Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- Thứ tư - 13/11/2019 07:35
- In ra
- Đóng cửa sổ này
ThS. Đinh Thị Thu Hoài
Khoa Xây dựng Đảng
Khoa Xây dựng Đảng
Di tích lịch sử cách mạng là tài sản vô giá của các thế hệ cha ông để lại, có vai trò quan trọng trong việc góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, bên cạnh việc tập trung phát triển kinh tế - xã hội, trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách để gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa lịch sử. Thực hiện chủ trương của Đảng đã đề ra, các địa phương đã tiến hành bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa lịch sử của dân tộc, nhất là các di tích lịch sử cách mạng. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và từng vùng, miền đã được kế thừa; nhiều di sản văn hóa đã được bảo tồn và tôn tạo.
Quảng Trị là vùng đất có bề dày văn hóa và lịch sử. Với những đặc thù của lịch sử, những kỳ tích hào hùng trong chiến tranh đã để lại cho Quảng Trị nhiều di sản văn hóa vô cùng quý giá. Trong đó, hệ thống di tích cách mạng mang một giá trị và tầm vóc to lớn của lịch sử bởi tính phong phú, độc đáo, đặc biệt là di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh. Hệ thống di tích này vừa là niềm tự hào, vừa là một tài sản vô giá của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Trị. Nhận thức được giá trị lớn lao của các di tích lịch sử cách mạng, thời gian qua, Đảng bộ và chính quyền nhân dân tỉnh Quảng Trị đã tích cực tham gia hưởng ứng, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân thực hiện tốt việc bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tính đến tháng 1-2019, trên địa bàn Quảng Trị có 524 di tích, trong đó: 04 di tích quốc gia đặc biệt (gồm 30 di tích thành phần); 21 di tích quốc gia; 473 di tích cấp tỉnh. Trong số 473 di tích cấp tỉnh có 445 di tích lịch sử cách mạng. Nhìn chung, các di tích lịch sử cách mạng của tỉnh Quảng Trị đa phần là các chứng tích của hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Thời gian qua, với sự kết hợp của các sở, ban, ngành và chính quyền địa phương các cấp, công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã đạt được một số kết quả nhất định sau:
Thứ nhất, về công tác lập hồ sơ khoa học và hồ sơ pháp lý di tích.
Sau cuộc tổng kiểm kê năm 1996 và năm 2000, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã tập trung vào hoạt động nghiên cứu, điều tra, kiểm kê di tích trên toàn tỉnh, xem đây là một việc làm thường xuyên để tìm kiếm, xem xét lại khả năng hiện diện, tồn tại của di tích đã được công nhận để có biện pháp xử lý thích hợp. Tính đến tháng 01 năm 2019, toàn tỉnh có 74/445 di tích lịch sử cách mạng đã hoàn chỉnh hồ sơ khoa học và hồ sơ pháp lý (chiếm 17%); ngoài ra có thêm 45/445 di tích đã có hồ sơ pháp lý (chiếm 10%) và 05 di tích đã có hồ sơ khoa học.
Thứ hai, về công tác đầu tư xây dựng, tôn tạo di tích.
Trong những năm vừa qua, sau khi tiến hành lập hồ sơ khoa học và hồ sơ pháp lý cho các di tích, tỉnh Quảng Trị đã tiến hành chỉ đạo việc đầu tư xây dựng, tôn tạo các di tích bằng các nguồn kinh phí khác nhau như nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước (Chương trình mục tiêu Quốc gia), nguồn kinh phí từ công tác xã hội hóa. Chính vì vậy, các di tích đã được khoanh vùng, xây dựng các bia tưởng niệm và phục dựng lại một số công trình đã xuống cấp. Tính đến tháng 01 năm 2019, toàn tỉnh có 107/445 di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh đã được xây dựng.
Thứ ba, về tổ chức hoạt động du lịch, lễ hội gắn với các di tích lịch sử cách mạng.
