến khích xây dựng xã hội học tập, cộng đồng học tập, dòng họ học tập tại các địa phương đã được đưa vào hương ước, quy ước nhằm động viên khuyến khích cán bộ và nhân dân tích cực học tập, nâng cao kiến thức văn hóa và chuyên môn nghiệp vụ, gia đình nào khó khăn thì chính quyền địa phương kết hợp với thôn, bản, khóm phố bàn bạc tìm cách giúp đỡ con em yên tâm học tập; để khuyến khích tinh thần học tập của con em địa phương, hương ước của một số thôn, bản, khóm phố đã quy định việc trích quỹ phúc lợi thưởng cho các gia đình có con em là học sinh giỏi, học sinh thi đỗ đại học….
Việc khen thưởng, xử phạt được quy định rõ bằng các hình thức như biểu dương, khen thưởng trước cộng đồng trong các hội nghị tổng kết năm, các cuộc họp cộng đồng, bình chọn gia đình văn hóa, ưu tiên vay vốn xóa đói giảm nghèo, phát triển ngành nghề với lãi suất thấp hoặc không lãi hoặc thưởng tiền, hiện vật có tính chất động viên, khuyến khích. Các hình thức phạt trong hương ước, quy ước chủ yếu là dựa trên sức mạnh của dư luận xã hội, cộng đồng như các hình thức giáo dục, phê bình của gia đình, tập thể cộng đồng, thông báo trên hệ thống truyền thanh ở cơ sở.
Từ những thực tế trên, tính đến hết tháng 9/2018, toàn tỉnh có 113/117 xã đạt tiêu chí về văn hóa, tăng 2 xã so với năm 2016. Có 117 xã đã phát động xã đạt chuẩn nông thôn mới. Trong đó đã có 50 xã đạt chuẩn. Có 148.908/164.458 gia đình được công nhận là gia đình văn hóa; 1039/1073 làng bản đạt danh hiệu văn hóa; 75/104 trung tâm văn hóa thể thao cấp xã đạt chuẩn theo quy định; có 598/996 nhà văn hóa, thể thao thôn, bản đạt chuẩn theo quy định.[3]
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao ở nông thôn và công tác quản lý thiết chế văn hóa ở tỉnh ta hiện vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế. Do kinh phí có hạn và nguồn nhân lực còn hạn chế về trình độ chuyên môn nên một số trung tâm văn hóa - thể thao cấp xã hoạt động mang tính thời vụ, phong trào; một số nơi ít tổ chức được các hoạt động văn hóa - thể thao định kỳ nhằm duy trì thói quen sinh hoạt của nhân dân; một số trung tâm cơ sở vật chất, sân bãi, trang thiết bị chưa đầy đủ và do không có cán bộ chuyên trách nên chưa khai thác hết công năng của các cơ sở vật chất (một số nơi chỉ dừng lại ở việc hội họp, trưng bày, thiếu các hoạt động chuyên môn theo quy định). Quy hoạch quỹ đất dành cho xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao còn khó khăn; cơ chế chính sách thu hút các nguồn lực thực hiện xã hội hoá văn hoá chưa mạnh và đồng đều…
Vì vậy, trong thời gian tới để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao ở nông thôn trên địa bàn tỉnh ta cần phải thực hiện những giải pháp sau:
Trước hết, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân về các chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, nhất là đề án “Nâng cao hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hóa, thể thao ở nông thôn”; Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; Phong trào “Xây dựng nông thôn mới, văn minh minh đô thi”, “Làng văn hóa, gia đình văn hóa”…
Thứ hai, hoàn thiện đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa - thể thao cấp cơ sở theo quy hoạch, đảm bảo các xã và thị trấn được chọn để xây dựng nông thôn mới đều có Trung tâm văn hóa - thể thao để tổ chức các hoạt động tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao ở nông thôn như: liên hoan, hội thi, hội diễn văn nghệ quần chúng, thi đấu, thi diễn các môn thể thao ở nông thôn, tạo điều kiện để người dân địa phương tham gia các hoạt động sáng tác và biểu diễn nghệ thuật dân gian truyền thống; là nơi sinh hoạt, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, các chương trình tuyên truyền về đề tài nông nghiệp, nông dân; đồng thời đáp ứng những nhu cầu sinh hoạt văn hóa, thể thao ngày càng cao của nhân dân.
Đầu tư xây dựng các sân luyện tập và thi đấu thể dục - thể thao cấp xã, đảm bảo 100% các xã nông thôn mới đều có sân bóng đá và sân bóng chuyền. Đẩy mạnh thực hiện các mô hình xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa - thể thao - du lịch, nhằm phát triển phong trào ở cơ sở, tạo điều kiện nhân dân tham gia luyện tập, rèn luyện sức khỏe nâng cao thể chất. Xây dựng cơ chế lồng ghép, phối hợp giữa phong trào xây dựng đời sống văn hóa với chương trình mục mục quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Thứ ba, chú trọng công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, tạo điều kiện để khôi phục lễ hội, tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc đang sinh sống trên địa bàn. Kịp thời phát hiện và ngăn chặn các biểu hiện không lành mạnh trong các hoạt động văn hóa - thể thao – du lịch. Tăng cường làm tốt công tác quản lý nhà nước và thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với các hoạt động văn hóa, thể thao, đảm bảo phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị của địa phương và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân. Qua đó, biểu dương, khen thưởng những cá nhân, tập thể có thành tích tốt trong các phong trào thi đua văn hóa, nghệ, thể thao ở nông thôn.
Thứ tư, sàng lọc các quy định trong hương ước, quy ước, quy tắc của làng xã để loại bỏ những hủ tục, phong tục không còn phù hợp. Tiếp tục phát huy các lễ hội truyền thống của quê hương, khơi dậy niềm tự hào của dân tộc, truyền thống cách mạng; uống nước nhớ nguồn; ca ngợi thành quả lao động của mãnh đất con người Quảng Trị. Đồng thời nhân rộng các mô hình tích cực như: xã hội hộc tập, cộng đồng học tập, dòng họ học tập; những quy định phù hợp về tổ chức lễ hội, ma chay, tang, đám…
Thứ năm, có chính sách đầu tư phù hợp để cấp cơ sở có đủ nguồn lực về kinh phí, quy hoạch quỹ đất, nguồn nhân lực quản lý trong xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao đạt quy chuẩn của Bộ VH,TT&DL. Cần có chính sách, cơ chế thuận lợi cho các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp, cá nhân trong việc tham gia đóng góp xây dựng, quản lý và sử dụng có hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể thao; tăng cường công tác tập huấn cho cán bộ làm văn hóa, đặc biệt là cán bộ ở cấp cơ sở.
Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, thể thao ở cơ sở cần phải có trình độ, năng lực, có tinh thần trách nhiệm cao, để làm tốt nhiệm vụ tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương. Mặt khác, quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, các trang thiết bị được đầu tư của Nhà nước cho các hoạt động văn hóa, thể thao./.