Một số vấn đề đặt ra đối với công tác thanh tra giáo dục ở Trường Chính trị Lê Duẩn tỉnh Quảng Trị
- Thứ hai - 04/12/2017 09:49
- In ra
- Đóng cửa sổ này
ThS. Trần Đức Dương
Phó Trưởng phòng TC-HC-QT
Phó Trưởng phòng TC-HC-QT
Có thể khẳng định, hoạt động thanh tra giáo dục nói chung và thanh tra việc thực hiện các quy chế về đào tạo tại trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là một nhiệm vụ quan trọng nhằm góp phần nâng cao chất lượng về đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường. Trong những năm gần đây, Trường Chính trị Lê Duẩn tỉnh Quảng Trị luôn coi trọng hoạt động thanh tra giáo dục, trong đó có việc thanh tra thực hiện Quy chế về đào tạo do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ban hành và bước đầu đã đạt được một số kết quả đáng kể.
Thực hiện Quyết định số 184-QĐ/TW ngày 03/09/2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khoá X) về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trường Chính trị Lê Duẩn tỉnh Quảng Trị cơ bản đã xác định rõ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra giáo dục. Thanh tra giáo dục ở Nhà trường là cán bộ kiêm nhiệm, chịu sự quản lý trực tiếp của Hiệu trưởng, giúp Hiệu trưởng, Ban Giám hiệu thực hiện thanh tra về công tác đào tạo, bồi dưỡng trong phạm vi hoạt động của Nhà trường nhằm tăng cường hiệu quả quản lý, năng cao chất lượng đào tạo.
Xác định tầm quan trọng của bộ quy chế mới về quản lý đào tạo do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ban hành, Nhà trường, Đảng uỷ, Ban Giám hiệu đã tổ chức quán triệt, triển khai một cách nghiêm túc, chặt chẽ.
Việc tổ chức thực hiện đầy đủ, đồng thời phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm quy chế, quy định trong đào tạo và bồi dưỡng sẽ góp phần duy trì kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả và đảm bảo sự phát triển toàn diện công tác đào tạo, bồi dưỡng.
Đồng thời, thông qua hoạt động thanh tra nhằm phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Nhà trường; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, giảng viên, nhân viên và học viên.
Theo Quy chế hoạt động thanh tra giáo dục của Học viện ban hành năm 2016, Nhà trường đã áp dụng bắt đầu từ năm học 2016-2017. Đồng thời, ra Quyết định thành lập Tổ Thanh tra giáo dục của Nhà trường gồm 03 thành viên (trong đó, đồng chí Phó Trưởng phòng phụ trách công tác tổ chức của Nhà trường kiêm nhiệm chức vụ Tổ trưởng Thanh tra giáo dục). Hàng năm, căn cứ Quy chế hoạt động thanh tra giáo dục và Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được Tỉnh uỷ giao, Tổ Thanh tra giáo dục đề xuất, tham mưu cho Lãnh đạo trường ban hành kế hoạch hoạt động thanh tra giáo dục. Đặc biệt, do Bộ Quy chế mới ban hành nên thanh tra Nhà trường đã tập trung thanh tra những vấn đề liên quan đến Bộ Quy chế quản lý đào tạo do Học viên Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ban hành năm 2010 và 2016 được thực hiện nghiêm túc theo từng tháng, quý và đem lại hiệu quả thiết thực, với những kết quả cụ thể như sau:
Thứ nhất, trong lĩnh vực liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng
Hoạt động thanh tra giáo dục trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng luôn được tổ chức thường xuyên. Nhà trường đã tổ chức 39 đợt thanh tra định kỳ theo kế hoạch; 54 lượt kiểm tra đột xuất tại các lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính và quản lý nhà nước chương trình chuyên viên ở các cơ sở liên kết đào tạo (như: huyện, thị, các sở, ban, ngành); 34 lượt thanh tra bài thi, coi thi và tổ chức chấm thi hết môn và 07 lượt thanh tra chấm tiểu luận tốt nghiệp (nay là khoá luận tốt nghiệp). Đặc biệt, Ban Giám hiệu thường xuyên tổ chức đoàn kiểm tra đột xuất tình hình giảng dạy, học tập tại các lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính và quản lý nhà nước chương trình chuyên viên để nắm bắt thực chất việc dạy và học, việc thực hiện quy chế đào tạo, bồi dưỡng.
Nội dung công tác thanh tra giáo dục gồm: làm việc với Ban Chỉ đạo các lớp học, giáo viên dồng chủ nhiệm, dự giờ, phát phiếu thăm dò học viên về chất lượng giảng dạy của giảng viên; kiểm tra hồ sơ, sổ sách, chuyên môn, sổ theo dõi giảng dạy và học tập, bảng tổng hợp điểm, hồ sơ lớp học, kiểm tra tiến độ thực hiện hợp đồng đào tạo, trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi bên theo quy định của hợp đồng.