Quảng Trị là điểm kết nối của ba tuyến du lịch lớn là: Lộ trình xuyên Việt; Trục hành lang kinh tế Đông – Tây; Con đường Di sản miền Trung. Với lợi thế này đã giúp cho Quảng Trị trong việc quảng bá các di tích văn hóa trên địa bàn tỉnh. Những di tích lịch sử cách mạng là một thành tố quan trọng để Quảng Trị có “thương hiệu” du lịch trong nước và khu vực. Từ nhiều năm qua, du lịch quốc tế đến Quảng Trị theo tour du lịch DMZ (Demilitarised Zone – Khu phi quân sự). Đây là tour du lịch khá nổi tiếng, lại rất đặc biệt vì không thể tìm thấy ở bất kỳ một tour nào khác trong cả nước và là vùng du lịch được ưu tiên hàng đầu với khách ngoại quốc khi đến miền Trung. Từ năm 2005, một tour du lịch mới đã được ra đời cũng trên nền tảng của hệ thống di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng một thời của Quảng Trị mang tên: Du lịch Hoài niệm về chiến trường xưa và đồng đội. Đây là điểm nhấn quan trọng có tính chất khẳng định một thương hiệu du lịch mới được các lữ hành trong nước và quốc tế quan tâm hưởng ứng.
Bên cạnh việc quy hoạch đầu tư tôn tạo các di tích, một số lễ hội cách mạng độc đáo đã được xây dựng, tạo ra được những sản phẩm tinh thần mới có dấu ân sâu đậm, có sức lan tỏa rộng trong đời sống nhân dân. Nổi bật là Lễ hội Tri ân các Anh hùng Liệt sĩ ở Nghĩa trang Liệt sỹ quốc gia Trường Sơn và Nghĩa trang Liệt sỹ quốc gia Đường 9; lễ hội Thống nhất non sông ở Hiền Lương; lễ hội thả hoa trên các sông... được tổ chức vào các dịp lễ tết.
Thứ tư, công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng gắn với các di tích lịch sử.
Thời gian qua, cùng với việc đẩy mạnh sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể trong tỉnh đã có nhiều hoạt động triển khai giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là trong thế hệ trẻ. Qua đó đã nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử; góp phần tạo động lực cho kinh tế - xã hội phát triển.
Hình thức triển khai tuyên truyền giáo dục của các đảng bộ, chính quyền địa phương khá đa dạng, phong phú như: Nói chuyện thời sự, kể chuyện truyền thống, mít tinh kỷ niệm các ngày lễ lớn, xây dựng nhà lưu niệm, đền thờ liệt sĩ… tổ chức tọa đàm, ghi băng phát trên đài truyền thanh, sinh hoạt chi bộ, câu lạc bộ của các đoàn thể nhân dân. Bên cạnh hoạt động tuyên truyền của các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương thì ở các huyện, thị, thành còn có sự phối kết hợp giữa Phòng Văn hóa – Thông tin với các trường học trong việc chăm sóc các di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn, đây chính là phong trào mang tên: “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Theo đó, hàng năm học sinh ở các trường học đã tiến hành chăm sóc các di tích. Ngoài ra, trong các ngày lễ, ngày tổng kết cuối năm học, các trường cũng đã tổ chức cho các em tham quan, học tập ở Bảo tàng tỉnh Quảng Trị và các di tích lịch sử cách mạng. Chính điều này đã giúp giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của cha ông, đồng thời hun đúc thêm cho các em về tình yêu quê hương, đất nước và con người Việt Nam.
Mặc dù hiện nay công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau: Về hoạt động đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích tuy đã có những thành tựu bước đầu nhưng chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tiễn; công tác xã hội hóa trong việc trùng tu, tôn tạo di tích đạt hiệu quả chưa cao; về phân cấp quản lý di tích còn nhiều bất cập; về công tác lập hồ sơ khoa học và xây dựng hồ sơ pháp lý di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh còn chậm; công tác tuyên truyền, vận động người dân trong việc bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh chưa được triển khai thực hiện một cách sâu rộng.
Từ thực trạng công tác bảo tồn nhằm phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa nói chung, di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh nói riêng, theo tôi để nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới cần thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:
Thứ nhất, tăng cường công tác tu bổ tôn tạo di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh .
Các di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh là tài sản tinh thần vô giá mà các thế hệ cha ông đã để lại cho chúng ta. Do đó, vấn đề tu bổ, tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị các di tịch là rất quan trọng và cần thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, với đặc thù là một tỉnh có nhiều di tích nên hầu như từ trước tới nay các cơ quan nhà nước, các tổ chức có thẩm quyền chỉ dừng lại ở việc tập trung phần lớn vào đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích cấp Quốc gia và cấp Quốc gia đặc biệt, còn đối với di tích cấp tỉnh tuy cũng đã có sự đầu tư nhưng vẫn còn mang tính chất nhỏ giọt. Chính vì vậy, với những tác động của thời gian, của thiên nhiên đã làm cho một số di tích bị ảnh hưởng, thậm chí một số di tích đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Trong thời gian tới cần tăng cường hơn nữa việc tôn tạo, bảo tồn các di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh.
