Một số suy nghĩ của giảng viên trẻ trong giảng dạy lớp Trung cấp LLCT-HC Lào
- Thứ ba - 05/12/2017 08:45
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Th.s Dương Thị Châu Phụng
Khoa Dân vận
Khoa Dân vận
Thực hiện Thông báo số 97-TB/BTCTW ngày 16/5/2007 của Ban Tổ chức Trung ương về việc giao nhiệm vụ cho các tỉnh giáp biên giới của nước ta hợp tác, giúp đỡ các tỉnh giáp biên giới của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào về công tác đào tạo cán bộ về lý luận chính trị. Đây chính là một trong những nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong việc vun đắp tình hữu nghị giữa hai dân tộc. Trong đó, Quảng Trị là một địa phương có chung đường biên giới với hai tỉnh Salavan và Savanakhẹt, do đó, tỉnh ta đã thiết lập mối quan hệ hợp tác thân thiết với hai tỉnh của nước bạn Lào trên nhiều phương diện và đạt hiệu quả cao. Thực hiện văn bản thoả thuận hợp tác được cam kết giữa các đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Quảng Trị và hai tỉnh Salavan, Savanakhet của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Tỉnh uỷ Quảng Trị đã có Thông báo số 335-TB/TU ngày 26/6/2007 về việc đào tạo cán bộ chính trị giúp Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ giao cho Trường Chính trị Lê Duẩn chủ trì cùng với Trường Cao đẳng Sư phạm, Ban Tổ chức Tỉnh uỷ và các cơ quan liên quan nghiên cứu, khảo sát, xây dựng đề án. Sau một thời gian tích cực nghiên cứu, lập kế hoạch đào tạo, Trường Chính trị Lê Duẩn đã phối hợp với các cơ quan liên quan mở lớp TC LLCT-HC đầu tiên cho cán bộ hai tỉnh Salavan và Savanakhet từ tháng 7 năm 2008.
Trường Chính trị Lê Duẩn đã xác định đây là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng nên Đảng uỷ, Ban Giám hiệu đã chỉ đạo và thực hiện giảng dạy đúng theo quy chế Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tính đến năm 2017, Trường Chính trị Lê Duẩn đã mở được 7 lớp TC LLCT-HC cho cán bộ hai tỉnh Salavan và Savanakhet, nước CHDCND Lào với 280 học viên là cán bộ đương chức và dự nguồn của 2 tỉnh. Các khoá học đã đạt hiệu quả cao trong việc trang bị kiến thức về lý luận chính trị, quản lý nhà nước một cách có hệ thống, giúp người học lĩnh hội được những vấn đề cơ bản nhất về quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước Việt Nam; đối chiếu, so sánh những điểm tương đồng, nhất quán về lý luận và thực tiễn trong mục tiêu xây dựng xã hội chủ nghĩa giữa hai Đảng và hai Nhà nước. Đây chính là niềm vinh dự, tự hào mà Nhà trường đã đạt được và một số trường chính trị đến tham khảo, học hỏi kinh nghiệm.
Song, trong thực tế chúng ta có thể thấy rằng, việc giảng dạy học viên Lào có những điểm đặc thù riêng. Trước hết, mặc dù có 3 tháng học tiếng Việt nhưng đa số học viên Lào chưa nói thành thạo tiếng Việt; trong khi đó, giảng viên giảng dạy cũng không biết tiếng Lào cho nên gây bất đồng ngôn ngữ, khó khăn trong việc dạy và học. Thứ hai, giáo án giảng dạy phải chuẩn bị kỹ, sớm ít nhất 1 tháng để phiên dịch viêc dịch qua tiếng Lào. Thứ ba, trong quá trình giảng dạy có phiên dịch viên cho nên phương pháp giảng dạy không được phong phú mà chủ yếu là vừa giảng vừa dịch cho học viên. Đối với đội ngũ giảng viên trẻ, kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế, khi giảng dạy lớp học viên Lào cần phải chuẩn bị nội dung và phương pháp giảng dạy một cách chu đáo hơn.