Từ khi Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ban hành Bộ Quy chế Quản lý đào tạo 2016, Đảng ủy, Ban giám hiệu Nhà trường đã thể hiện quyết tâm thực hiện một các kiên quyết, triệt để và hiệu quả với tinh thần “Áp dụng chứ không vận dụng”. Từ 01/8/2016 Trường Chính trị Lê Duẩn đã triển khai thực hiện tốt công tác Tuyển sinh, chủ động trong tuyển sinh các lớp đúng về số lượng, tiêu chuẩn cũng như về thời gian theo quy định của quy chế. Tuy nhiên, do mới áp dụng nên Nhà trường vẫn còn lúng túng trong khâu tiếp nhận hồ sơ học viên và hội đồng tuyển sinh cũng đã rút kinh nghiệm cho lần tuyển sinh tiếp theo.
Nhà trường cũng đã áp dụng Quy chế Học viên để quản lý học viên các lớp, như tăng số thành viên ban cán sự lớp từ 3 người lên 5 người, thực hiện theo dõi quản lý học viên theo mẫu sổ mới một cách nghiêm túc do Học viện ban hành nên tình hình các lớp trong thời gian qua đã được quản lý khá chặt chẽ, tình trạng đi muộn, bỏ tiết ngày càng được khắc phục và được giảng viên, học viên đồng tình, ủng hộ.
Các quy chế khác được thực hiện nghiêm túc, đi vào nền nếp và có tác dụng tích cực.
Từ việc chú trọng và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các vấn đề liên quan đến bộ quy chế đã làm cho các đơn vị liên kết đào tạo đều tuân thủ đúng nội quy, quy chế đào tạo. Giảng viên thực hiện đúng chương trình, nội dung, mẫu giáo án đã được ban hành, nhiệt tình, trách nhiệm trong giảng dạy và quản lý học viên; các bài giảng đã được đầu tư chuẩn bị công phu, cập nhật kiến thức mới, gắn lý luận với thực tiễn và phù hợp với đối tượng người học. Chủ nhiệm các lớp đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, quản lý chặt chẽ sĩ số học viên, theo dõi đôn đốc nhắc nhở kịp thời, đảm bảo tỷ lệ chuyên cần, góp phần tích cực nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện của học viên. Học viên các lớp đã có nhiều cố gắng, khắc phục khó khăn để vừa làm, vừa học, nỗ lực trong học tập và rèn luyện.
Tuy nhiên, thông qua công tác thanh tra giáo dục cũng đã kịp thời phát hiện một số hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của nhà trường. Cụ thể là:
Về phía các cơ sở liên kết đào tạo, một số đơn vị, cơ sở liên kết đào tạo cơ sở vật chất còn khó khăn, nên việc bố trí phòng học, trang thiết bị chưa đáp ứng được yêu cầu. Đồng chủ nhiệm lớp tại một số đơn vị liên kết đào tạo chưa thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm, quản lý học viên còn thiếu sự chặt chẽ, đôi khi nể nang, thiếu kiên quyết;
Về phía cán bộ, giảng viên nhà trường, một số giảng viên có chất lượng bài giảng chưa cao, chưa hấp dẫn, cuốn hút người học, thông tin trong bài giảng chưa được cập nhật kịp thời; việc sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực chưa thường xuyên và thực sự hiệu quả. Công tác coi thi có thời điểm chưa thực sự chặt chẽ, còn có sự nể nang.
Về phía học viên, một số học viên kết quả học tập, rèn luyện chưa tốt, vẫn còn một vài trường hợp nghỉ học không có lý do chính đáng; trong lớp chưa tập trung nghe giảng, ghi bài, còn làm việc riêng, sử dụng điện thoại. Trong thi và kiểm tra còn có trường hợp chưa nghiêm túc, sử dụng tài liệu. Ở một số lớp, vẫn còn tình trạng học viên không mua giáo trình nên không có giáo trình, tài liệu để tham khảo, nghiên cứu.
Thứ hai, thanh tra giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng của Nhà trường
Trong giai đoạn từ 2010-2016, có 05 học viên có đơn đề nghị phúc khảo kết quả thi hết môn. Ban Thanh tra giáo dục (hiện nay là Tổ Thanh tra giáo dục) đã tham mưu cho Lãnh đạo trường thành lập Ban chấm thi và tổ chức chấm phúc khảo đảm bảo khách quan, chính xác, công khai và minh bạch; thông báo kết quả cho học viên kịp thời và giải quyết mọi vướng mắc của học viên theo đúng quy chế. Trong quá trình triển khai thực hiện 2 Bộ quy chế quản lý đào tạo của Học viện CTQGHCM ban hành từ năm 2010 đến nay, không có cán bộ, công chức, viên chức, học viên phản ảnh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về các nội dung liên quan đến các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của Nhà trường.
