Đổi mới công tác chủ nhiệm và quản lý học viên các lớp trung cấp LLCT-HC tại chức mở tại các huyện ở Trường Chính trị Lê Duẩn tỉnh Quảng Trị
- Thứ tư - 16/03/2016 14:24
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, ngay từ khi tái lập lại tỉnh (1989), Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Trị đã rất quan tâm đến công tác đào tạo lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tỉnh. Tỉnh ủy đã ban hành nhiều văn bản quan trọng chỉ đạo Trường Chính trị Lê Duẩn tập trung vào nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, mở nhiều loại hình lớp dựa trên tình hình thực tế của địa phương. Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, trong nhiều năm qua, Trường Chính trị Lê Duẩn ngoài việc mở các lớp đào tạo tập trung và tại chức tại trường còn phối hợp với các huyện , thị, thành phố và các ban, ngành mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng LLCT-HC theo hình thức vừa học vừa làm tại các địa phương, đơn vị trong toàn tỉnh.
Qua thực tiễn giảng dạy và quản lý các khóa tại chức tại trường và các huyện thị, ban, ngành cho thấy : những cán bộ được đào tạo Trung cấp LLCT – HC phần lớn đã nắm vững quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lênin - Tư tưởng Hồ Chí Minh, tinh thông về nghiệp vụ, vận dụng sáng tạo những hiểu biết của mình vào địa phương, cơ sở, đã góp phần không nhỏ vào thành tích chung của tỉnh trong những năm qua. Để có được kết quả khả quan như trên, có sự đóng góp của nhiều bộ phận chức năng liên quan đến tổ chức lớp học: đó là đội ngũ giảng viên, viên chức của nhà trường, sự phối hợp của các trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thị, bên cạnh đó còn có sự đóng góp rất lớn của những cán bộ, giảng viên là giáo viên chủ nhiệm trực tiếp quản lý lớp. Phần lớn, cán bộ, giảng viên được nhà trường cử làm giáo viên chủ nhiệm đều nhận thức rõ vai trò, chức năng của công tác chủ nhiệm, đó là:
+ Chủ nhiệm lớp là người giúp Ban Giám hiệu quản lý điều hành lớp học, nắm tình hình học tập và rèn luyện của các học viên để phán ánh cho lãnh đạo trường. Đây là kênh thông tin rất quan trọng và cần thiết đối với Ban Giám hiệu.
+ Chủ nhiệm lớp là cầu nối giữa cấp uỷ địa phương với nhà trường trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ .
+ Chủ nhiệm lớp đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện của học viên cũng như chất lượng giảng dạy của giảng viên…
+ Chủ nhiệm lớp là cầu nối giữa Ban Giám hiệu và các phòng, khoa của nhà trường với tập thể lớp học; có vị trí quan trọng trong việc nâng cao chất lượng công tác quản lý học viên.
Tuy nhiên, công tác chủ nhiệm và chất lượng quản lý học viên ở các lớp Trung cấp tại chức mở tại các huyện vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, đó là:
- Đội ngũ giảng viên làm chủ nhiệm chuyên trách chưa có, chủ yếu là kiêm nhiệm. Giảng viên ở các khoa được phân công tham gia làm giáo viên chủ nhiệm tuy được trang bị những kiến thức cơ bản về chuyên môn, năng nổ, nhiệt tình trong công tác nhưng còn thiếu kinh nghiệm trong quản lý giáo dục.
- Do điều kiện, hoàn cảnh nên giáo viên chủ nhiệm ở trường không thường xuyên có mặt ở lớp mở tại địa phương nên khó nắm bắt tình hình sinh hoạt, học tập của học viên.
- Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm lớp được các địa phương, đơn vị cử làm đồng chủ nhiệm trình độ và kinh nghiệm chưa đồng đều, còn thiên vị, nể nang… vì vậy chưa có sự thống nhất cao trong công tác quản lý lớp.
