Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất giống thủy sản ở Quảng Trị
- Thứ bảy - 05/12/2015 15:49
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ths. Trần Hoàng
Ngày nay, khoa học-công nghệ nói chung và công nghệ sinh học nói riêng đã có nhiều bước phát triển vượt bậc với nhiều thành tựu nổi bật. Việc ứng dụng các thành tựu này vào các lĩnh vực của đời sống xã hội là nhu cầu cấp thiết của mỗi quốc gia, dân tộc. Nước ta đang trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hướng đến phát triển nền kinh tế tri thức thì việc nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học- công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học vào các lĩnh vực của đời sống xã hội là một nhu cầu vừa có tính chiến lược lâu dài, vừa mạng tính cấp bách đang đặt ra. Nghị quyết Hội nghị TW 6 khóa XI chỉ rõ: “Phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; là một nội dung cần được ưu tiên tập trung đầu tư trước một bước trong hoạt động của các ngành, các cấp”.
Quảng Trị là một địa phương ở xa các trung tâm khoa học lớn của đất nước nên không có được điều kiện thuận lợi như nhiều địa phương khác trong việc tiếp cận những thành tựu khoa học-công nghệ mà trước hết là nguồn nhân lực khoa học. Tuy nhiên, bằng tinh thần vượt khó vươn lên, công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học-công nghệ ở tỉnh Quảng Trị đã đạt được một số kết quả nhất định trên các lĩnh vực, đặc biệt là ứng dụng công nghệ sinh học vào lai tạo con giống trong ngành thủy sản ở địa phương.
Quảng Trị là một tỉnh ven biển có tiềm năng và lợi thế để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản. Với bờ biển dài khoảng 75 km, có 2 cửa biển là Cửa Việt và Cửa Tùng, tổng diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản là 16.073ha. Trong những năm qua nghề nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh đã có những bước phát triển mạnh. Hiện nay toàn tỉnh có trên 3.000 ha mặt nước đang nuôi trồng các đối tượng thủy sản như tôm, cua, cá, ếch, ba ba…..Việc ứng dụng khoa học-công nghệ để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản của tỉnh là vấn đề rất cần thiết và đang được tích cực ứng dụng để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, Tỉnh ủy Quảng Trị đã có Chỉ thị số 06-CT/TU ngày 01/8/2006 về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng Công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 658/QĐ-UBND ngày 11/4/2008, về việc phê duyệt Đề án: “Đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến năm 2015”.
Một trong những mục tiêu của Đề án là nâng cao trình độ khoa học công nghệ trong sản xuất giống thủy sản; ứng dụng công nghệ sinh học và các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng con giống; tiếp nhận quy trình công nghệ để thử nghiệm sản xuất các đối tượng giống mới có giá trị kinh tế nhằm đa dạng hóa các đối tượng giống thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh.
Qua hơn sáu năm thực hiện chủ trương đó, ngành nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Quảng Trị đã đạt được nhiều thành tựu. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản liên tục được mở rộng, năm 2006 mới có 2.357 ha thì hiện nay là 3.242ha, trong đó diện tích nuôi tôm nước mặn, lợ là 1.050ha, nuôi cá nước ngọt và các loại thuỷ đặc sản khác là 2.192ha. Năng suất cá nước ngọt bình quân 1,7 tấn/ha; năng suất tôm sú đạt 2,7 tấn/ha; năng suất tôm thẻ chân trắng 12 tấn/ha; sản lượng nuôi thủy sản ước đạt 9.900 tấn.
Trong nuôi trồng thủy sản, con giống có một vai trò rất quan trọng, nhưng nhiều năm qua địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường và hơn thế nữa phụ thuộc chủ yếu vào thị trường con giống của các địa phương khác. Mặt khác, quy trình sản xuất con giống truyền thống trước đây thường sử dụng hóa chất, kháng sinh nên khi đưa ra nuôi thương phẩm, thủy sản thường chậm lớn và nhờn thuốc, khó điều trị khi bị dịch bệnh.
Để giải quyết vấn đề này, đòi hỏi phải ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất giống nhằm tạo ra con giống chất lượng cao, khi nuôi phát triển nhanh, đạt kích cỡ thương phẩm lớn. Mặt khác, con giống được sản xuất bằng công nghệ sinh học nếu được đem nuôi thương phẩm theo quy trình nghiêm ngặt không sử dụng các hoá chất bị cấm sẽ tạo ra sản phẩm sạch, không tồn dư các loại kháng sinh độc hại, vượt qua các hàng rào kỹ thuật khi xuất khẩu ra nước ngoài.