Thứ ba, thanh tra nội dung khác do Hiệu trưởng Nhà trường quyết định
Trong lĩnh vực thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của các khoa, phòng: Cùng với việc thanh tra, kiểm tra các lớp và các cơ sở liên kết đào tạo, Nhà trường tiến hành thanh tra, kiểm tra toàn diện các khoa, phòng. Từ 2010 đến nay, Ban Thanh tra giáo dục phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy, Ban Thanh tra nhân dân tham mưu cho Đảng ủy, Ban Giám hiệu tiến hành 12 đợt kiểm tra toàn diện 07 khoa, phòng về công tác quản lý, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; việc phân công, sử dụng đội ngũ cán bộ, giảng viên; việc phân bài giảng, duyệt giảng và chấm bài; kiểm tra các loại hồ sơ, sổ sách, giáo án…đặc biệt là các nội dung liên quan đến Bộ Quy chế quản lý đào tạo. Qua thanh tra, kiểm tra cho thấy các khoa, phòng thực hiện nghiêm túc việc quản lý chuyên môn. Tuy nhiên, một số khoa, phòng phân công, sử dụng đội ngũ cán bộ, giảng viên chưa thực sự hợp lý. Việc thông qua giáo án, duyệt giảng cho giảng viên ở một số khoa chưa được làm thường xuyên. Giảng viên kiêm chức chưa được khai thác, sử dụng thật sự hiệu quả và thường xuyên vào giảng dạy; việc phân giờ giảng, bài giảng cho giảng viên có thời điểm không hợp lý…
Về lĩnh vực nghiên cứu khoa học: Trong giai đoạn 2010-2017, Trường Chính trị Lê Duẩn đã đăng ký và triển khai thực hiện 02 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, hơn 10 đề khoa học cấp cơ sở. Hàng năm, Ban thanh tra đều tham mưu cho Lãnh đạo trường thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra việc xây dựng chương trình, kế hoạch, tổ chức thực hiện, nghiệm thu và thanh quyết toán các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và các kết luận của Hội đồng Khoa học Nhà trường; thanh tra việc triển khai, ứng dụng các đề tài đã được nghiệm thu phục vụ hoạt động quản lý và giảng dạy ở trường. Đặc biệt, từ khi thực hiện Bộ Quy chế năm 2016, trong đó có Quy chế Hoạt động nghiên cứu khoa học của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tổ Thanh tra giáo dục Nhà trường đã tiến hành bước đầu việc thanh tra, kiểm tra kết quả nghiên cứu khoa học được quy đổi ra giờ chuẩn, không tính công trình như trước; Quy định cụ thể định mức nghiên cứu khoa học cho các ngạch giảng viên và vấn đề chuyển đổi giờ chuẩn nghiên cứu khoa học và giờ chuẩn giảng dạy.
Việc tiến hành thanh tra, kiểm tra đối với lĩnh vực nghiên cứu khoa học đã làm cho cán bộ, giảng viên trong Nhà trường định hình rõ hơn và tham gia tích cực hơn vào công tác nghiên cứu khoa học, đi thực tế cơ sở và tông kết thực tiễn.
Trong lĩnh vực kinh tế - xã hội: Theo sự phân công của Hiệu trưởng, Tổ Thanh tra giáo dục phối hợp với Ban thanh tra nhân dân trong hoạt động thanh tra việc quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính, vật tư, tài sản do Nhà nước cấp và các nguồn thu khác của trường để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác thuộc phạm vi quản lý của trường.
Với công tác tổ chức cán bộ: Thanh tra việc thực hiện chế độ, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy chế của Học viên, quy định của Nhà trường. Thanh tra công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật: Thanh tra việc thực hiện Luật Thi đua, khen thưởng, hướng dẫn của cấp trên và các quy định của trường về công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật.
Do làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và nhận thức được tầm quan trọng của công tác phòng ngừa “phòng bệnh hơn chữa bệnh” cho nên các nội dung thanh tra trên đây, không phát hiện có sai phạm, hạn chế, khuyết điểm.
Một số đánh giá về hoạt động của Tổ Thanh tra giáo dục
Về ưu điểm:
Hoạt động thanh tra của nhà trường, nhất là các hoạt động liên quan trực tiếp đến Bộ Quy chế quản lý đào tạo đã thực sự trở thành hoạt động được tổ chức thường xuyên, có sự đồng thuận của cán bộ, giảng viên và học viên; có sự phối hợp tốt giữa các khoa, phòng chuyên môn và các cơ sở liên kết đào tạo với đoàn thanh tra giáo dục.
Tổ Thanh tra giáo dục của Nhà trường gồm có 03 thành viên, có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm, trách nhiệm, nghiêm túc trong hoạt động thanh tra, kiểm tra. Chế độ cho hoạt động thanh tra giáo dục được thực hiện như giảng viên thực hiện nhiệm vụ giảng dạy (được tính 04 tiết/người/buổi thanh tra, kiểm tra). Các đoàn thanh tra, kiểm tra đều được tạo điều kiện về phương tiện, thời gian để thực hiện nhiệm vụ.
Hoạt động thanh tra đã kịp thời phát hiện những hạn chế, khuyết điểm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và thực hiện quy chế liên quan đến chuyên môn để sửa chữa, khắc phục.
Về hạn chế:
Có thời điểm do áp lực trong công tác chuyên môn nên hoạt động thanh tra giáo dục chưa được triển khai theo đúng kế hoạch.
Hoạt động thanh tra định kỳ theo kế hoạch được duy trì thường xuyên và thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên, có thời điểm còn mang tính hình thức, chưa thực sự đem lại hiệu quả.
Một số kinh nghiệm qua hoạt động thanh tra ở Trường Chính trị Lê Duẩn
Từ thực tế công tác thanh tra giáo dục ở Trường Chính trị Lê Duẩn và để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra giáo dục về việc thực hiện Bộ Quy chế quản lý đào tạo tại các trường chính trị tỉnh trong thời gian tới, chúng tôi xin rút ra một số kinh nghiệm bước đầu như sau:
Thứ nhất, Đảng ủy, Ban Giám hiệu có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, đầu tư về thời gian và kinh phí cho hoạt động thanh tra giáo dục.