Thứ hai, nâng cao vai trò của cộng đồng trong hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh.
Muốn bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, cần nâng cao nhận thức hiểu biết của con người về lĩnh vực này, từ đó có cơ sở để điều chỉnh hành vi xã hội của mỗi cá nhân con người và toàn thể cộng đồng. Khi nhận thức của người dân về vấn đề này được nâng cao thì vai trò của họ trong việc tham gia vào quan lý, tôn tạo, bảo tồn và phát huy các di tích ngày càng cao. Vì vậy, đưa di tích đến với cộng đồng, có ý nghĩa là cộng đồng dân cư địa phương phải tham gia vào hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Sự ủng hộ của cộng đồng, vai trò của quần chúng nhân dân là một trong những yếu tố quan trọng, bởi vì chính cộng đồng tạo ra di tích và cũng chính cộng đồng là người sử dụng di tích, hiện nay cộng đồng phải là người tham gia quản lý, bảo vệ di tích.
Thứ ba, tăng cường sự phối hợp liên ngành trong quá trình đầu tư, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh.
Trong thời gian vừa qua Ủy ban nhân dân tỉnh đã có sự chỉ đạo, lãnh đạo các cấp, các ngành và chính quyền địa phương trong việc thực hiện trùng tu, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị của các di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh trên địa bàn. Tuy nhiên, để tiếp tục nâng cao hơn nữa trong công tác này đối với các di tích, hàng năm Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch với vai trò là cơ quan chủ quản thì cần có kế hoạch phối kết hợp với các đơn vị khác như: Sở Tài chính để xin hỗ trợ nguồn ngân sách trong việc đầu tư tu bổ, tôn tạo; Sở Tài nguyên và Môi trường để tiến hành đo đạc, cấp đất khoanh vùng cho các di tích; Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc chăm sóc các di tích.
Ngoài sự phối hợp với các sở ban ngành nói trên thì công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử còn cần có sự phối hợp liên ngành, trong đó cần chú ý đến sự liên kết chặt chẽ giữa công tác quản lý di tích với các đơn vị thực hiện quản lý phát triển công nghiệp, quản lý đô thị trong quá trình công nghiệp hóa hiện nay.
Thứ tư, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm về di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh.
Một thực tế đáng quan ngại đã tồn tại lâu nay là việc các vi phạm pháp luật về di sản văn hóa, nhất là trong các hoạt động liên quan tới tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh (lấn chiếm đất đai di tích, tu bổ di tích sai nguyên tắc, lợi dụng việc phát huy giá trị di tích để trục lợi..) chậm được xử lý và khắc phục kịp thời. Điều này dẫn tới việc Luật Di sản văn hóa chưa được nhiều tổ chức, cá nhân nghiêm chỉnh chấp hành. Chính vì vậy, chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở, Trung tâm quản lý di tích và Bảo tàng tỉnh Quảng Trị cần đẩy mạnh hơn nữa công tác chống vi phạm di tích. Đặc biệt, nhân dân các xã, phường, thị trấn nơi có các di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh cần giám sát ngăn chặn và báo cáo với cấp có thẩm quyền giải quyết khi có vi phạm di tích xảy ra.
Nhìn chung, hệ thống các di tích lịch sử ở Quảng Trị vừa phong phú về số lượng, lại đa dạng về loại hình. Mỗi di tích lại chứa đựng trong mình những câu chuyện huyền thoại và giá trị nhân văn sâu sắc. Đó là một bộ phận quan trọng cấu thành nên kho tàng di sản văn hóa lâu đời của dân tộc, là vốn văn hóa vô giá do ông cha ta ngày trước dày công tạo dựng, vun đắp và sáng tạo nên, đây là niềm tự hào chung của dân tộc, của tỉnh Quảng Trị về bề dày truyền thống lịch sử - văn hóa của mình. Do đó, việc gìn giữ, tôn tạo và phát huy tốt giá trị các di tích lịch sử văn hóa là việc làm mang đậm tính nhân văn sâu sắc, là biểu hiện của sự đền ơn đáp nghĩa, thể hiện truyền thống “uống nước – nhớ nguồn” là hoạt động thiết thực nhằm hướng tới xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào việc giữ gìn và làm phong phú cho kho tàng di sản văn hóa dân tộc. Đây cũng là trách nhiệm của chúng ta với các thế hệ mai sau, bởi đó thực sự là cội nguồn, gốc rễ của văn hóa dân tộc, để văn hóa thực sự vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển./.