Từ những hạn chế, bất cập trong công tác chủ nhiệm và quản lý học viên, nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm các lớp Trung cấp tại chức mở tại huyện, theo tôi cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Trước hết, các đồng chí giảng viên được phân công làm chủ nhiệm lớp cần nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp, cần thấy đây là vinh dự, trách nhiệm và quyền lợi của người giảng viên.
Thứ hai, phòng Đào tạo cần làm tốt chức năng là cơ quan tham mưu trong việc đề xuất giảng viên làm công tác chủ nhiệm lớp và chịu trách nhiệm trước Ban Giám hiệu về việc kiểm tra đối với lớp chủ nhiệm và quản lý toàn diện công tác chủ nhiệm.
Thứ ba, cần phải thực hiện nghiêm túc quy chế chủ nhiệm lớp do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh ban hành. Trong điều kiện cho phép, nhà trường cần tạo mọi điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần để giáo viên chủ nhiệm lớp toàn tâm, toàn ý làm tốt công tác được giao.
Thứ tư, phối hợp chặt chẽ với Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện và đồng chủ nhiệm quản lý học viên, cụ thể là:
+ Phải hoàn chỉnh hồ sơ học viên gồm: Sơ yếu lý lịch, đơn xin học, giấy khám sức khỏe, bằng PTTH hoặc tương đương (sao có công chứng), Bằng chuyên môn nghiệp vụ (sao có công chứng), chứng chỉ sơ cấp lý luận chính trị, quyết định cử đi học, thông báo nhập học, 02 ảnh cỡ 3x4.
+ Có đầy đủ hồ sơ chủ nhiệm gồm:
- Quyết định mở lớp của cấp trên, Quyết định thành lập ban chỉ đạo lớp, Quyết định phân công chủ nhiệm, Quyết định thành lập ban cán sự lớp.
- Sổ ghi đầu bài
- Sổ điểm danh
- Lưu báo cáo tháng, báo cáo tổng kết lớp học và một số giấy tờ khác có liên quan đến công tác chủ nhiệm.
Thứ năm, để giảm thiểu tối đa việc nghỉ học của học viên, giáo viên chủ nhiệm sở tại cùng giảng viên đứng lớp và trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện cần tăng cường khâu quản lý học viên trên lớp.
- Giáo viên chủ nhiệm sở tại phải luôn có mặt ở lớp để theo dõi, quản lý học viên. Sau mỗi phần học phải có nhận xét, đánh giá tình hình học tập của học viên.
- Hàng tháng, sau mỗi đợt học tập và giảng dạy trên lớp, chủ nhiệm cần báo cáo cho phòng Đào tạo và Ban Giám hiệu nhà trường để nắm bắt thông tin và có biện pháp chỉ đạo kịp thời nhằm nâng cao chất lượng quản lý học viên.
- Chủ nhiệm lớp phải thường xuyên phối hợp với các phòng, khoa trong trường tổ chức họp rút kinh nghiệm kịp thời để đóng góp ý kiến về phương pháp giảng dạy của giảng viên, học tập của học viên, phục vụ của nhà trường, từ đó có sự điều chỉnh phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập, phục vụ.
- Nếu học viên nghỉ học nhiều, giáo viên chủ nhiệm sở tại phải báo cáo với trung tâm bồi dưỡng chính trị, liện hệ với đồng chủ nhiệm để báo cáo với phòng Đào tạo, ban Giám hiệu có công văn thông báo cho Đảng uỷ, UBND và các cơ quan chủ quản biết để có biện pháp phối hợp khắc phục.
- Nhà trường đề nghị lãnh đạo huyện, cơ quan khi bố trí lịch làm việc không trùng với lớp lịch học của lớp, để tạo điều kiện cho học viên đến lớp nghe giảng đầy đủ, tránh tình trạng bỏ tiết, bỏ buổi.