Thứ hai, tăng cường tuyên truyền, quán triệt để nâng cao nhận thức của cán bộ, giảng viên về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các quy định, quy chế của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và của nhà trường; về ý thức, tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ; về vị trí, vai trò của hoạt động thanh tra giáo dục…
Thứ ba, phải lựa chọn cán bộ, giảng viên có đủ tiêu chuẩn, phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm, trung thực, công tâm, khách quan, am hiểu về nghiệp vụ, có kinh nghiệm trong giảng dạy, quản lý… tham gia làm thành viên Tổ thanh tra giáo dục. Các cá nhân được cử làm thanh tra phải đáp có khả năng phân tích, đánh giá, tổng hợp những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra, có năng lực xem xét, kết luận, kiến nghị biện pháp xử lý sau thanh tra, đáp ứng tiêu chuẩn cơ bản về học vị, ngạch, bậc cần thiết và uy tín nghề nghiệp.
Tổ thanh tra giáo dục cần chủ động tham mưu, đề xuất cho lãnh đạo trường trong xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra giáo dục đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng kế hoạch và xử lý, khắc phục kịp thời các hạn chế, khuyết điểm của kết luận thanh tra, kiểm tra.
Hoạt động thanh tra phải tuân theo quy định của pháp luật, bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai dân chủ, kịp thời. Thực hiện thanh tra phải đúng trình tự, sát hợp với các quy định về chuyên môn, nội quy, quy chế; không làm cản trở hoạt động bình thường của các khoa, phòng, giảng viên và học tập của học viên. Khi tiến hành thanh tra, người ra Quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra phải tuân theo quy định của pháp luật; quy chế chuyên môn và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.
Thứ tư, duy trì thường xuyên hoạt động thanh tra định kỳ theo kế hoạch. Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với cán bộ, giảng viên, các khoa, phòng, các lớp trung cấp LLCT-HC tập trung tại trường, các lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính tại các cơ sở liên kết đào tạo cũng như tất các các loại hình đào tạo, bồi dưỡng ở trường chính trị.
Thứ năm, cần xây dựng kế hoạch thanh tra một cách cụ thể; theo dõi tiến độ thực hiện; ra quyết định thanh tra, văn bản kết luận thanh tra và các quyết định có liên quan sau thanh tra; trên cơ sở Quy chế về hoạt động thanh tra giáo dục của Học viện ban hành, các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần quy định phụ cấp cụ thể cho cán bộ làm công tác thanh tra theo quy chế chi tiêu nội bộ; các bộ phận liên quan trong trường tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất và tài chính để thanh tra hoàn thành nhiệm vụ.
Thứ sáu, tổ chức, cá nhân được thanh tra hoặc có yêu cầu có trách nhiệm cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu theo yêu cầu của thanh tra, thành viên đoàn thanh tra và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp. Kết hợp chặt chẽ với Ủy ban kiểm tra Đảng ủy, Ban Thanh tra nhân dân thanh tra theo yêu cầu các nội dung: Tuyển sinh, chấm thi… và các đơn thư khiếu nại, tố cáo có liên quan.
Thứ bảy, nhiệm vụ của hoạt động thanh tra giáo dục ở trường chính trị tỉnh phải chú trọng đến công tác giám sát việc thực hiện các quy chế, quy định về quản lý đào tạo của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và của Nhà trường. Tham mưu giúp Hiệu trưởng giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng trong phạm vi hoạt động của nhà trường. Hoạt động thanh tra phải tuân theo pháp luật, bảo đảm chính xác, khách quan trung thực, công khai, dân chủ và không làm cản trở đến hoạt động bình thường của tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra hoặc có liên quan nhằm mục đích phòng ngừa, phát hiện và kiến nghị xử lý các hành vi vi phạm các quy chế, quy định về quản lý đào tạo của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và của Nhà trường.
Một số đề xuất, kiến nghị
Từ thực tiễn triển khai thực hiện công tác thanh tra giáo dục liên quan đến Bộ Quy chế quản lý đào tạo tại Trường Chính trị Lê Duẩn tỉnh Quảng Trị, chúng tôi có một số đề xuất, kiến nghị sau đây:
Đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã có Quy chế hoạt động thanh tra giáo dục ở các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên, nội dung cụ thể, chi tiết công tác thanh tra ở trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa được quy định rõ nên việc thực hiện còn lúng túng.
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cần duy trì tổ chức Hội nghị, mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn công tác thanh tra hàng năm để bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm trong hoạt động thanh tra, tạo sự thống nhất trong hệ thống các trường chính trị.
Đối với Ban Thanh tra của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Đề nghị tăng cường hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ và trao đổi kinh nghiệm hoạt động thanh tra, kiểm tra để các trường chính trị có điều kiện thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra của đơn vị mình.