Quảng Trị là vùng đất có bề dày văn hóa và lịch sử. Với những đặc thù của lịch sử, những kỳ tích hào hùng trong chiến tranh đã để lại cho Quảng Trị nhiều di sản văn hóa vô cùng quý giá. Trong đó, hệ thống di tích cách mạng mang một giá trị và tầm vóc to lớn của lịch sử bởi tính phong phú, độc đáo, đặc biệt là di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh. Hệ thống di tích này vừa là niềm tự hào, vừa là một tài sản vô giá của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Trị. Nhận thức được giá trị lớn lao của các di tích lịch sử cách mạng, thời gian qua, Đảng bộ và chính quyền nhân dân tỉnh Quảng Trị đã tích cực tham gia hưởng ứng, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân thực hiện tốt việc bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tính đến tháng 1-2019, trên địa bàn Quảng Trị có 524 di tích, trong đó: 04 di tích quốc gia đặc biệt (gồm 30 di tích thành phần); 21 di tích quốc gia; 473 di tích cấp tỉnh. Trong số 473 di tích cấp tỉnh có 445 di tích lịch sử cách mạng. Nhìn chung, các di tích lịch sử cách mạng của tỉnh Quảng Trị đa phần là các chứng tích của hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Thời gian qua, với sự kết hợp của các sở, ban, ngành và chính quyền địa phương các cấp, công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã đạt được một số kết quả nhất định sau:
Thứ nhất, về công tác lập hồ sơ khoa học và hồ sơ pháp lý di tích.
Sau cuộc tổng kiểm kê năm 1996 và năm 2000, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã tập trung vào hoạt động nghiên cứu, điều tra, kiểm kê di tích trên toàn tỉnh, xem đây là một việc làm thường xuyên để tìm kiếm, xem xét lại khả năng hiện diện, tồn tại của di tích đã được công nhận để có biện pháp xử lý thích hợp. Tính đến tháng 01 năm 2019, toàn tỉnh có 74/445 di tích lịch sử cách mạng đã hoàn chỉnh hồ sơ khoa học và hồ sơ pháp lý (chiếm 17%); ngoài ra có thêm 45/445 di tích đã có hồ sơ pháp lý (chiếm 10%) và 05 di tích đã có hồ sơ khoa học.
Thứ hai, về công tác đầu tư xây dựng, tôn tạo di tích.
Trong những năm vừa qua, sau khi tiến hành lập hồ sơ khoa học và hồ sơ pháp lý cho các di tích, tỉnh Quảng Trị đã tiến hành chỉ đạo việc đầu tư xây dựng, tôn tạo các di tích bằng các nguồn kinh phí khác nhau như nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước (Chương trình mục tiêu Quốc gia), nguồn kinh phí từ công tác xã hội hóa. Chính vì vậy, các di tích đã được khoanh vùng, xây dựng các bia tưởng niệm và phục dựng lại một số công trình đã xuống cấp. Tính đến tháng 01 năm 2019, toàn tỉnh có 107/445 di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh đã được xây dựng.
Thứ ba, về tổ chức hoạt động du lịch, lễ hội gắn với các di tích lịch sử cách mạng.
Quảng Trị là điểm kết nối của ba tuyến du lịch lớn là: Lộ trình xuyên Việt; Trục hành lang kinh tế Đông – Tây; Con đường Di sản miền Trung. Với lợi thế này đã giúp cho Quảng Trị trong việc quảng bá các di tích văn hóa trên địa bàn tỉnh. Những di tích lịch sử cách mạng là một thành tố quan trọng để Quảng Trị có “thương hiệu” du lịch trong nước và khu vực. Từ nhiều năm qua, du lịch quốc tế đến Quảng Trị theo tour du lịch DMZ (Demilitarised Zone – Khu phi quân sự). Đây là tour du lịch khá nổi tiếng, lại rất đặc biệt vì không thể tìm thấy ở bất kỳ một tour nào khác trong cả nước và là vùng du lịch được ưu tiên hàng đầu với khách ngoại quốc khi đến miền Trung. Từ năm 2005, một tour du lịch mới đã được ra đời cũng trên nền tảng của hệ thống di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng một thời của Quảng Trị mang tên: Du lịch Hoài niệm về chiến trường xưa và đồng đội. Đây là điểm nhấn quan trọng có tính chất khẳng định một thương hiệu du lịch mới được các lữ hành trong nước và quốc tế quan tâm hưởng ứng.
