Đảng bộ xã Ba Lòng, huyện Đakrông lãnh đạo thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới
- Thứ ba - 12/04/2016 16:13
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Xã Ba Lòng nằm trong thung lũng Ba Lòng, thuộc huyện Đakrông, cách trung tâm huyện lỵ khoảng 17km về phía Đông Nam, có diện tích tự nhiên 7.316,58ha. Phía đông giáp huyện Hải Lăng, phía bắc giáp huyện Triệu Phong và huyện Cam Lộ, phía nam giáp xã Hải Phúc, phía tây giáp xã Triệu Nguyên. Xã Ba Lòng nằm dọc theo hai bờ sông Thạch Hãn, làng xóm định cư ở phía nam bờ sông, từ thôn Mai Sơn đến Tân Trà dài khoảng 10 km.
Ba Lòng là địa danh từng đi vào lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Quảng Trị, với những chiến công oanh liệt, một địa danh gắn với chiến khu cách mạng, là nơi đã diễn ra 4 lần Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị và những hội nghị quan trọng khác của tỉnh.
Ngày 17/9/1981, Hội đồng Bộ trưởng có Quyết định số 73-QĐ/HĐBT tách xã Ba Lòng thành 2 xã Triệu Nguyên và Ba Lòng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, do điều kiện về vị trí địa lý, địa hình, xuất phát điểm thấp và cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ nên xã vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XV, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Đakrông lần thứ IV, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ IX nhiệm kỳ 2010-2015 và “Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới”, Đảng bộ xã Ba Lòng đã lãnh đạo nhân dân thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Trước hết, Đảng bộ xác định Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của hệ thống chính trị trong giai đoạn hiện nay để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Vì vậy, Đảng bộ đã cụ thể hoá nội dung xây dựng nông thôn mới vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm để chỉ đạo thực hiện. Trên cơ sở nghị quyết đã được đề ra, các chi bộ (14 chi bộ) đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị trong hệ thống chính trị đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ và nhân dân tích cực tham gia thực hiện chương trình.
Đến cuối năm 2015, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của xã đã đạt 7/19 tiêu chí, trong đó có một số tiêu chí cơ bản như:
Tiêu chí quy hoạch và phát triển quy hoạch: Xã đã chú trọng công tác quy hoạch và xác định quy hoạch phải đi trước một bước. Vì vậy, xã đã hoàn thành quy hoạch sử dụng đất và cơ sở hạ tầng cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, quy hoạch phát triển khu dân cư mới trên địa bàn.
Về tiêu chí thuỷ lợi, Ba Lòng đã có 4 công trình thuỷ lợi cấp nước cho hệ thống sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Toàn xã đã có 100% hộ gia đình sử dụng điện thắp sáng, có 9 trạm biến áp với công suất 100KVA. Hiện nay, đã có 01 điểm bưu điện cụm Ba Lòng, Hải Phúc, hệ thống Internet cơ bản về đến tận các thôn.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ, trung tâm y tế xã đã động viên người dân mua bảo hiểm y tế, nên 85% người dân đã có thẻ bảo hiểm y tế. 10/10 thôn được công nhận làng văn hoá, gia đình văn hoá cấp huyện (trong đó có làng Tân Trà đạt Làng văn hoá cấp tỉnh). Công tác quốc phòng, an ninh, phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc được đảm bảo, công tác phòng chống tội phạm được thực hiện tốt. Đội ngũ cán bộ xã, cán bộ chuyên trách và công chức xã đã đạt chuẩn với trình độ khá cao (Về chuyên môn: có 01 thạc sĩ, 07 cử nhân, cao đẳng; Về lý luận chính trị: có 01 người có bằng cao cấp lý luận chính trị- hành chính, 09 người có bằng trung cấp lý luận chính trị- hành chính)
Như vậy, so với nhiều xã khác cùng điều kiện thì Ba Lòng đạt ít tiêu chí (7/19 tiêu chí). Có một số tiêu chí quan trọng của Chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới chưa đạt, như: Tiêu chí thu nhập bình quân đầu người (Năm 2015, thu nhập bình quân là 12.020.000đ/người/năm, thấp hơn mức trung bình của tỉnh Quảng Trị là 34.000.000đ/ người/ năm) nên tỷ lệ hộ nghèo của xã vẫn còn 20,7% trong khi chuẩn nông thôn mới là ít hơn hoặc bằng 5%; Tiêu chí giao thông; Tiêu chí trường học, Tiêu chí việc làm… đều chưa đạt. Hiện nay trên địa bàn xã chưa có chợ, chỉ có các tiểu thương bán hàng hoá, một số xe lưu động của tỉnh, huyện đến cung cấp những mặt hàng thiết yếu cho nhân dân nên việc giao thương hàng hoá gặp nhiều khó khăn.