Có thể khẳng định rằng hoạt động thanh tra giáo dục, nhất là công tác thanh tra về việc thực hiện Bộ Quy chế đào tạo của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ở trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là một hoạt động quan trọng trong việc bảo đảm kỷ cương, nề nếp và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường. Tin tưởng rằng với sự quan tâm, tạo điều kiện của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Đảng ủy, Ban Giám hiệu ở các trường chính trị tỉnh, hoạt động thanh tra giáo dục tiếp tục đạt được chất lượng, hiệu quả hơn nữa, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở các trường chính trị tỉnh trong giai đoạn hiện nay./.
Thực hiện Quyết định số 184-QĐ/TW ngày 03/09/2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khoá X) về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trường Chính trị Lê Duẩn tỉnh Quảng Trị cơ bản đã xác định rõ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra giáo dục. Thanh tra giáo dục ở Nhà trường là cán bộ kiêm nhiệm, chịu sự quản lý trực tiếp của Hiệu trưởng, giúp Hiệu trưởng, Ban Giám hiệu thực hiện thanh tra về công tác đào tạo, bồi dưỡng trong phạm vi hoạt động của Nhà trường nhằm tăng cường hiệu quả quản lý, năng cao chất lượng đào tạo.
Xác định tầm quan trọng của bộ quy chế mới về quản lý đào tạo do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ban hành, Nhà trường, Đảng uỷ, Ban Giám hiệu đã tổ chức quán triệt, triển khai một cách nghiêm túc, chặt chẽ.
Việc tổ chức thực hiện đầy đủ, đồng thời phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm quy chế, quy định trong đào tạo và bồi dưỡng sẽ góp phần duy trì kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả và đảm bảo sự phát triển toàn diện công tác đào tạo, bồi dưỡng.
Đồng thời, thông qua hoạt động thanh tra nhằm phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Nhà trường; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, giảng viên, nhân viên và học viên.
Theo Quy chế hoạt động thanh tra giáo dục của Học viện ban hành năm 2016, Nhà trường đã áp dụng bắt đầu từ năm học 2016-2017. Đồng thời, ra Quyết định thành lập Tổ Thanh tra giáo dục của Nhà trường gồm 03 thành viên (trong đó, đồng chí Phó Trưởng phòng phụ trách công tác tổ chức của Nhà trường kiêm nhiệm chức vụ Tổ trưởng Thanh tra giáo dục). Hàng năm, căn cứ Quy chế hoạt động thanh tra giáo dục và Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được Tỉnh uỷ giao, Tổ Thanh tra giáo dục đề xuất, tham mưu cho Lãnh đạo trường ban hành kế hoạch hoạt động thanh tra giáo dục. Đặc biệt, do Bộ Quy chế mới ban hành nên thanh tra Nhà trường đã tập trung thanh tra những vấn đề liên quan đến Bộ Quy chế quản lý đào tạo do Học viên Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ban hành năm 2010 và 2016 được thực hiện nghiêm túc theo từng tháng, quý và đem lại hiệu quả thiết thực, với những kết quả cụ thể như sau:
Thứ nhất, trong lĩnh vực liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng
Hoạt động thanh tra giáo dục trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng luôn được tổ chức thường xuyên. Nhà trường đã tổ chức 39 đợt thanh tra định kỳ theo kế hoạch; 54 lượt kiểm tra đột xuất tại các lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính và quản lý nhà nước chương trình chuyên viên ở các cơ sở liên kết đào tạo (như: huyện, thị, các sở, ban, ngành); 34 lượt thanh tra bài thi, coi thi và tổ chức chấm thi hết môn và 07 lượt thanh tra chấm tiểu luận tốt nghiệp (nay là khoá luận tốt nghiệp). Đặc biệt, Ban Giám hiệu thường xuyên tổ chức đoàn kiểm tra đột xuất tình hình giảng dạy, học tập tại các lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính và quản lý nhà nước chương trình chuyên viên để nắm bắt thực chất việc dạy và học, việc thực hiện quy chế đào tạo, bồi dưỡng.
Nội dung công tác thanh tra giáo dục gồm: làm việc với Ban Chỉ đạo các lớp học, giáo viên dồng chủ nhiệm, dự giờ, phát phiếu thăm dò học viên về chất lượng giảng dạy của giảng viên; kiểm tra hồ sơ, sổ sách, chuyên môn, sổ theo dõi giảng dạy và học tập, bảng tổng hợp điểm, hồ sơ lớp học, kiểm tra tiến độ thực hiện hợp đồng đào tạo, trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi bên theo quy định của hợp đồng.
Từ khi Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ban hành Bộ Quy chế Quản lý đào tạo 2016, Đảng ủy, Ban giám hiệu Nhà trường đã thể hiện quyết tâm thực hiện một các kiên quyết, triệt để và hiệu quả với tinh thần “Áp dụng chứ không vận dụng”. Từ 01/8/2016 Trường Chính trị Lê Duẩn đã triển khai thực hiện tốt công tác Tuyển sinh, chủ động trong tuyển sinh các lớp đúng về số lượng, tiêu chuẩn cũng như về thời gian theo quy định của quy chế. Tuy nhiên, do mới áp dụng nên Nhà trường vẫn còn lúng túng trong khâu tiếp nhận hồ sơ học viên và hội đồng tuyển sinh cũng đã rút kinh nghiệm cho lần tuyển sinh tiếp theo.