Từ thực tế đó, với tư cách là một giảng viên trẻ của Nhà trường tham gia giảng dạy lớp TC LLCT-HC Lào, tôi xin nêu một số suy nghĩ về công tác chuẩn bị trước khi giảng dạy học viên Lào như sau:
Thứ nhất, công tác chuẩn bị giáo án. Đặc thù giảng dạy lớp TC LLCT-HC Lào khác với các lớp khác, trong quá trình giảng có phiên dịch viên dịch sang tiếng Lào trực tiếp trên lớp học. Do đó, giảng viên phải nghiên cứu kỹ, đảm bảo chính xác nội dung của giáo trìnhTC LLCT – HC do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh biên soạn. Giáo án giảng dạy cần đầy đủ, ngắn gọn, súc tích và phù hợp với học viên. Nội dung của giáo án cần thể hiện rõ những quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Giảng viên phải xác định được nội dung trọng tâm, trọng điểm, những kiến thức cơ bản của bài giảng để truyền đạt cho học viên. Trước khi lên lớp, giảng viên cần chuẩn bị và nộp giáo án trước 1 tháng để phiên dịch viên dịch sang tiếng Lào một cách chính xác nhất.
Thứ hai, về phương pháp giảng dạy. Đa số học viên Lào lần đầu tiên được học chương trình TC LLCT-HC với những phương pháp mới, kiến thức mới, có những thuật ngữ về chính trị mới lại phải học thông qua phiên dịch. Điều đó, đòi hỏi giảng viên phải có phương pháp giảng dạy linh hoạt, sáng tạo, kết hợp nhiều phương pháp khác nhau nhằm truyền đạt kiến thức một cách hiệu quả nhất. Chẳng hạn, giảng viên có thể vừa sử dụng phương pháp thuyết trình vừa có thể nêu ra những câu hỏi phát vấn ngắn để học viên suy nghĩ, trả lời, tăng cường tương tác với học viên. Giảng viên khi giảng dạy phải diễn đạt câu ngắn gọn, rõ nghĩa. Giảng viên cần liên hệ thực tiễn, lấy ví dụ ở cả Việt Nam và Lào về những nội dung liên quan đến bài học. Đồng thời, giảng viên cần phối hợp nhịp nhàng với người phiên dịch, tạo ra không khí cởi mở, gần gũi để học viên tiếp thu bài một cách tích cực và hiệu quả nhất.
Thứ ba, bên cạnh công tác chuẩn bị về mặt chuyên môn, giảng viên trẻ cần nghiên cứu, tìm hiểu những đặc điểm của học viên lớp Lào về nghề nghiệp, giới tính, trình độ học vấn, tuổi tác… Thông qua các buổi giao lưu văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, thông qua các cuộc gặp gỡ, trao đổi, nói chuyện để có thể nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh của học viên Lào. Từ đó, mỗi giảng viên có thể định hướng cho mình một phương pháp giao tiếp, giảng dạy phù hợp. Bên cạnh đó, giảng viên trẻ cần tích cực học thêm tiếng Lào để giao tiếp và phục vụ cho công tác giảng dạy.
Trên đây là những suy nghĩ bước đầu của một giảng viên trẻ của Nhà trường tham gia giảng dạy lớp TC LLCT-HC Lào. Tôi hy vọng rằng, thông qua bài viết này, đội ngũ giảng viên trẻ sẽ nhận được sự góp ý, chia sẻ của các đồng chí giảng viên trong Nhà trường. Để từ đó, chúng tôi sẽ nỗ lực hết mình cùng với Nhà trường hoàn thành nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ quốc tế trong thời gian tới.
Trường Chính trị Lê Duẩn đã xác định đây là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng nên Đảng uỷ, Ban Giám hiệu đã chỉ đạo và thực hiện giảng dạy đúng theo quy chế Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tính đến năm 2017, Trường Chính trị Lê Duẩn đã mở được 7 lớp TC LLCT-HC cho cán bộ hai tỉnh Salavan và Savanakhet, nước CHDCND Lào với 280 học viên là cán bộ đương chức và dự nguồn của 2 tỉnh. Các khoá học đã đạt hiệu quả cao trong việc trang bị kiến thức về lý luận chính trị, quản lý nhà nước một cách có hệ thống, giúp người học lĩnh hội được những vấn đề cơ bản nhất về quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước Việt Nam; đối chiếu, so sánh những điểm tương đồng, nhất quán về lý luận và thực tiễn trong mục tiêu xây dựng xã hội chủ nghĩa giữa hai Đảng và hai Nhà nước. Đây chính là niềm vinh dự, tự hào mà Nhà trường đã đạt được và một số trường chính trị đến tham khảo, học hỏi kinh nghiệm.