Xuất phát từ yêu cầu đặt ra đó, Trung tâm Giống thủy sản Quảng Trị đã tập trung ứng dụng quy trình sản xuất con giống theo công nghệ sinh học và đã sản xuất thành công với nhiều loại con giống thủy sản. Từ năm 2006 đến nay, Trung tâm Giống thuỷ sản đã đưa vào sản xuất đại trà, mỗi năm cung cấp hàng chục triệu con tôm giống ra thị trường. Công nghệ này đã tạo ra được sản phẩm tôm giống có chất lượng cao, tôm nuôi phát triển nhanh và đạt kích cỡ thương phẩm lớn. Cua xanh hiện nay đang là một đối tượng nuôi rất phổ biến và có giá trị kinh tế cao. Trước đây, nguồn giống chủ yếu phụ thuộc vào khai thác trong tự nhiên nhưng hiện nay nguồn giống này chỉ đáp ứng được từ 10% đến 20% nhu cầu, còn lại phần lớn phụ thuộc vào nguồn giống sinh sản nhân tạo. Từ năm 2007, Trung tâm Giống thuỷ sản đã áp dụng công nghệ vi sinh vào sản xuất cua giống tại Trại sản xuất giống thủy sản mặn lợ Cửa Tùng. Cua giống sản xuất theo công nghệ vi sinh có kích cở khá đồng đều, màu sắc nâu sáng đặc trưng, phản xạ nhanh khi có tác động bên ngoài, chịu đựng tốt trước các yếu tố bất lợi của môi trường, khi kiểm nghiệm chưa thấy mẫu nào bị nhiểm bệnh do virut. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đơn vị đã áp dụng vào sản xuất đại trà từ năm 2008 đến nay, hàng năm cung cấp hàng chục vạn con cua giống cho nhu cầu của nhân dân trong và ngoài tỉnh. Cá rô phi là một trong những đối tượng nuôi phổ biến và phát triển nhất hiện nay. Một trong những đặc tính của cá rô phi là con đực lớn nhanh và có trọng lượng lớn hơn con cái trong cùng một thời gian nuôi. Phương pháp phổ biến là sử dụng hoocmon để chuyển đổi giới tính của cá trong giai đoạn 21 ngày tuổi. Việc áp dụng công nghệ sinh học đã thực hiện thành công mô hình thí nghiệm và mở ra hướng mới trong sản xuất con giống tốt, không nhiễm kháng sinh, tốc độ sinh trưởng nhanh, hàng năm cung ứng trên một triệu con giống ra thị trường.
Bên cạnh một số thành tựu đạt được, việc ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất con giống thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vẫn còn nhiều hạn chế.
Trước hết, quy trình sản xuất giống bằng công nghệ sinh học bước đầu đã đạt được một số kết quả, nhưng cần phải tiếp tục nghiên cứu sâu những vấn đề về nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Quảng Trị đang đặt ra như, làm thế nào để chọn được các giống thuần bản địa để bảo đảm tính di truyền có năng suất cao nhưng thích ứng được với sự biến đổi khí hậu khắc nghiệt như hiện nay; nghiên cứu các phương pháp phòng trị bệnh cho thủy sản nhất là phương pháp dùng vácxin và chất kích thích miễn dịch bằng thảo dược để không ảnh hưởng của dư lượng kháng sinh trong sản phẩm; nghiên cứu ứng dụng công nghệ để đa dạng sinh học nhưng vẫn bảo tồn gen của các loài thủy sản quý hiểm.
Hai là, chi phí cho con giống sản xuất theo công nghệ sinh học có giá thành cao hơn so với sản xuất thông thường, làm giá thành thủy hải sản thương phẩm khó cạnh tranh trên thị trường.
Thứ ba, các trại sản xuất giống do ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt, thiên tai bão lũ, đặc biệt các trại sản xuất giống thủy sản mặn, lợ chịu tác động của khí hậu biển và được đầu tư, khai thác đã lâu nhưng chưa được nâng cấp nên hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu hoạt động của Trung tâm theo hướng ngày càng hiện đại. Đặc biệt, do nguồn kinh phí còn nhiều khó khăn nên chưa có điều kiện để xây dựng các trung tâm, các phòng nghiên cứu chuyên sâu theo hướng hiện đại.
Thứ tư, đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Trung tâm còn hạn chế về năng lực và chưa có được những điều kiện trang thiết bị hiện đại cần thiết để tiếp nhận những kỹ thuật công nghệ sinh học mới về sản xuất giống thủy sản.
Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TU ngày 01/8/2006 của Tỉnh ủy Quảng Trị về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa với tinh thần “Tập trung ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất giống thủy sản có giá trị kinh tế cao nhằm chủ động nguồn giống và đa dạng hóa các giống loài thủy sản phù hợp của tỉnh. Nghiên cứu ứng dụng phát triển công nghệ sinh sản nhân tạo, sản xuất giống sạch bệnh nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nuôi trồng thủy sản” .
Quảng Trị là một địa phương có lợi thế về biển, cùng với chiến lược khai thác lợi thế từ biển cần phải tập trung khai thác, phát huy những lợi thế ven bờ từ việc nuôi trồng thủy sản “phấn đấu đến năm 2020, tỷ trọng kinh tế biển chiếm 15 - 20% giá trị kinh tế của tỉnh” . Để thực hiện chiến lược đó cần tập trung vào những giải pháp cơ bản sau:
Một là, tiếp tục nghiên cứu, tích cực ứng dụng những thành tựu công nghệ sinh học để sản xuất các đối tượng giống thủy sản như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua xanh và các giống thủy sản nước ngọt khác đảm bảo sản xuất ra con giống chất lượng, sạch bệnh đáp ứng nhu cầu của thị trường, góp phần thúc đẩy ngành thủy sản của tỉnh phát triển. Đẩy mạnh việc nghiên cứu sản xuất các loài giáp xác, các loài nhuyễn thể và các loài cá biển khác có giá trị kinh tế cao bằng việc ứng dụng công nghệ sinh học. Ngoài ra cần đẩy mạnh việc ứng dụng quy trình này để sản xuất đối với các đối tượng giống mới như giống cá Rô đầu vuông, giống cá Chạch chấu, giống cá Lăng nha…đáp ứng nhu cầu của thị trường con giống hiện nay.
Thứ hai, tiếp tục đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm công tác kỹ thuật nhằm tăng cường thêm lực lượng cán bộ kỹ thuật theo hướng chuyên sâu và có khả năng ứng dụng ngày càng có hiệu quả hơn những thành tựu mới về công nghệ sinh học trong việc sản xuất con giống thủy sản có chất lượng ngày càng cao. Xây dựng và áp dụng chương trình thu hút, bồi dưỡng, đãi ngộ nguồn nhân lực chất lượng cao làm việc trong lĩnh vực công nghệ sinh học chuyên ngành về sản xuất giống thủy sản.
Phối hợp, liên kết với các Trung tâm Giống thủy sản trong nước, bộ môn công nghệ sinh học của Đại học Huế, các Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy...để tập huấn nghiệp vụ và tiếp nhận chuyển giao các tiến bộ khoa học- kỹ thuật về công nghệ sinh học.
Thứ ba , đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng của các trạm, trại sản xuất giống thủy sản theo quy trình công nghệ sinh học. UBND tỉnh cần có chính sách tạo điều kiện để ngành thủy sản hiện đại hóa cơ sở hạ tầng mà trước hết là các phòng thí nghiệm, các trang thiết bị để phục vụ tốt cho công tác nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học vào công tác sản xuất giống chất lượng cao.
Thứ tư, Thông qua Trang Nông nghiệp-Nông thôn trên Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh, qua Tạp chí Khuyến nông-Khuyến ngư, qua các chương trình tập huấn….và đặc biệt đầu tư xây dựng các mô hình trình diễn để người nuôi tham quan, học hỏi. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người nuôi để họ nhận thức đầy đủ những thông tin về con giống sản xuất bằng công nghệ sinh học có giá thành cao hơn các quy trình sản xuất khác, nhưng có rất nhiều lợi thế trong quá trình nuôi như sạch bệnh, nhanh lớn, dễ điều trị khi bị dịch bệnh, không tồn dư các hóa chất hoặc kháng sinh…Nguồn giống có xuất xứ ở địa phương thích nghi tốt với môi trường bản địa, có xuất xứ rõ ràng thích ứng tốt với những biến đổi bất lợi của khí hậu hiện nay. Có chính sách tuyên truyền, vận động người nuôi trồng thủy sản áp dụng quy trình nuôi theo công nghệ vi sinh để có sản phẩm đạt năng suất và chất lượng, đặc biệt việc sử dụng các chế phẩm sinh học còn có tác dụng bảo vệ môi trường, là biện pháp có tính bền vững trong nuôi trồng thủy sản.