Nhà trường cũng đã áp dụng Quy chế Học viên để quản lý học viên các lớp, như tăng số thành viên ban cán sự lớp từ 3 người lên 5 người, thực hiện theo dõi quản lý học viên theo mẫu sổ mới một cách nghiêm túc do Học viện ban hành nên tình hình các lớp trong thời gian qua đã được quản lý khá chặt chẽ, tình trạng đi muộn, bỏ tiết ngày càng được khắc phục và được giảng viên, học viên đồng tình, ủng hộ.
Các quy chế khác được thực hiện nghiêm túc, đi vào nền nếp và có tác dụng tích cực.
Từ việc chú trọng và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các vấn đề liên quan đến bộ quy chế đã làm cho các đơn vị liên kết đào tạo đều tuân thủ đúng nội quy, quy chế đào tạo. Giảng viên thực hiện đúng chương trình, nội dung, mẫu giáo án đã được ban hành, nhiệt tình, trách nhiệm trong giảng dạy và quản lý học viên; các bài giảng đã được đầu tư chuẩn bị công phu, cập nhật kiến thức mới, gắn lý luận với thực tiễn và phù hợp với đối tượng người học. Chủ nhiệm các lớp đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, quản lý chặt chẽ sĩ số học viên, theo dõi đôn đốc nhắc nhở kịp thời, đảm bảo tỷ lệ chuyên cần, góp phần tích cực nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện của học viên. Học viên các lớp đã có nhiều cố gắng, khắc phục khó khăn để vừa làm, vừa học, nỗ lực trong học tập và rèn luyện.
Tuy nhiên, thông qua công tác thanh tra giáo dục cũng đã kịp thời phát hiện một số hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của nhà trường. Cụ thể là:
Về phía các cơ sở liên kết đào tạo, một số đơn vị, cơ sở liên kết đào tạo cơ sở vật chất còn khó khăn, nên việc bố trí phòng học, trang thiết bị chưa đáp ứng được yêu cầu. Đồng chủ nhiệm lớp tại một số đơn vị liên kết đào tạo chưa thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm, quản lý học viên còn thiếu sự chặt chẽ, đôi khi nể nang, thiếu kiên quyết;
Về phía cán bộ, giảng viên nhà trường, một số giảng viên có chất lượng bài giảng chưa cao, chưa hấp dẫn, cuốn hút người học, thông tin trong bài giảng chưa được cập nhật kịp thời; việc sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực chưa thường xuyên và thực sự hiệu quả. Công tác coi thi có thời điểm chưa thực sự chặt chẽ, còn có sự nể nang.
Về phía học viên, một số học viên kết quả học tập, rèn luyện chưa tốt, vẫn còn một vài trường hợp nghỉ học không có lý do chính đáng; trong lớp chưa tập trung nghe giảng, ghi bài, còn làm việc riêng, sử dụng điện thoại. Trong thi và kiểm tra còn có trường hợp chưa nghiêm túc, sử dụng tài liệu. Ở một số lớp, vẫn còn tình trạng học viên không mua giáo trình nên không có giáo trình, tài liệu để tham khảo, nghiên cứu.
Thứ hai, thanh tra giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng của Nhà trường
Trong giai đoạn từ 2010-2016, có 05 học viên có đơn đề nghị phúc khảo kết quả thi hết môn. Ban Thanh tra giáo dục (hiện nay là Tổ Thanh tra giáo dục) đã tham mưu cho Lãnh đạo trường thành lập Ban chấm thi và tổ chức chấm phúc khảo đảm bảo khách quan, chính xác, công khai và minh bạch; thông báo kết quả cho học viên kịp thời và giải quyết mọi vướng mắc của học viên theo đúng quy chế. Trong quá trình triển khai thực hiện 2 Bộ quy chế quản lý đào tạo của Học viện CTQGHCM ban hành từ năm 2010 đến nay, không có cán bộ, công chức, viên chức, học viên phản ảnh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về các nội dung liên quan đến các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của Nhà trường.