Để tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 với kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, cơ cấu kinh tế lấy phát triển nông nghiệp làm nền tảng gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, thương mại, du lịch. Tạo nền tảng kinh tế - xã hội góp phần thực hiện thành công xoá đói giảm nghèo, đưa xã vươn lên mức phát triển trung bình của tỉnh Quảng Trị. Đảng bộ xã Ba Lòng cần thực hiện một số vấn đề sau:
Một là, Đảng bộ xã Ba Lòng cần tăng cường sự lãnh đạo chính quyền, mặt trận, các đoàn thể, thực hiện các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ X (nhiệm kỳ 2015-2020) đề ra. Gắn sự phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng an ninh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước có vai trò quyết định đến thành công trong công tác xây dựng nông thôn mới. Đây là cơ sở quan trọng để biến nhận thức thành hành động, đưa chủ trương, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Trên cơ sở đường lối chung của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVI, Đảng bộ huyện Đakrông lần thứ V, Đảng bộ xã Ba Lòng vận dụng vào thực tiễn phù hợp với tình hình địa phương. Cũng trên cơ sở nghị quyết của các cấp ủy Đảng, chính quyền sẽ hoạch định thành những chính sách, chương trình, hành động cụ thể đảm nhiệm vai trò chỉ đạo, điều hành, quản lý và thực hiện ở xã. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 03/CT-TW của Bộ Chính trị ngày 15/5/2011 về tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo hướng thiết thực, cụ thể và hiệu quả.
Hai là, tiếp tục chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới để nâng cao nhận thức trách nhiệm trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân về chương trình. Các cấp ủy Đảng, chính quyền và các cơ quan đoàn thể thường xuyên thông báo tình hình chương trình xây dựng nông thôn mới đến nhân dân để họ thấy rõ những kết quả và hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện nhằm đạt hiệu quả cao hơn. Mặt khác, tích cực giáo dục truyền thống lịch sử của quê hương Ba Lòng với những hình thức đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau, như đối với các cháu thiếu niên nhi đồng thông qua hình thức kể chuyện về các anh hùng liệt sĩ, những trận đánh oanh liệt của cha ông, về chiến khu Ba Lòng, hoặc đưa các em đến thăm Di tích chiến khu Ba Lòng, khu Tưởng niệm Quân đoàn 2 (đang thi công), hay nhân ngày thương binh liệt sĩ, ngày tết truyền thống của dân tộc tổ chức cho các em tham gia làm vệ sinh và dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ xã. Thông qua những hoạt động này để bồi đắp, nuôi dưỡng và trao truyền tinh thần yêu nước, yêu quê hương và tinh thần cách mạng cho thế hệ trẻ.
Ba là, Đảng bộ tiếp tục lãnh đạo thực hiện Chương trình hành động số 53-CT/HU (khóa III) ngày 06/1/2009 về thực hiện Nghị quyết số 26 của Trung ương lần thứ 7 (khóa X) về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Ba Lòng giai đoạn 2016- 2020 và định hướng sau năm 2020, theo Quyết định phê duyệt số 2614/QĐ- UBND ngày 30/11/2012 của UBND huyện, Đề án xây dựng nông thôn mới của xã giai đoạn 2012- 2020 theo quyết định số 1284/QĐ-UBND ngày 26/6/2013 của UBND huyện, các quyết định, hướng dẫn của cấp trên liên quan đến xây dựng nông thôn mới. Các cấp ủy Đảng phải đi sâu đi sát, nắm chắc tình hình hoạt động, phát hiện kịp thời những vướng mắc để chỉ đạo, giúp cho chính quyền cụ thể hóa các chủ trương, chính sách thành các chương trình, hành động phù hợp.