Có thể nói, quản lý học viên các lớp tại chức ở huyện thực sự là một công việc khó khăn và phức tạp. Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải là người sáng tạo, linh hoạt tìm ra các phương pháp quản lý phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương, phải thật sự toàn tâm, toàn ý đầu tư thỏa đáng cho công tác chủ nhiệm; tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa hai chủ nhiệm và ban cán sự lớp; tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban giám hiệu, quản lý của phòng Đào tạo; mạnh dạn giao quyền tự quản cho ban cán sự lớp, kết hợp với tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội quy, quy chế, có như vậy mới thực sự nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm và quản lý học viên các lớp trung cấp LLCT-HC mở tại các huyện, góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy-học lý luận chính trị ở Trường Chính trị Lê Duẩn.
Qua thực tiễn giảng dạy và quản lý các khóa tại chức tại trường và các huyện thị, ban, ngành cho thấy : những cán bộ được đào tạo Trung cấp LLCT – HC phần lớn đã nắm vững quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lênin - Tư tưởng Hồ Chí Minh, tinh thông về nghiệp vụ, vận dụng sáng tạo những hiểu biết của mình vào địa phương, cơ sở, đã góp phần không nhỏ vào thành tích chung của tỉnh trong những năm qua. Để có được kết quả khả quan như trên, có sự đóng góp của nhiều bộ phận chức năng liên quan đến tổ chức lớp học: đó là đội ngũ giảng viên, viên chức của nhà trường, sự phối hợp của các trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thị, bên cạnh đó còn có sự đóng góp rất lớn của những cán bộ, giảng viên là giáo viên chủ nhiệm trực tiếp quản lý lớp. Phần lớn, cán bộ, giảng viên được nhà trường cử làm giáo viên chủ nhiệm đều nhận thức rõ vai trò, chức năng của công tác chủ nhiệm, đó là:
+ Chủ nhiệm lớp là người giúp Ban Giám hiệu quản lý điều hành lớp học, nắm tình hình học tập và rèn luyện của các học viên để phán ánh cho lãnh đạo trường. Đây là kênh thông tin rất quan trọng và cần thiết đối với Ban Giám hiệu.
+ Chủ nhiệm lớp là cầu nối giữa cấp uỷ địa phương với nhà trường trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ .
+ Chủ nhiệm lớp đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện của học viên cũng như chất lượng giảng dạy của giảng viên…
+ Chủ nhiệm lớp là cầu nối giữa Ban Giám hiệu và các phòng, khoa của nhà trường với tập thể lớp học; có vị trí quan trọng trong việc nâng cao chất lượng công tác quản lý học viên.
Tuy nhiên, công tác chủ nhiệm và chất lượng quản lý học viên ở các lớp Trung cấp tại chức mở tại các huyện vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, đó là:
- Đội ngũ giảng viên làm chủ nhiệm chuyên trách chưa có, chủ yếu là kiêm nhiệm. Giảng viên ở các khoa được phân công tham gia làm giáo viên chủ nhiệm tuy được trang bị những kiến thức cơ bản về chuyên môn, năng nổ, nhiệt tình trong công tác nhưng còn thiếu kinh nghiệm trong quản lý giáo dục.
- Do điều kiện, hoàn cảnh nên giáo viên chủ nhiệm ở trường không thường xuyên có mặt ở lớp mở tại địa phương nên khó nắm bắt tình hình sinh hoạt, học tập của học viên.
- Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm lớp được các địa phương, đơn vị cử làm đồng chủ nhiệm trình độ và kinh nghiệm chưa đồng đều, còn thiên vị, nể nang… vì vậy chưa có sự thống nhất cao trong công tác quản lý lớp.
Từ những hạn chế, bất cập trong công tác chủ nhiệm và quản lý học viên, nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm các lớp Trung cấp tại chức mở tại huyện, theo tôi cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Trước hết, các đồng chí giảng viên được phân công làm chủ nhiệm lớp cần nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp, cần thấy đây là vinh dự, trách nhiệm và quyền lợi của người giảng viên.
Thứ hai, phòng Đào tạo cần làm tốt chức năng là cơ quan tham mưu trong việc đề xuất giảng viên làm công tác chủ nhiệm lớp và chịu trách nhiệm trước Ban Giám hiệu về việc kiểm tra đối với lớp chủ nhiệm và quản lý toàn diện công tác chủ nhiệm.
