Một số kết quả đạt được của Chi hội Luật gia Trường Chính trị Lê Duẩn
- Thứ tư - 04/12/2019 10:09
- In ra
- Đóng cửa sổ này
TS. Dương Hương Sơn
Phó Hiệu trưởng, Chi hội trưởng Chi hội Luật gia
Phó Hiệu trưởng, Chi hội trưởng Chi hội Luật gia
Chi hội Luật gia Trường chính trị Lê Duẩn tỉnh Quảng Trị, thuộc Hội Luật gia tỉnh Quảng Trị, là một tổ chức chính trị - xã hội –nghề nghiệp, Chi hội là nơi đoàn kết, tập hợp đội ngũ cán bộ, giảng viên nhà trường có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực pháp luật.
Chi hội được thành lập vào ngày 21/3/2016 gồm 09 hội viên, hội viên của Chi hội chủ yếu làm công tác quản lý, giảng dạy pháp luật tại các khoa, phòng. Hiện tại số lượng hội viên của Chi hội là 07 đồng chí, trong đó: Nữ 04 đồng chí; trình độ chuyên môn nghiệp vụ: 01 tiến sỹ; 06 thạc sỹ. Tuy số lượng hội viên ít, với đặc thù của trường học nhưng Chi hội đã được Đảng uỷ, Ban Giám hiệu Nhà trường quan tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiện toàn tổ chức Chi hội; tạo điều kiện về cơ sở vật chất, thời gian trong thực hiện nhiệm vụ công tác của Chi hội, hội viên nên Ban Chấp hành chi hội, hội viên phát huy trình độ, năng lực, kiến thức và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận:
1. Chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
Với đặc điểm thuận lợi hội viên Chi hội là giảng viên trường chính trị là những người đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống; bên cạnh đó hội viên có 100% có trình độ chuyên môn thạc sỹ trở lên, 100% trình độ lý luận chính trị trung cấp trở lên, 100% là đảng viên nên luôn chấp hành nghiêm chỉnh các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Cùng với thực hiện nhiệm vụ chuyên môn giảng dạy, các luật gia cũng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ báo cáo viên như tuyên truyền các Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII cho các phường, xã; tuyên truyền và đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong học viên và nhân dân ở các địa phương.
2. Công tác tham gia góp ý xây dựng văn bản pháp luật
Công tác tham gia xây dựng pháp luật là một trong những hoạt động được các hội viên quan tâm. Với đặc điểm, điều kiện thuận lợi là các hội viên đều là các giảng viên có kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn và am hiểu pháp luật. Do đó, khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước thì các hội viên tham gia tích cực, góp ý vào các dự thảo luật, các văn bản dưới luật trên tất cả các lĩnh vực hành chính, hình sự, dân sự, kinh tế. Hội viên tích cực viết bài đóng góp ý kiến vào các dự thảo văn bản luật để đăng tải trên báo, tạp chí Trung ương và địa phương. Bên cạnh đó, Chi hội luôn tích cực tham mưu cho Hiệu trưởng, Ban Giám hiệu trong việc xây dựng các quy chế nội bộ cơ quan, đảm bảo theo đúng với các quy định của pháp luật. Như: Xây dựng Đề án sắp xếp bộ máy, bố trí nhân sự Nhà trường theo Quy định số 09 - QĐi/TW, ngày 13/11/2018 của Ban Chấp hành Trung ương “về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”; xây dựng Quy chế làm việc của Nhà trường, Quy chế dân chủ trong hoạt động nội bộ; Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động và quy hoạch cán bộ, giảng viên;… các văn bản trên đã được ban hành và cơ hiệu lực thực hiện từ tháng 10, tháng 11/2019.
3. Công tác tư vấn pháp luật
Các luật gia trên cở sở kiến thức pháp luật chuyên ngành và thế mạnh của mình đã thực hiện tốt chức năng tư vấn pháp luật cho công chức, viên chức, người lao động trong trường; đồng thời thực hiện tốt việc tham mưu, tư vấn cho nhà trường các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực pháp luật khi Lãnh đạo nhà trường yêu cầu. Xuất phát từ đặc điểm công tác chuyên môn là giảng dạy, các luật gia có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với cán bộ, nhân dân ở cơ sở trên địa bàn toàn tỉnh, do đó đã thực hiện tư vấn pháp luật cho nhân dân một cách thiết thực, giúp cán bộ, công chức tháo gỡ khó khăn, vướng mắc ở địa phương. Bên cạnh đó tham gia tư vấn cho cán bộ, giảng viên Nhà trường trong bảo vệ quyền và lợi ích của mình; giải quyết các khiếu nại, thắc mắc của cán bộ, viên chức.