Bốn là, Đảng bộ xã Ba Lòng tập trung chỉ đạo chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phù hợp với cơ chế thị trường và phát huy thế mạnh của xã về các cây trồng chủ lực như cây lạc, cây đậu xanh, ngô…nhằm nâng cao năng suất lao động và tăng thu nhập cho nhân dân.
Năm là, Ba Lòng là một địa phương còn nhiều khó khăn, tích luỹ từ nội bộ nhân dân còn thấp, vì vậy Đảng bộ xã cần xác định tài lực là yếu tố quan trọng trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của địa phương. Đảng bộ và chính quyền tranh thủ các nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia và Nghị quyết 30A của Chính phủ, đồng thời sử dụng có hiệu quả để đầu tư cơ sở hạ tầng của xã, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, đầu tư không có hoặc kém hiệu quả các nguồn vốn này. Huy động các mạnh thường quân, các nhà tài trợ để tăng nguồn đầu tư cho các mục tiêu của chương trình. Thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa hoạt động liên quan đến xây dựng nông thôn mới, thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” khuyến khích động viên nhân dân đóng góp xây dựng điện, đường, trường, các thiết chế văn hóa, thể thao và trang thiết bị phục vụ cho hoạt động văn hóa và vui chơi giải trí nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết 26-NQ/TƯ lần thứ 7 khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Những kết quả đã đạt được và những hạn chế trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở xã Ba Lòng trong thời gian qua là cơ sở để đưa ra những giải pháp tiếp tục thực hiện các tiêu chí còn lại. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ xã Ba Lòng, sự quản lý của Uỷ ban nhân dân xã và đặc biệt sự đồng lòng, đồng sức của toàn thể nhân dân trên địa bàn xã thì các mục tiêu Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới sẽ thực hiện được, góp phần vào quá trình phát triển chung trên chiến khu cách mạng.
Tài liệu tham khảo:
1. Đảng bộ xã Ba Lòng, (2015), Lịch sử đảng bộ xã Ba Lòng (1930-2010), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
2. Đảng bộ tỉnh Quảng Trị (2015), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2015-2020
2. UBND xã Ba Lòng, (2015), Báo cáo kết quả thực hiện tiêu chí xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 và kế hoạch thực hiện giai đoạn 2016-2020
Ba Lòng là địa danh từng đi vào lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Quảng Trị, với những chiến công oanh liệt, một địa danh gắn với chiến khu cách mạng, là nơi đã diễn ra 4 lần Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị và những hội nghị quan trọng khác của tỉnh.
Ngày 17/9/1981, Hội đồng Bộ trưởng có Quyết định số 73-QĐ/HĐBT tách xã Ba Lòng thành 2 xã Triệu Nguyên và Ba Lòng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, do điều kiện về vị trí địa lý, địa hình, xuất phát điểm thấp và cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ nên xã vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XV, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Đakrông lần thứ IV, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ IX nhiệm kỳ 2010-2015 và “Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới”, Đảng bộ xã Ba Lòng đã lãnh đạo nhân dân thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Trước hết, Đảng bộ xác định Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của hệ thống chính trị trong giai đoạn hiện nay để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Vì vậy, Đảng bộ đã cụ thể hoá nội dung xây dựng nông thôn mới vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm để chỉ đạo thực hiện. Trên cơ sở nghị quyết đã được đề ra, các chi bộ (14 chi bộ) đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị trong hệ thống chính trị đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ và nhân dân tích cực tham gia thực hiện chương trình.
Đến cuối năm 2015, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của xã đã đạt 7/19 tiêu chí, trong đó có một số tiêu chí cơ bản như:
Tiêu chí quy hoạch và phát triển quy hoạch: Xã đã chú trọng công tác quy hoạch và xác định quy hoạch phải đi trước một bước. Vì vậy, xã đã hoàn thành quy hoạch sử dụng đất và cơ sở hạ tầng cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, quy hoạch phát triển khu dân cư mới trên địa bàn.