Bên cạnh việc quy hoạch đầu tư tôn tạo các di tích, một số lễ hội cách mạng độc đáo đã được xây dựng, tạo ra được những sản phẩm tinh thần mới có dấu ân sâu đậm, có sức lan tỏa rộng trong đời sống nhân dân. Nổi bật là Lễ hội Tri ân các Anh hùng Liệt sĩ ở Nghĩa trang Liệt sỹ quốc gia Trường Sơn và Nghĩa trang Liệt sỹ quốc gia Đường 9; lễ hội Thống nhất non sông ở Hiền Lương; lễ hội thả hoa trên các sông... được tổ chức vào các dịp lễ tết.
Thứ tư, công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng gắn với các di tích lịch sử.
Thời gian qua, cùng với việc đẩy mạnh sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể trong tỉnh đã có nhiều hoạt động triển khai giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là trong thế hệ trẻ. Qua đó đã nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử; góp phần tạo động lực cho kinh tế - xã hội phát triển.
Hình thức triển khai tuyên truyền giáo dục của các đảng bộ, chính quyền địa phương khá đa dạng, phong phú như: Nói chuyện thời sự, kể chuyện truyền thống, mít tinh kỷ niệm các ngày lễ lớn, xây dựng nhà lưu niệm, đền thờ liệt sĩ… tổ chức tọa đàm, ghi băng phát trên đài truyền thanh, sinh hoạt chi bộ, câu lạc bộ của các đoàn thể nhân dân. Bên cạnh hoạt động tuyên truyền của các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương thì ở các huyện, thị, thành còn có sự phối kết hợp giữa Phòng Văn hóa – Thông tin với các trường học trong việc chăm sóc các di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn, đây chính là phong trào mang tên: “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Theo đó, hàng năm học sinh ở các trường học đã tiến hành chăm sóc các di tích. Ngoài ra, trong các ngày lễ, ngày tổng kết cuối năm học, các trường cũng đã tổ chức cho các em tham quan, học tập ở Bảo tàng tỉnh Quảng Trị và các di tích lịch sử cách mạng. Chính điều này đã giúp giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của cha ông, đồng thời hun đúc thêm cho các em về tình yêu quê hương, đất nước và con người Việt Nam.
Mặc dù hiện nay công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau: Về hoạt động đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích tuy đã có những thành tựu bước đầu nhưng chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tiễn; công tác xã hội hóa trong việc trùng tu, tôn tạo di tích đạt hiệu quả chưa cao; về phân cấp quản lý di tích còn nhiều bất cập; về công tác lập hồ sơ khoa học và xây dựng hồ sơ pháp lý di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh còn chậm; công tác tuyên truyền, vận động người dân trong việc bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh chưa được triển khai thực hiện một cách sâu rộng.
Từ thực trạng công tác bảo tồn nhằm phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa nói chung, di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh nói riêng, theo tôi để nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới cần thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:
Thứ nhất, tăng cường công tác tu bổ tôn tạo di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh .
Các di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh là tài sản tinh thần vô giá mà các thế hệ cha ông đã để lại cho chúng ta. Do đó, vấn đề tu bổ, tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị các di tịch là rất quan trọng và cần thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, với đặc thù là một tỉnh có nhiều di tích nên hầu như từ trước tới nay các cơ quan nhà nước, các tổ chức có thẩm quyền chỉ dừng lại ở việc tập trung phần lớn vào đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích cấp Quốc gia và cấp Quốc gia đặc biệt, còn đối với di tích cấp tỉnh tuy cũng đã có sự đầu tư nhưng vẫn còn mang tính chất nhỏ giọt. Chính vì vậy, với những tác động của thời gian, của thiên nhiên đã làm cho một số di tích bị ảnh hưởng, thậm chí một số di tích đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Trong thời gian tới cần tăng cường hơn nữa việc tôn tạo, bảo tồn các di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh.
Thứ hai, nâng cao vai trò của cộng đồng trong hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh.