4. Công tác phổ biến và giáo dục pháp luật
Công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật là phần việc quan trọng trong nhiệm vụ hàng năm của Chi hội Luật gia Trường Chính trị Lê Duẩn. Với đặc thù nghề nghiệp, các hội viên của chi hội hầu hết là các giảng viên nên đã gắn kết công tác giảng dạy với việc tuyên truyền giáo dục pháp luật trực tiếp đến tận các học viên là cán bộ, công chức trong toàn tỉnh. Nội dung tuyên truyền về các văn bản pháp luật mới, về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước thông qua các bài giảng ở tất cả các chương trình như: Trung cấp lý luận chính trị - hành chính, các lớp bồi dưỡng chuyên viên, chuyên viên chính, bồi dưỡng đoàn thể. Bên cạnh đó, thông qua công tác giảng dạy, các luật gia của Chi hội đã kết hợp hướng dẫn kỹ năng xây dựng soạn thảo văn bản, hương ước, quy ước cho cán bộ cơ sở trong tỉnh, góp phần thiết thực vào việc xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư và đảm bảo xây dựng an ninh trật tự, an toàn xã hội.
5. Công tác khác
Bên cạnh đó, hội viên còn tích cực viết bài đăng các tạp chí Trung ương và địa phương, viết tin, bài, trên trang thông tin điện tử Trường Chính trị; viết bài đăng Bản tin “Thông tin lý luận và thực tiễn” của nhà trường; tích cực tham gia nghiên cứu khoa học cấp cơ sở. Cụ thể: 100% hội viên tham gia 02 bài viết trên Nội san, 01 bài viết trên Trang web Trường; tham gia thành viên 03 đề tài khoa học cấp cơ sở (01 đề tài đạt xuất sắc, 02 đề tài đạt loại khá), 01 đề tài khoa học cấp tỉnh (đạt loại xuất sắc). Tham gia các hội thảo về công tác thi đua khen thưởng cụm, khối và tham luận tại Hội thảo cấp bộ về xây dựng trường chính trị chuẩn do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức.
Để Chi hội Luật gia Trường Chính trị Lê Duẩn phát huy kết quả đạt được, thực hiện thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội nhiềm kỳ 2019 – 2024, Chi hội luật gia Trường Chính trị Lê Duẩn cần quan tâm, chú trọng những vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, bám sát Nghị quyết của Đại hội Hội luật gia tỉnh, chức năng, nhiệm vụ và sự chỉ đạo của lãnh đạo Hội luật gia, Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ 2019 – 2024 của Chi hội luật gia Trường Chính trị Lê Duẩn để xây dựng các kế hoạch cụ thể; gắn việc giảng dạy, nghiên cứu thực tế, nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn của hội viên Chi hội với công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trọng tâm là những ngành luật có trong chương trình giảng dạy; tham mưu, tư vấn với Đảng uỷ, Ban Giám hiệu nhà trường hoàn thiện hệ thống nội quy, quy chế trong tổ chức hoạt động nội bộ của Nhà trường; tham vấn, tư vấn với chính quyền cơ sở của tỉnh (nơi các đoàn thực tế đến công tác) công tác quản lý, công tác pháp chế, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật;….
Thứ hai, nâng cao nhận thức của hội viên về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức hội; phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, năng lực và kinh nghiệm của hội viên; tạo môi trường để hội viên được đề xuất các sáng kiến, giải pháp và cống hiến khả năng, trí tuệ của mình; để hội viên được rèn luyện, phát triển, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tích lũy kiến thức thực tiễn, từ đó phục vụ trực tiếp cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy.
Thứ ba, đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp hoạt động theo hướng thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, có sức lôi cuốn hội viên. Tăng cường các hoạt động chuyên sâu, đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tiễn. Tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền, phổ biến văn bản mới của Hội đồng Phổ biến tuyên truyền, giáo dục pháp luật của tỉnh, của Hội Luật gia tỉnh.
Thứ tư, kết hợp lồng ghép một cách linh hoạt các hoạt động nghề nghiệp của Chi hội với công tác chuyên môn của Nhà trường để vừa đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ vừa thể hiện được tính chất, vai trò của tổ chức hội và hội viên Chi hội Luật gia.
Thứ năm, tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng uỷ; sự động viên, ủng hộ của Ban Giám hiệu Nhà trường; tăng cường vai trò tích cực, chủ động của Ban Chấp hành Chi hội trong chỉ đạo, điều hành hoạt động của Chi hội để có khả năng tập hợp đông đảo các hội viên tham gia hoạt động, phát huy thế mạnh của các luật gia trong hoạt động nghề nghiệp, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tập thể Chi hội.