Về tiêu chí thuỷ lợi, Ba Lòng đã có 4 công trình thuỷ lợi cấp nước cho hệ thống sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Toàn xã đã có 100% hộ gia đình sử dụng điện thắp sáng, có 9 trạm biến áp với công suất 100KVA. Hiện nay, đã có 01 điểm bưu điện cụm Ba Lòng, Hải Phúc, hệ thống Internet cơ bản về đến tận các thôn.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ, trung tâm y tế xã đã động viên người dân mua bảo hiểm y tế, nên 85% người dân đã có thẻ bảo hiểm y tế. 10/10 thôn được công nhận làng văn hoá, gia đình văn hoá cấp huyện (trong đó có làng Tân Trà đạt Làng văn hoá cấp tỉnh). Công tác quốc phòng, an ninh, phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc được đảm bảo, công tác phòng chống tội phạm được thực hiện tốt. Đội ngũ cán bộ xã, cán bộ chuyên trách và công chức xã đã đạt chuẩn với trình độ khá cao (Về chuyên môn: có 01 thạc sĩ, 07 cử nhân, cao đẳng; Về lý luận chính trị: có 01 người có bằng cao cấp lý luận chính trị- hành chính, 09 người có bằng trung cấp lý luận chính trị- hành chính)
Như vậy, so với nhiều xã khác cùng điều kiện thì Ba Lòng đạt ít tiêu chí (7/19 tiêu chí). Có một số tiêu chí quan trọng của Chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới chưa đạt, như: Tiêu chí thu nhập bình quân đầu người (Năm 2015, thu nhập bình quân là 12.020.000đ/người/năm, thấp hơn mức trung bình của tỉnh Quảng Trị là 34.000.000đ/ người/ năm) nên tỷ lệ hộ nghèo của xã vẫn còn 20,7% trong khi chuẩn nông thôn mới là ít hơn hoặc bằng 5%; Tiêu chí giao thông; Tiêu chí trường học, Tiêu chí việc làm… đều chưa đạt. Hiện nay trên địa bàn xã chưa có chợ, chỉ có các tiểu thương bán hàng hoá, một số xe lưu động của tỉnh, huyện đến cung cấp những mặt hàng thiết yếu cho nhân dân nên việc giao thương hàng hoá gặp nhiều khó khăn.
Để tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 với kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, cơ cấu kinh tế lấy phát triển nông nghiệp làm nền tảng gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, thương mại, du lịch. Tạo nền tảng kinh tế - xã hội góp phần thực hiện thành công xoá đói giảm nghèo, đưa xã vươn lên mức phát triển trung bình của tỉnh Quảng Trị. Đảng bộ xã Ba Lòng cần thực hiện một số vấn đề sau:
Một là, Đảng bộ xã Ba Lòng cần tăng cường sự lãnh đạo chính quyền, mặt trận, các đoàn thể, thực hiện các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ X (nhiệm kỳ 2015-2020) đề ra. Gắn sự phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng an ninh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước có vai trò quyết định đến thành công trong công tác xây dựng nông thôn mới. Đây là cơ sở quan trọng để biến nhận thức thành hành động, đưa chủ trương, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Trên cơ sở đường lối chung của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVI, Đảng bộ huyện Đakrông lần thứ V, Đảng bộ xã Ba Lòng vận dụng vào thực tiễn phù hợp với tình hình địa phương. Cũng trên cơ sở nghị quyết của các cấp ủy Đảng, chính quyền sẽ hoạch định thành những chính sách, chương trình, hành động cụ thể đảm nhiệm vai trò chỉ đạo, điều hành, quản lý và thực hiện ở xã. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 03/CT-TW của Bộ Chính trị ngày 15/5/2011 về tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo hướng thiết thực, cụ thể và hiệu quả.