Muốn bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, cần nâng cao nhận thức hiểu biết của con người về lĩnh vực này, từ đó có cơ sở để điều chỉnh hành vi xã hội của mỗi cá nhân con người và toàn thể cộng đồng. Khi nhận thức của người dân về vấn đề này được nâng cao thì vai trò của họ trong việc tham gia vào quan lý, tôn tạo, bảo tồn và phát huy các di tích ngày càng cao. Vì vậy, đưa di tích đến với cộng đồng, có ý nghĩa là cộng đồng dân cư địa phương phải tham gia vào hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Sự ủng hộ của cộng đồng, vai trò của quần chúng nhân dân là một trong những yếu tố quan trọng, bởi vì chính cộng đồng tạo ra di tích và cũng chính cộng đồng là người sử dụng di tích, hiện nay cộng đồng phải là người tham gia quản lý, bảo vệ di tích.
Thứ ba, tăng cường sự phối hợp liên ngành trong quá trình đầu tư, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh.
Trong thời gian vừa qua Ủy ban nhân dân tỉnh đã có sự chỉ đạo, lãnh đạo các cấp, các ngành và chính quyền địa phương trong việc thực hiện trùng tu, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị của các di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh trên địa bàn. Tuy nhiên, để tiếp tục nâng cao hơn nữa trong công tác này đối với các di tích, hàng năm Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch với vai trò là cơ quan chủ quản thì cần có kế hoạch phối kết hợp với các đơn vị khác như: Sở Tài chính để xin hỗ trợ nguồn ngân sách trong việc đầu tư tu bổ, tôn tạo; Sở Tài nguyên và Môi trường để tiến hành đo đạc, cấp đất khoanh vùng cho các di tích; Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc chăm sóc các di tích.
Ngoài sự phối hợp với các sở ban ngành nói trên thì công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử còn cần có sự phối hợp liên ngành, trong đó cần chú ý đến sự liên kết chặt chẽ giữa công tác quản lý di tích với các đơn vị thực hiện quản lý phát triển công nghiệp, quản lý đô thị trong quá trình công nghiệp hóa hiện nay.
Thứ tư, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm về di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh.
Một thực tế đáng quan ngại đã tồn tại lâu nay là việc các vi phạm pháp luật về di sản văn hóa, nhất là trong các hoạt động liên quan tới tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh (lấn chiếm đất đai di tích, tu bổ di tích sai nguyên tắc, lợi dụng việc phát huy giá trị di tích để trục lợi..) chậm được xử lý và khắc phục kịp thời. Điều này dẫn tới việc Luật Di sản văn hóa chưa được nhiều tổ chức, cá nhân nghiêm chỉnh chấp hành. Chính vì vậy, chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở, Trung tâm quản lý di tích và Bảo tàng tỉnh Quảng Trị cần đẩy mạnh hơn nữa công tác chống vi phạm di tích. Đặc biệt, nhân dân các xã, phường, thị trấn nơi có các di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh cần giám sát ngăn chặn và báo cáo với cấp có thẩm quyền giải quyết khi có vi phạm di tích xảy ra.
Nhìn chung, hệ thống các di tích lịch sử ở Quảng Trị vừa phong phú về số lượng, lại đa dạng về loại hình. Mỗi di tích lại chứa đựng trong mình những câu chuyện huyền thoại và giá trị nhân văn sâu sắc. Đó là một bộ phận quan trọng cấu thành nên kho tàng di sản văn hóa lâu đời của dân tộc, là vốn văn hóa vô giá do ông cha ta ngày trước dày công tạo dựng, vun đắp và sáng tạo nên, đây là niềm tự hào chung của dân tộc, của tỉnh Quảng Trị về bề dày truyền thống lịch sử - văn hóa của mình. Do đó, việc gìn giữ, tôn tạo và phát huy tốt giá trị các di tích lịch sử văn hóa là việc làm mang đậm tính nhân văn sâu sắc, là biểu hiện của sự đền ơn đáp nghĩa, thể hiện truyền thống “uống nước – nhớ nguồn” là hoạt động thiết thực nhằm hướng tới xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào việc giữ gìn và làm phong phú cho kho tàng di sản văn hóa dân tộc. Đây cũng là trách nhiệm của chúng ta với các thế hệ mai sau, bởi đó thực sự là cội nguồn, gốc rễ của văn hóa dân tộc, để văn hóa thực sự vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển./.