Việc ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất giống và nuôi trồng thuỷ sản ở Quảng Trị trong những năm qua đã đạt được một số kết quả nhất định. Chất lượng sản phẩm thủy sản ngày càng được nâng cao đáp ứng được yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường nhất là xuất khẩu. Điều cần khẳng định là những bước tiến trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản có sự đóng góp to lớn của việc ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất con giống đáp ứng cho thị trường nuôi trồng đang phát triển ở Quảng Trị./.
Quảng Trị là một địa phương ở xa các trung tâm khoa học lớn của đất nước nên không có được điều kiện thuận lợi như nhiều địa phương khác trong việc tiếp cận những thành tựu khoa học-công nghệ mà trước hết là nguồn nhân lực khoa học. Tuy nhiên, bằng tinh thần vượt khó vươn lên, công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học-công nghệ ở tỉnh Quảng Trị đã đạt được một số kết quả nhất định trên các lĩnh vực, đặc biệt là ứng dụng công nghệ sinh học vào lai tạo con giống trong ngành thủy sản ở địa phương.
Quảng Trị là một tỉnh ven biển có tiềm năng và lợi thế để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản. Với bờ biển dài khoảng 75 km, có 2 cửa biển là Cửa Việt và Cửa Tùng, tổng diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản là 16.073ha. Trong những năm qua nghề nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh đã có những bước phát triển mạnh. Hiện nay toàn tỉnh có trên 3.000 ha mặt nước đang nuôi trồng các đối tượng thủy sản như tôm, cua, cá, ếch, ba ba…..Việc ứng dụng khoa học-công nghệ để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản của tỉnh là vấn đề rất cần thiết và đang được tích cực ứng dụng để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, Tỉnh ủy Quảng Trị đã có Chỉ thị số 06-CT/TU ngày 01/8/2006 về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng Công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 658/QĐ-UBND ngày 11/4/2008, về việc phê duyệt Đề án: “Đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến năm 2015”.
Một trong những mục tiêu của Đề án là nâng cao trình độ khoa học công nghệ trong sản xuất giống thủy sản; ứng dụng công nghệ sinh học và các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng con giống; tiếp nhận quy trình công nghệ để thử nghiệm sản xuất các đối tượng giống mới có giá trị kinh tế nhằm đa dạng hóa các đối tượng giống thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh.
Qua hơn sáu năm thực hiện chủ trương đó, ngành nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Quảng Trị đã đạt được nhiều thành tựu. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản liên tục được mở rộng, năm 2006 mới có 2.357 ha thì hiện nay là 3.242ha, trong đó diện tích nuôi tôm nước mặn, lợ là 1.050ha, nuôi cá nước ngọt và các loại thuỷ đặc sản khác là 2.192ha. Năng suất cá nước ngọt bình quân 1,7 tấn/ha; năng suất tôm sú đạt 2,7 tấn/ha; năng suất tôm thẻ chân trắng 12 tấn/ha; sản lượng nuôi thủy sản ước đạt 9.900 tấn.
Trong nuôi trồng thủy sản, con giống có một vai trò rất quan trọng, nhưng nhiều năm qua địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường và hơn thế nữa phụ thuộc chủ yếu vào thị trường con giống của các địa phương khác. Mặt khác, quy trình sản xuất con giống truyền thống trước đây thường sử dụng hóa chất, kháng sinh nên khi đưa ra nuôi thương phẩm, thủy sản thường chậm lớn và nhờn thuốc, khó điều trị khi bị dịch bệnh.
Để giải quyết vấn đề này, đòi hỏi phải ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất giống nhằm tạo ra con giống chất lượng cao, khi nuôi phát triển nhanh, đạt kích cỡ thương phẩm lớn. Mặt khác, con giống được sản xuất bằng công nghệ sinh học nếu được đem nuôi thương phẩm theo quy trình nghiêm ngặt không sử dụng các hoá chất bị cấm sẽ tạo ra sản phẩm sạch, không tồn dư các loại kháng sinh độc hại, vượt qua các hàng rào kỹ thuật khi xuất khẩu ra nước ngoài.