Song, trong thực tế chúng ta có thể thấy rằng, việc giảng dạy học viên Lào có những điểm đặc thù riêng. Trước hết, mặc dù có 3 tháng học tiếng Việt nhưng đa số học viên Lào chưa nói thành thạo tiếng Việt; trong khi đó, giảng viên giảng dạy cũng không biết tiếng Lào cho nên gây bất đồng ngôn ngữ, khó khăn trong việc dạy và học. Thứ hai, giáo án giảng dạy phải chuẩn bị kỹ, sớm ít nhất 1 tháng để phiên dịch viêc dịch qua tiếng Lào. Thứ ba, trong quá trình giảng dạy có phiên dịch viên cho nên phương pháp giảng dạy không được phong phú mà chủ yếu là vừa giảng vừa dịch cho học viên. Đối với đội ngũ giảng viên trẻ, kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế, khi giảng dạy lớp học viên Lào cần phải chuẩn bị nội dung và phương pháp giảng dạy một cách chu đáo hơn.
Từ thực tế đó, với tư cách là một giảng viên trẻ của Nhà trường tham gia giảng dạy lớp TC LLCT-HC Lào, tôi xin nêu một số suy nghĩ về công tác chuẩn bị trước khi giảng dạy học viên Lào như sau:
Thứ nhất, công tác chuẩn bị giáo án. Đặc thù giảng dạy lớp TC LLCT-HC Lào khác với các lớp khác, trong quá trình giảng có phiên dịch viên dịch sang tiếng Lào trực tiếp trên lớp học. Do đó, giảng viên phải nghiên cứu kỹ, đảm bảo chính xác nội dung của giáo trìnhTC LLCT – HC do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh biên soạn. Giáo án giảng dạy cần đầy đủ, ngắn gọn, súc tích và phù hợp với học viên. Nội dung của giáo án cần thể hiện rõ những quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Giảng viên phải xác định được nội dung trọng tâm, trọng điểm, những kiến thức cơ bản của bài giảng để truyền đạt cho học viên. Trước khi lên lớp, giảng viên cần chuẩn bị và nộp giáo án trước 1 tháng để phiên dịch viên dịch sang tiếng Lào một cách chính xác nhất.
Thứ hai, về phương pháp giảng dạy. Đa số học viên Lào lần đầu tiên được học chương trình TC LLCT-HC với những phương pháp mới, kiến thức mới, có những thuật ngữ về chính trị mới lại phải học thông qua phiên dịch. Điều đó, đòi hỏi giảng viên phải có phương pháp giảng dạy linh hoạt, sáng tạo, kết hợp nhiều phương pháp khác nhau nhằm truyền đạt kiến thức một cách hiệu quả nhất. Chẳng hạn, giảng viên có thể vừa sử dụng phương pháp thuyết trình vừa có thể nêu ra những câu hỏi phát vấn ngắn để học viên suy nghĩ, trả lời, tăng cường tương tác với học viên. Giảng viên khi giảng dạy phải diễn đạt câu ngắn gọn, rõ nghĩa. Giảng viên cần liên hệ thực tiễn, lấy ví dụ ở cả Việt Nam và Lào về những nội dung liên quan đến bài học. Đồng thời, giảng viên cần phối hợp nhịp nhàng với người phiên dịch, tạo ra không khí cởi mở, gần gũi để học viên tiếp thu bài một cách tích cực và hiệu quả nhất.
Thứ ba, bên cạnh công tác chuẩn bị về mặt chuyên môn, giảng viên trẻ cần nghiên cứu, tìm hiểu những đặc điểm của học viên lớp Lào về nghề nghiệp, giới tính, trình độ học vấn, tuổi tác… Thông qua các buổi giao lưu văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, thông qua các cuộc gặp gỡ, trao đổi, nói chuyện để có thể nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh của học viên Lào. Từ đó, mỗi giảng viên có thể định hướng cho mình một phương pháp giao tiếp, giảng dạy phù hợp. Bên cạnh đó, giảng viên trẻ cần tích cực học thêm tiếng Lào để giao tiếp và phục vụ cho công tác giảng dạy.
Trên đây là những suy nghĩ bước đầu của một giảng viên trẻ của Nhà trường tham gia giảng dạy lớp TC LLCT-HC Lào. Tôi hy vọng rằng, thông qua bài viết này, đội ngũ giảng viên trẻ sẽ nhận được sự góp ý, chia sẻ của các đồng chí giảng viên trong Nhà trường. Để từ đó, chúng tôi sẽ nỗ lực hết mình cùng với Nhà trường hoàn thành nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ quốc tế trong thời gian tới.