Hai là, tiếp tục chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới để nâng cao nhận thức trách nhiệm trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân về chương trình. Các cấp ủy Đảng, chính quyền và các cơ quan đoàn thể thường xuyên thông báo tình hình chương trình xây dựng nông thôn mới đến nhân dân để họ thấy rõ những kết quả và hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện nhằm đạt hiệu quả cao hơn. Mặt khác, tích cực giáo dục truyền thống lịch sử của quê hương Ba Lòng với những hình thức đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau, như đối với các cháu thiếu niên nhi đồng thông qua hình thức kể chuyện về các anh hùng liệt sĩ, những trận đánh oanh liệt của cha ông, về chiến khu Ba Lòng, hoặc đưa các em đến thăm Di tích chiến khu Ba Lòng, khu Tưởng niệm Quân đoàn 2 (đang thi công), hay nhân ngày thương binh liệt sĩ, ngày tết truyền thống của dân tộc tổ chức cho các em tham gia làm vệ sinh và dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ xã. Thông qua những hoạt động này để bồi đắp, nuôi dưỡng và trao truyền tinh thần yêu nước, yêu quê hương và tinh thần cách mạng cho thế hệ trẻ.
Ba là, Đảng bộ tiếp tục lãnh đạo thực hiện Chương trình hành động số 53-CT/HU (khóa III) ngày 06/1/2009 về thực hiện Nghị quyết số 26 của Trung ương lần thứ 7 (khóa X) về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Ba Lòng giai đoạn 2016- 2020 và định hướng sau năm 2020, theo Quyết định phê duyệt số 2614/QĐ- UBND ngày 30/11/2012 của UBND huyện, Đề án xây dựng nông thôn mới của xã giai đoạn 2012- 2020 theo quyết định số 1284/QĐ-UBND ngày 26/6/2013 của UBND huyện, các quyết định, hướng dẫn của cấp trên liên quan đến xây dựng nông thôn mới. Các cấp ủy Đảng phải đi sâu đi sát, nắm chắc tình hình hoạt động, phát hiện kịp thời những vướng mắc để chỉ đạo, giúp cho chính quyền cụ thể hóa các chủ trương, chính sách thành các chương trình, hành động phù hợp.
Bốn là, Đảng bộ xã Ba Lòng tập trung chỉ đạo chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phù hợp với cơ chế thị trường và phát huy thế mạnh của xã về các cây trồng chủ lực như cây lạc, cây đậu xanh, ngô…nhằm nâng cao năng suất lao động và tăng thu nhập cho nhân dân.
Năm là, Ba Lòng là một địa phương còn nhiều khó khăn, tích luỹ từ nội bộ nhân dân còn thấp, vì vậy Đảng bộ xã cần xác định tài lực là yếu tố quan trọng trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của địa phương. Đảng bộ và chính quyền tranh thủ các nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia và Nghị quyết 30A của Chính phủ, đồng thời sử dụng có hiệu quả để đầu tư cơ sở hạ tầng của xã, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, đầu tư không có hoặc kém hiệu quả các nguồn vốn này. Huy động các mạnh thường quân, các nhà tài trợ để tăng nguồn đầu tư cho các mục tiêu của chương trình. Thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa hoạt động liên quan đến xây dựng nông thôn mới, thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” khuyến khích động viên nhân dân đóng góp xây dựng điện, đường, trường, các thiết chế văn hóa, thể thao và trang thiết bị phục vụ cho hoạt động văn hóa và vui chơi giải trí nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết 26-NQ/TƯ lần thứ 7 khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Những kết quả đã đạt được và những hạn chế trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở xã Ba Lòng trong thời gian qua là cơ sở để đưa ra những giải pháp tiếp tục thực hiện các tiêu chí còn lại. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ xã Ba Lòng, sự quản lý của Uỷ ban nhân dân xã và đặc biệt sự đồng lòng, đồng sức của toàn thể nhân dân trên địa bàn xã thì các mục tiêu Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới sẽ thực hiện được, góp phần vào quá trình phát triển chung trên chiến khu cách mạng.
Tài liệu tham khảo:
1. Đảng bộ xã Ba Lòng, (2015), Lịch sử đảng bộ xã Ba Lòng (1930-2010), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
2. Đảng bộ tỉnh Quảng Trị (2015), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2015-2020
2. UBND xã Ba Lòng, (2015), Báo cáo kết quả thực hiện tiêu chí xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 và kế hoạch thực hiện giai đoạn 2016-2020