Xuất phát từ yêu cầu đặt ra đó, Trung tâm Giống thủy sản Quảng Trị đã tập trung ứng dụng quy trình sản xuất con giống theo công nghệ sinh học và đã sản xuất thành công với nhiều loại con giống thủy sản. Từ năm 2006 đến nay, Trung tâm Giống thuỷ sản đã đưa vào sản xuất đại trà, mỗi năm cung cấp hàng chục triệu con tôm giống ra thị trường. Công nghệ này đã tạo ra được sản phẩm tôm giống có chất lượng cao, tôm nuôi phát triển nhanh và đạt kích cỡ thương phẩm lớn. Cua xanh hiện nay đang là một đối tượng nuôi rất phổ biến và có giá trị kinh tế cao. Trước đây, nguồn giống chủ yếu phụ thuộc vào khai thác trong tự nhiên nhưng hiện nay nguồn giống này chỉ đáp ứng được từ 10% đến 20% nhu cầu, còn lại phần lớn phụ thuộc vào nguồn giống sinh sản nhân tạo. Từ năm 2007, Trung tâm Giống thuỷ sản đã áp dụng công nghệ vi sinh vào sản xuất cua giống tại Trại sản xuất giống thủy sản mặn lợ Cửa Tùng. Cua giống sản xuất theo công nghệ vi sinh có kích cở khá đồng đều, màu sắc nâu sáng đặc trưng, phản xạ nhanh khi có tác động bên ngoài, chịu đựng tốt trước các yếu tố bất lợi của môi trường, khi kiểm nghiệm chưa thấy mẫu nào bị nhiểm bệnh do virut. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đơn vị đã áp dụng vào sản xuất đại trà từ năm 2008 đến nay, hàng năm cung cấp hàng chục vạn con cua giống cho nhu cầu của nhân dân trong và ngoài tỉnh. Cá rô phi là một trong những đối tượng nuôi phổ biến và phát triển nhất hiện nay. Một trong những đặc tính của cá rô phi là con đực lớn nhanh và có trọng lượng lớn hơn con cái trong cùng một thời gian nuôi. Phương pháp phổ biến là sử dụng hoocmon để chuyển đổi giới tính của cá trong giai đoạn 21 ngày tuổi. Việc áp dụng công nghệ sinh học đã thực hiện thành công mô hình thí nghiệm và mở ra hướng mới trong sản xuất con giống tốt, không nhiễm kháng sinh, tốc độ sinh trưởng nhanh, hàng năm cung ứng trên một triệu con giống ra thị trường.
Bên cạnh một số thành tựu đạt được, việc ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất con giống thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vẫn còn nhiều hạn chế.
Trước hết, quy trình sản xuất giống bằng công nghệ sinh học bước đầu đã đạt được một số kết quả, nhưng cần phải tiếp tục nghiên cứu sâu những vấn đề về nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Quảng Trị đang đặt ra như, làm thế nào để chọn được các giống thuần bản địa để bảo đảm tính di truyền có năng suất cao nhưng thích ứng được với sự biến đổi khí hậu khắc nghiệt như hiện nay; nghiên cứu các phương pháp phòng trị bệnh cho thủy sản nhất là phương pháp dùng vácxin và chất kích thích miễn dịch bằng thảo dược để không ảnh hưởng của dư lượng kháng sinh trong sản phẩm; nghiên cứu ứng dụng công nghệ để đa dạng sinh học nhưng vẫn bảo tồn gen của các loài thủy sản quý hiểm.
Hai là, chi phí cho con giống sản xuất theo công nghệ sinh học có giá thành cao hơn so với sản xuất thông thường, làm giá thành thủy hải sản thương phẩm khó cạnh tranh trên thị trường.
Thứ ba, các trại sản xuất giống do ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt, thiên tai bão lũ, đặc biệt các trại sản xuất giống thủy sản mặn, lợ chịu tác động của khí hậu biển và được đầu tư, khai thác đã lâu nhưng chưa được nâng cấp nên hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu hoạt động của Trung tâm theo hướng ngày càng hiện đại. Đặc biệt, do nguồn kinh phí còn nhiều khó khăn nên chưa có điều kiện để xây dựng các trung tâm, các phòng nghiên cứu chuyên sâu theo hướng hiện đại.
Thứ tư, đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Trung tâm còn hạn chế về năng lực và chưa có được những điều kiện trang thiết bị hiện đại cần thiết để tiếp nhận những kỹ thuật công nghệ sinh học mới về sản xuất giống thủy sản.
Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TU ngày 01/8/2006 của Tỉnh ủy Quảng Trị về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa với tinh thần “Tập trung ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất giống thủy sản có giá trị kinh tế cao nhằm chủ động nguồn giống và đa dạng hóa các giống loài thủy sản phù hợp của tỉnh. Nghiên cứu ứng dụng phát triển công nghệ sinh sản nhân tạo, sản xuất giống sạch bệnh nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nuôi trồng thủy sản” .