Tin tưởng với quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Hội Luật gia tỉnh, của Đảng uỷ nhà trường; sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện đầy trách nhiệm và nhiệt tình của Ban Giám hiệu; của sự đoàn kết, thống nhất cao của các luật gia trong Chi hội, Chi hội Luật gia Trường Chính trị Lê Duẩn sẽ hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch đề ra hằng năm và Nghị quyết mà Đại hội nhiệm kỳ 2019 – 2024 của Chi hội luật gia Trường Chính trị Lê Duẩn đã thông qua.
Chi hội được thành lập vào ngày 21/3/2016 gồm 09 hội viên, hội viên của Chi hội chủ yếu làm công tác quản lý, giảng dạy pháp luật tại các khoa, phòng. Hiện tại số lượng hội viên của Chi hội là 07 đồng chí, trong đó: Nữ 04 đồng chí; trình độ chuyên môn nghiệp vụ: 01 tiến sỹ; 06 thạc sỹ. Tuy số lượng hội viên ít, với đặc thù của trường học nhưng Chi hội đã được Đảng uỷ, Ban Giám hiệu Nhà trường quan tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiện toàn tổ chức Chi hội; tạo điều kiện về cơ sở vật chất, thời gian trong thực hiện nhiệm vụ công tác của Chi hội, hội viên nên Ban Chấp hành chi hội, hội viên phát huy trình độ, năng lực, kiến thức và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận:
1. Chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
Với đặc điểm thuận lợi hội viên Chi hội là giảng viên trường chính trị là những người đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống; bên cạnh đó hội viên có 100% có trình độ chuyên môn thạc sỹ trở lên, 100% trình độ lý luận chính trị trung cấp trở lên, 100% là đảng viên nên luôn chấp hành nghiêm chỉnh các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Cùng với thực hiện nhiệm vụ chuyên môn giảng dạy, các luật gia cũng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ báo cáo viên như tuyên truyền các Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII cho các phường, xã; tuyên truyền và đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong học viên và nhân dân ở các địa phương.
2. Công tác tham gia góp ý xây dựng văn bản pháp luật
Công tác tham gia xây dựng pháp luật là một trong những hoạt động được các hội viên quan tâm. Với đặc điểm, điều kiện thuận lợi là các hội viên đều là các giảng viên có kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn và am hiểu pháp luật. Do đó, khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước thì các hội viên tham gia tích cực, góp ý vào các dự thảo luật, các văn bản dưới luật trên tất cả các lĩnh vực hành chính, hình sự, dân sự, kinh tế. Hội viên tích cực viết bài đóng góp ý kiến vào các dự thảo văn bản luật để đăng tải trên báo, tạp chí Trung ương và địa phương. Bên cạnh đó, Chi hội luôn tích cực tham mưu cho Hiệu trưởng, Ban Giám hiệu trong việc xây dựng các quy chế nội bộ cơ quan, đảm bảo theo đúng với các quy định của pháp luật. Như: Xây dựng Đề án sắp xếp bộ máy, bố trí nhân sự Nhà trường theo Quy định số 09 - QĐi/TW, ngày 13/11/2018 của Ban Chấp hành Trung ương “về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”; xây dựng Quy chế làm việc của Nhà trường, Quy chế dân chủ trong hoạt động nội bộ; Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động và quy hoạch cán bộ, giảng viên;… các văn bản trên đã được ban hành và cơ hiệu lực thực hiện từ tháng 10, tháng 11/2019.
3. Công tác tư vấn pháp luật
Các luật gia trên cở sở kiến thức pháp luật chuyên ngành và thế mạnh của mình đã thực hiện tốt chức năng tư vấn pháp luật cho công chức, viên chức, người lao động trong trường; đồng thời thực hiện tốt việc tham mưu, tư vấn cho nhà trường các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực pháp luật khi Lãnh đạo nhà trường yêu cầu. Xuất phát từ đặc điểm công tác chuyên môn là giảng dạy, các luật gia có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với cán bộ, nhân dân ở cơ sở trên địa bàn toàn tỉnh, do đó đã thực hiện tư vấn pháp luật cho nhân dân một cách thiết thực, giúp cán bộ, công chức tháo gỡ khó khăn, vướng mắc ở địa phương. Bên cạnh đó tham gia tư vấn cho cán bộ, giảng viên Nhà trường trong bảo vệ quyền và lợi ích của mình; giải quyết các khiếu nại, thắc mắc của cán bộ, viên chức.