Thứ ba, cần phải thực hiện nghiêm túc quy chế chủ nhiệm lớp do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh ban hành. Trong điều kiện cho phép, nhà trường cần tạo mọi điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần để giáo viên chủ nhiệm lớp toàn tâm, toàn ý làm tốt công tác được giao.
Thứ tư, phối hợp chặt chẽ với Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện và đồng chủ nhiệm quản lý học viên, cụ thể là:
+ Phải hoàn chỉnh hồ sơ học viên gồm: Sơ yếu lý lịch, đơn xin học, giấy khám sức khỏe, bằng PTTH hoặc tương đương (sao có công chứng), Bằng chuyên môn nghiệp vụ (sao có công chứng), chứng chỉ sơ cấp lý luận chính trị, quyết định cử đi học, thông báo nhập học, 02 ảnh cỡ 3x4.
+ Có đầy đủ hồ sơ chủ nhiệm gồm:
- Quyết định mở lớp của cấp trên, Quyết định thành lập ban chỉ đạo lớp, Quyết định phân công chủ nhiệm, Quyết định thành lập ban cán sự lớp.
- Sổ ghi đầu bài
- Sổ điểm danh
- Lưu báo cáo tháng, báo cáo tổng kết lớp học và một số giấy tờ khác có liên quan đến công tác chủ nhiệm.
Thứ năm, để giảm thiểu tối đa việc nghỉ học của học viên, giáo viên chủ nhiệm sở tại cùng giảng viên đứng lớp và trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện cần tăng cường khâu quản lý học viên trên lớp.
- Giáo viên chủ nhiệm sở tại phải luôn có mặt ở lớp để theo dõi, quản lý học viên. Sau mỗi phần học phải có nhận xét, đánh giá tình hình học tập của học viên.
- Hàng tháng, sau mỗi đợt học tập và giảng dạy trên lớp, chủ nhiệm cần báo cáo cho phòng Đào tạo và Ban Giám hiệu nhà trường để nắm bắt thông tin và có biện pháp chỉ đạo kịp thời nhằm nâng cao chất lượng quản lý học viên.
- Chủ nhiệm lớp phải thường xuyên phối hợp với các phòng, khoa trong trường tổ chức họp rút kinh nghiệm kịp thời để đóng góp ý kiến về phương pháp giảng dạy của giảng viên, học tập của học viên, phục vụ của nhà trường, từ đó có sự điều chỉnh phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập, phục vụ.
- Nếu học viên nghỉ học nhiều, giáo viên chủ nhiệm sở tại phải báo cáo với trung tâm bồi dưỡng chính trị, liện hệ với đồng chủ nhiệm để báo cáo với phòng Đào tạo, ban Giám hiệu có công văn thông báo cho Đảng uỷ, UBND và các cơ quan chủ quản biết để có biện pháp phối hợp khắc phục.
- Nhà trường đề nghị lãnh đạo huyện, cơ quan khi bố trí lịch làm việc không trùng với lớp lịch học của lớp, để tạo điều kiện cho học viên đến lớp nghe giảng đầy đủ, tránh tình trạng bỏ tiết, bỏ buổi.
Có thể nói, quản lý học viên các lớp tại chức ở huyện thực sự là một công việc khó khăn và phức tạp. Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải là người sáng tạo, linh hoạt tìm ra các phương pháp quản lý phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương, phải thật sự toàn tâm, toàn ý đầu tư thỏa đáng cho công tác chủ nhiệm; tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa hai chủ nhiệm và ban cán sự lớp; tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban giám hiệu, quản lý của phòng Đào tạo; mạnh dạn giao quyền tự quản cho ban cán sự lớp, kết hợp với tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội quy, quy chế, có như vậy mới thực sự nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm và quản lý học viên các lớp trung cấp LLCT-HC mở tại các huyện, góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy-học lý luận chính trị ở Trường Chính trị Lê Duẩn.