Thứ ba, thanh tra nội dung khác do Hiệu trưởng Nhà trường quyết định
Trong lĩnh vực thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của các khoa, phòng: Cùng với việc thanh tra, kiểm tra các lớp và các cơ sở liên kết đào tạo, Nhà trường tiến hành thanh tra, kiểm tra toàn diện các khoa, phòng. Từ 2010 đến nay, Ban Thanh tra giáo dục phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy, Ban Thanh tra nhân dân tham mưu cho Đảng ủy, Ban Giám hiệu tiến hành 12 đợt kiểm tra toàn diện 07 khoa, phòng về công tác quản lý, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; việc phân công, sử dụng đội ngũ cán bộ, giảng viên; việc phân bài giảng, duyệt giảng và chấm bài; kiểm tra các loại hồ sơ, sổ sách, giáo án…đặc biệt là các nội dung liên quan đến Bộ Quy chế quản lý đào tạo. Qua thanh tra, kiểm tra cho thấy các khoa, phòng thực hiện nghiêm túc việc quản lý chuyên môn. Tuy nhiên, một số khoa, phòng phân công, sử dụng đội ngũ cán bộ, giảng viên chưa thực sự hợp lý. Việc thông qua giáo án, duyệt giảng cho giảng viên ở một số khoa chưa được làm thường xuyên. Giảng viên kiêm chức chưa được khai thác, sử dụng thật sự hiệu quả và thường xuyên vào giảng dạy; việc phân giờ giảng, bài giảng cho giảng viên có thời điểm không hợp lý…
Về lĩnh vực nghiên cứu khoa học: Trong giai đoạn 2010-2017, Trường Chính trị Lê Duẩn đã đăng ký và triển khai thực hiện 02 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, hơn 10 đề khoa học cấp cơ sở. Hàng năm, Ban thanh tra đều tham mưu cho Lãnh đạo trường thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra việc xây dựng chương trình, kế hoạch, tổ chức thực hiện, nghiệm thu và thanh quyết toán các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và các kết luận của Hội đồng Khoa học Nhà trường; thanh tra việc triển khai, ứng dụng các đề tài đã được nghiệm thu phục vụ hoạt động quản lý và giảng dạy ở trường. Đặc biệt, từ khi thực hiện Bộ Quy chế năm 2016, trong đó có Quy chế Hoạt động nghiên cứu khoa học của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tổ Thanh tra giáo dục Nhà trường đã tiến hành bước đầu việc thanh tra, kiểm tra kết quả nghiên cứu khoa học được quy đổi ra giờ chuẩn, không tính công trình như trước; Quy định cụ thể định mức nghiên cứu khoa học cho các ngạch giảng viên và vấn đề chuyển đổi giờ chuẩn nghiên cứu khoa học và giờ chuẩn giảng dạy.
Việc tiến hành thanh tra, kiểm tra đối với lĩnh vực nghiên cứu khoa học đã làm cho cán bộ, giảng viên trong Nhà trường định hình rõ hơn và tham gia tích cực hơn vào công tác nghiên cứu khoa học, đi thực tế cơ sở và tông kết thực tiễn.
Trong lĩnh vực kinh tế - xã hội: Theo sự phân công của Hiệu trưởng, Tổ Thanh tra giáo dục phối hợp với Ban thanh tra nhân dân trong hoạt động thanh tra việc quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính, vật tư, tài sản do Nhà nước cấp và các nguồn thu khác của trường để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác thuộc phạm vi quản lý của trường.
Với công tác tổ chức cán bộ: Thanh tra việc thực hiện chế độ, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy chế của Học viên, quy định của Nhà trường. Thanh tra công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật: Thanh tra việc thực hiện Luật Thi đua, khen thưởng, hướng dẫn của cấp trên và các quy định của trường về công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật.
Do làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và nhận thức được tầm quan trọng của công tác phòng ngừa “phòng bệnh hơn chữa bệnh” cho nên các nội dung thanh tra trên đây, không phát hiện có sai phạm, hạn chế, khuyết điểm.
Một số đánh giá về hoạt động của Tổ Thanh tra giáo dục
Về ưu điểm:
Hoạt động thanh tra của nhà trường, nhất là các hoạt động liên quan trực tiếp đến Bộ Quy chế quản lý đào tạo đã thực sự trở thành hoạt động được tổ chức thường xuyên, có sự đồng thuận của cán bộ, giảng viên và học viên; có sự phối hợp tốt giữa các khoa, phòng chuyên môn và các cơ sở liên kết đào tạo với đoàn thanh tra giáo dục.
Tổ Thanh tra giáo dục của Nhà trường gồm có 03 thành viên, có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm, trách nhiệm, nghiêm túc trong hoạt động thanh tra, kiểm tra. Chế độ cho hoạt động thanh tra giáo dục được thực hiện như giảng viên thực hiện nhiệm vụ giảng dạy (được tính 04 tiết/người/buổi thanh tra, kiểm tra). Các đoàn thanh tra, kiểm tra đều được tạo điều kiện về phương tiện, thời gian để thực hiện nhiệm vụ.
Hoạt động thanh tra đã kịp thời phát hiện những hạn chế, khuyết điểm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và thực hiện quy chế liên quan đến chuyên môn để sửa chữa, khắc phục.
Về hạn chế:
Có thời điểm do áp lực trong công tác chuyên môn nên hoạt động thanh tra giáo dục chưa được triển khai theo đúng kế hoạch.
Hoạt động thanh tra định kỳ theo kế hoạch được duy trì thường xuyên và thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên, có thời điểm còn mang tính hình thức, chưa thực sự đem lại hiệu quả.
Một số kinh nghiệm qua hoạt động thanh tra ở Trường Chính trị Lê Duẩn
Từ thực tế công tác thanh tra giáo dục ở Trường Chính trị Lê Duẩn và để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra giáo dục về việc thực hiện Bộ Quy chế quản lý đào tạo tại các trường chính trị tỉnh trong thời gian tới, chúng tôi xin rút ra một số kinh nghiệm bước đầu như sau:
Thứ nhất, Đảng ủy, Ban Giám hiệu có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, đầu tư về thời gian và kinh phí cho hoạt động thanh tra giáo dục.