4. Công tác phổ biến và giáo dục pháp luật
Công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật là phần việc quan trọng trong nhiệm vụ hàng năm của Chi hội Luật gia Trường Chính trị Lê Duẩn. Với đặc thù nghề nghiệp, các hội viên của chi hội hầu hết là các giảng viên nên đã gắn kết công tác giảng dạy với việc tuyên truyền giáo dục pháp luật trực tiếp đến tận các học viên là cán bộ, công chức trong toàn tỉnh. Nội dung tuyên truyền về các văn bản pháp luật mới, về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước thông qua các bài giảng ở tất cả các chương trình như: Trung cấp lý luận chính trị - hành chính, các lớp bồi dưỡng chuyên viên, chuyên viên chính, bồi dưỡng đoàn thể. Bên cạnh đó, thông qua công tác giảng dạy, các luật gia của Chi hội đã kết hợp hướng dẫn kỹ năng xây dựng soạn thảo văn bản, hương ước, quy ước cho cán bộ cơ sở trong tỉnh, góp phần thiết thực vào việc xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư và đảm bảo xây dựng an ninh trật tự, an toàn xã hội.
5. Công tác khác
Bên cạnh đó, hội viên còn tích cực viết bài đăng các tạp chí Trung ương và địa phương, viết tin, bài, trên trang thông tin điện tử Trường Chính trị; viết bài đăng Bản tin “Thông tin lý luận và thực tiễn” của nhà trường; tích cực tham gia nghiên cứu khoa học cấp cơ sở. Cụ thể: 100% hội viên tham gia 02 bài viết trên Nội san, 01 bài viết trên Trang web Trường; tham gia thành viên 03 đề tài khoa học cấp cơ sở (01 đề tài đạt xuất sắc, 02 đề tài đạt loại khá), 01 đề tài khoa học cấp tỉnh (đạt loại xuất sắc). Tham gia các hội thảo về công tác thi đua khen thưởng cụm, khối và tham luận tại Hội thảo cấp bộ về xây dựng trường chính trị chuẩn do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức.
Để Chi hội Luật gia Trường Chính trị Lê Duẩn phát huy kết quả đạt được, thực hiện thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội nhiềm kỳ 2019 – 2024, Chi hội luật gia Trường Chính trị Lê Duẩn cần quan tâm, chú trọng những vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, bám sát Nghị quyết của Đại hội Hội luật gia tỉnh, chức năng, nhiệm vụ và sự chỉ đạo của lãnh đạo Hội luật gia, Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ 2019 – 2024 của Chi hội luật gia Trường Chính trị Lê Duẩn để xây dựng các kế hoạch cụ thể; gắn việc giảng dạy, nghiên cứu thực tế, nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn của hội viên Chi hội với công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trọng tâm là những ngành luật có trong chương trình giảng dạy; tham mưu, tư vấn với Đảng uỷ, Ban Giám hiệu nhà trường hoàn thiện hệ thống nội quy, quy chế trong tổ chức hoạt động nội bộ của Nhà trường; tham vấn, tư vấn với chính quyền cơ sở của tỉnh (nơi các đoàn thực tế đến công tác) công tác quản lý, công tác pháp chế, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật;….
Thứ hai, nâng cao nhận thức của hội viên về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức hội; phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, năng lực và kinh nghiệm của hội viên; tạo môi trường để hội viên được đề xuất các sáng kiến, giải pháp và cống hiến khả năng, trí tuệ của mình; để hội viên được rèn luyện, phát triển, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tích lũy kiến thức thực tiễn, từ đó phục vụ trực tiếp cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy.
Thứ ba, đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp hoạt động theo hướng thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, có sức lôi cuốn hội viên. Tăng cường các hoạt động chuyên sâu, đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tiễn. Tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền, phổ biến văn bản mới của Hội đồng Phổ biến tuyên truyền, giáo dục pháp luật của tỉnh, của Hội Luật gia tỉnh.
Thứ tư, kết hợp lồng ghép một cách linh hoạt các hoạt động nghề nghiệp của Chi hội với công tác chuyên môn của Nhà trường để vừa đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ vừa thể hiện được tính chất, vai trò của tổ chức hội và hội viên Chi hội Luật gia.
Thứ năm, tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng uỷ; sự động viên, ủng hộ của Ban Giám hiệu Nhà trường; tăng cường vai trò tích cực, chủ động của Ban Chấp hành Chi hội trong chỉ đạo, điều hành hoạt động của Chi hội để có khả năng tập hợp đông đảo các hội viên tham gia hoạt động, phát huy thế mạnh của các luật gia trong hoạt động nghề nghiệp, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tập thể Chi hội.
Tin tưởng với quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Hội Luật gia tỉnh, của Đảng uỷ nhà trường; sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện đầy trách nhiệm và nhiệt tình của Ban Giám hiệu; của sự đoàn kết, thống nhất cao của các luật gia trong Chi hội, Chi hội Luật gia Trường Chính trị Lê Duẩn sẽ hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch đề ra hằng năm và Nghị quyết mà Đại hội nhiệm kỳ 2019 – 2024 của Chi hội luật gia Trường Chính trị Lê Duẩn đã thông qua.