Quảng Trị là một địa phương có lợi thế về biển, cùng với chiến lược khai thác lợi thế từ biển cần phải tập trung khai thác, phát huy những lợi thế ven bờ từ việc nuôi trồng thủy sản “phấn đấu đến năm 2020, tỷ trọng kinh tế biển chiếm 15 - 20% giá trị kinh tế của tỉnh” . Để thực hiện chiến lược đó cần tập trung vào những giải pháp cơ bản sau:
Một là, tiếp tục nghiên cứu, tích cực ứng dụng những thành tựu công nghệ sinh học để sản xuất các đối tượng giống thủy sản như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua xanh và các giống thủy sản nước ngọt khác đảm bảo sản xuất ra con giống chất lượng, sạch bệnh đáp ứng nhu cầu của thị trường, góp phần thúc đẩy ngành thủy sản của tỉnh phát triển. Đẩy mạnh việc nghiên cứu sản xuất các loài giáp xác, các loài nhuyễn thể và các loài cá biển khác có giá trị kinh tế cao bằng việc ứng dụng công nghệ sinh học. Ngoài ra cần đẩy mạnh việc ứng dụng quy trình này để sản xuất đối với các đối tượng giống mới như giống cá Rô đầu vuông, giống cá Chạch chấu, giống cá Lăng nha…đáp ứng nhu cầu của thị trường con giống hiện nay.
Thứ hai, tiếp tục đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm công tác kỹ thuật nhằm tăng cường thêm lực lượng cán bộ kỹ thuật theo hướng chuyên sâu và có khả năng ứng dụng ngày càng có hiệu quả hơn những thành tựu mới về công nghệ sinh học trong việc sản xuất con giống thủy sản có chất lượng ngày càng cao. Xây dựng và áp dụng chương trình thu hút, bồi dưỡng, đãi ngộ nguồn nhân lực chất lượng cao làm việc trong lĩnh vực công nghệ sinh học chuyên ngành về sản xuất giống thủy sản.
Phối hợp, liên kết với các Trung tâm Giống thủy sản trong nước, bộ môn công nghệ sinh học của Đại học Huế, các Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy...để tập huấn nghiệp vụ và tiếp nhận chuyển giao các tiến bộ khoa học- kỹ thuật về công nghệ sinh học.
Thứ ba , đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng của các trạm, trại sản xuất giống thủy sản theo quy trình công nghệ sinh học. UBND tỉnh cần có chính sách tạo điều kiện để ngành thủy sản hiện đại hóa cơ sở hạ tầng mà trước hết là các phòng thí nghiệm, các trang thiết bị để phục vụ tốt cho công tác nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học vào công tác sản xuất giống chất lượng cao.
Thứ tư, Thông qua Trang Nông nghiệp-Nông thôn trên Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh, qua Tạp chí Khuyến nông-Khuyến ngư, qua các chương trình tập huấn….và đặc biệt đầu tư xây dựng các mô hình trình diễn để người nuôi tham quan, học hỏi. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người nuôi để họ nhận thức đầy đủ những thông tin về con giống sản xuất bằng công nghệ sinh học có giá thành cao hơn các quy trình sản xuất khác, nhưng có rất nhiều lợi thế trong quá trình nuôi như sạch bệnh, nhanh lớn, dễ điều trị khi bị dịch bệnh, không tồn dư các hóa chất hoặc kháng sinh…Nguồn giống có xuất xứ ở địa phương thích nghi tốt với môi trường bản địa, có xuất xứ rõ ràng thích ứng tốt với những biến đổi bất lợi của khí hậu hiện nay. Có chính sách tuyên truyền, vận động người nuôi trồng thủy sản áp dụng quy trình nuôi theo công nghệ vi sinh để có sản phẩm đạt năng suất và chất lượng, đặc biệt việc sử dụng các chế phẩm sinh học còn có tác dụng bảo vệ môi trường, là biện pháp có tính bền vững trong nuôi trồng thủy sản.
Việc ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất giống và nuôi trồng thuỷ sản ở Quảng Trị trong những năm qua đã đạt được một số kết quả nhất định. Chất lượng sản phẩm thủy sản ngày càng được nâng cao đáp ứng được yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường nhất là xuất khẩu. Điều cần khẳng định là những bước tiến trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản có sự đóng góp to lớn của việc ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất con giống đáp ứng cho thị trường nuôi trồng đang phát triển ở Quảng Trị./.