Thứ hai, tăng cường tuyên truyền, quán triệt để nâng cao nhận thức của cán bộ, giảng viên về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các quy định, quy chế của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và của nhà trường; về ý thức, tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ; về vị trí, vai trò của hoạt động thanh tra giáo dục…
Thứ ba, phải lựa chọn cán bộ, giảng viên có đủ tiêu chuẩn, phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm, trung thực, công tâm, khách quan, am hiểu về nghiệp vụ, có kinh nghiệm trong giảng dạy, quản lý… tham gia làm thành viên Tổ thanh tra giáo dục. Các cá nhân được cử làm thanh tra phải đáp có khả năng phân tích, đánh giá, tổng hợp những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra, có năng lực xem xét, kết luận, kiến nghị biện pháp xử lý sau thanh tra, đáp ứng tiêu chuẩn cơ bản về học vị, ngạch, bậc cần thiết và uy tín nghề nghiệp.
Tổ thanh tra giáo dục cần chủ động tham mưu, đề xuất cho lãnh đạo trường trong xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra giáo dục đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng kế hoạch và xử lý, khắc phục kịp thời các hạn chế, khuyết điểm của kết luận thanh tra, kiểm tra.
Hoạt động thanh tra phải tuân theo quy định của pháp luật, bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai dân chủ, kịp thời. Thực hiện thanh tra phải đúng trình tự, sát hợp với các quy định về chuyên môn, nội quy, quy chế; không làm cản trở hoạt động bình thường của các khoa, phòng, giảng viên và học tập của học viên. Khi tiến hành thanh tra, người ra Quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra phải tuân theo quy định của pháp luật; quy chế chuyên môn và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.
Thứ tư, duy trì thường xuyên hoạt động thanh tra định kỳ theo kế hoạch. Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với cán bộ, giảng viên, các khoa, phòng, các lớp trung cấp LLCT-HC tập trung tại trường, các lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính tại các cơ sở liên kết đào tạo cũng như tất các các loại hình đào tạo, bồi dưỡng ở trường chính trị.
Thứ năm, cần xây dựng kế hoạch thanh tra một cách cụ thể; theo dõi tiến độ thực hiện; ra quyết định thanh tra, văn bản kết luận thanh tra và các quyết định có liên quan sau thanh tra; trên cơ sở Quy chế về hoạt động thanh tra giáo dục của Học viện ban hành, các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần quy định phụ cấp cụ thể cho cán bộ làm công tác thanh tra theo quy chế chi tiêu nội bộ; các bộ phận liên quan trong trường tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất và tài chính để thanh tra hoàn thành nhiệm vụ.
Thứ sáu, tổ chức, cá nhân được thanh tra hoặc có yêu cầu có trách nhiệm cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu theo yêu cầu của thanh tra, thành viên đoàn thanh tra và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp. Kết hợp chặt chẽ với Ủy ban kiểm tra Đảng ủy, Ban Thanh tra nhân dân thanh tra theo yêu cầu các nội dung: Tuyển sinh, chấm thi… và các đơn thư khiếu nại, tố cáo có liên quan.
Thứ bảy, nhiệm vụ của hoạt động thanh tra giáo dục ở trường chính trị tỉnh phải chú trọng đến công tác giám sát việc thực hiện các quy chế, quy định về quản lý đào tạo của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và của Nhà trường. Tham mưu giúp Hiệu trưởng giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng trong phạm vi hoạt động của nhà trường. Hoạt động thanh tra phải tuân theo pháp luật, bảo đảm chính xác, khách quan trung thực, công khai, dân chủ và không làm cản trở đến hoạt động bình thường của tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra hoặc có liên quan nhằm mục đích phòng ngừa, phát hiện và kiến nghị xử lý các hành vi vi phạm các quy chế, quy định về quản lý đào tạo của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và của Nhà trường.
Một số đề xuất, kiến nghị
Từ thực tiễn triển khai thực hiện công tác thanh tra giáo dục liên quan đến Bộ Quy chế quản lý đào tạo tại Trường Chính trị Lê Duẩn tỉnh Quảng Trị, chúng tôi có một số đề xuất, kiến nghị sau đây:
Đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã có Quy chế hoạt động thanh tra giáo dục ở các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên, nội dung cụ thể, chi tiết công tác thanh tra ở trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa được quy định rõ nên việc thực hiện còn lúng túng.
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cần duy trì tổ chức Hội nghị, mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn công tác thanh tra hàng năm để bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm trong hoạt động thanh tra, tạo sự thống nhất trong hệ thống các trường chính trị.
Đối với Ban Thanh tra của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Đề nghị tăng cường hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ và trao đổi kinh nghiệm hoạt động thanh tra, kiểm tra để các trường chính trị có điều kiện thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra của đơn vị mình.
Có thể khẳng định rằng hoạt động thanh tra giáo dục, nhất là công tác thanh tra về việc thực hiện Bộ Quy chế đào tạo của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ở trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là một hoạt động quan trọng trong việc bảo đảm kỷ cương, nề nếp và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường. Tin tưởng rằng với sự quan tâm, tạo điều kiện của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Đảng ủy, Ban Giám hiệu ở các trường chính trị tỉnh, hoạt động thanh tra giáo dục tiếp tục đạt được chất lượng, hiệu quả hơn nữa, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở các trường chính trị tỉnh trong giai đoạn hiện nay./.