Chi đoàn Trường Chính trị Lê Duẩn với các hoạt động nhân đạo vì cộng đồng
- Thứ bảy - 24/03/2018 09:32
- In ra
- Đóng cửa sổ này
ThS. Trần Thiên Tú
P. Trưởng Khoa LLM-LN, TT HCM
P. Trưởng Khoa LLM-LN, TT HCM
Hoạt động nhân đạo là một trong những phong trào nằm trong chương trình “Tuổi trẻ xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng” mà Chi đoàn Trường Chính trị Lê Duẩn đã và đang thực hiện tích cực. Bên cạnh các hoạt động mang tính tình nguyện vì sự phát triển xã hội và bảo vệ Tổ quốc như: Chung tay xây dựng nông thôn mới, văn minh đô thị; chương trình Thắp sáng đường quê; tình nguyện hè; Vì nghĩa tình biên giới, hải đảo; Hướng về biển Đông, Góp đá xây dựng Trường Sa; Hưởng ứng ngày chủ nhật xanh; Ngày thứ bảy tình nguyện; các hoạt động hưởng ứng giờ trái đất, ngày môi trường thế giới…thì hoạt động nhân đạo là một phần sức trẻ Nhà trường đóng góp vào sự phát triển của quê hương Quảng Trị.
Chi đoàn Trường Chính trị Lê Duẩn là một tổ chức chính trị - xã hội trực thuộc Đoàn Khối các cơ quan tỉnh Quảng Trị và được sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy Trường Chính trị Lê Duẩn. Dưới sự chỉ đạo của của cấp trên, đoàn viên Chi đoàn trường đã ra sức hoạt động, hưởng ứng các phong trào mang tính nhân đạo vì cộng đồng phù hợp với điều kiện của Nhà trường.
Trước hết, Chi đoàn tham gia tích cực các hoạt động nhân đạo mang tính thường xuyên như hoạt động tình nguyện quyên góp đồ dùng, sách vở, áo quần, chăn ấm, giúp đỡ bà con, trẻ em vùng cao, vùng khó khăn; chăm sóc mái ấm tình hồng, các trung tâm bảo trợ xã hội; đóng góp quỹ vì người nghèo, quỹ xây nhà tình nghĩa; quyên góp tích cực các chương trình “xóa đói, giảm nghèo”, “lá lành đùm lá rách”; ủng hộ các gia đình khó khăn, neo đơn, các nạn nhân chất độc da cam.
Hưởng ứng kêu gọi của Tỉnh đoàn, Hội liên hiệp thanh niên, Đoàn khối các cơ quan tỉnh, đoàn viên chi đoàn tham gia hoạt động hiến máu nhân đạo. Mặc dù với số lượng đoàn viên ít và những hạn chế do đặc thù công việc chuyên môn, nhưng đoàn viên chi đoàn vẫn cố gắng tham gia tích cực, hàng năm đều tham gia hiến máu từ 01 đến 02 lần, một lần từ 01 đến 02 đoàn viên.
Đặc biệt, chi đoàn đã nhận bảo trợ cháu Nguyễn Đình Lộc, mồ côi cả cha lẫn mẹ ở xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ. Hằng năm, trước Tết và trước đầu năm học, Chi đoàn đến thăm cháu, ngoài tiền để phụ giúp cháu trang trải cuộc sống, Chi đoàn thường tặng thêm hiện vật là đồ dùng học tập như sách, vở, cặp, … bánh kẹo và một số hiện vật khác. Mặc dù nguồn kinh phí hạn hẹp so với các cơ sở đoàn khác, nhưng với sự quyết tâm của BCH Chi đoàn và toàn bộ đoàn viên, cùng sự ủng hộ, chung tay góp sức của các cán bộ, giảng viên nhà trường, Chi đoàn đã giúp đỡ cho cháu Lộc đến nay đã được 07 năm.
Ngoài các hoạt động mang tính thường niên trên, đoàn viên chi đoàn kịp thời tham gia các hoạt động mang tính bất thường, cấp bách như đi cứu trợ, giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt ở hai huyện Vĩnh Linh, Gio Linh; làm nhà, quyên góp tiền mua vật dụng, giúp đỡ bà con thôn Tân Hiệp xã Cam Tuyền trong sự cố sụt lún đất ảnh hưởng đến 60 căn nhà và phá hoạt nhiều tài sản của người dân; giúp đỡ người gặp bệnh tật, hoàn cảnh khó khăn …
Bên cạnh những thành tích đặt được, hoạt động nhân đạo của Chi đoàn cũng gặp phải một số khó khăn, hạn chế. Số lượng đoàn viên không đông và biến động liên tục do phải đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghỉ thai sản làm cho hoạt động của chi đoàn thiếu sức mạnh tổng lực, nhiều phong trào chưa thực sự thu hút sự tham gia của toàn bộ đoàn viên. Mặc dù đã có sự ủng hộ của Nhà trường cũng như đóng góp của đoàn viên nhưng kinh phí chung của chi đoàn còn hạn hẹp, điều đó làm cho chi đoàn không thể tham gia một số phong trào cần kinh phí cũng như nhân lực lớn. Đặc thù công việc giảng dạy buộc đoàn viên chi đoàn phải giữ gìn sức khỏe, đảm bảo giờ đứng lớp theo phân công nên các hoạt động như: hiến máu, cứu trợ đột xuất, chiến dịch tình nguyện dài ngày, … sẽ không tập hợp đủ số lượng đoàn viên tham gia.
Để hoạt động nhân đạo của chi đoàn ngày càng hiệu quả và đi vào chiều sâu, cần phải đáp ứng những yêu cầu sau:
Trước tiên, phát huy tính chủ động, tích cực của đoàn viên thanh niên, bản thân đoàn viên cần có tinh thần trách nhiệm cao hơn, phải biết chủ động xung kích trong các hoạt động nói chung và hoạt động nhân đạo nói riêng; Cần sắp xếp thời gian, công việc, chuẩn bị sức khỏe tốt để sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ được giao; tránh tâm lý e ngại, đùn đẩy nhau trong tham gia các hoạt động khó khăn.
Thứ hai, phát huy năng lực điều hành của BCH, BCH Chi đoàn cần chủ động lựa chọn những công việc phù hợp với đặc thù của cơ sở để phát huy tối đa nguồn lực sẵn có, khi đã lựa chọn, cần tập trung toàn bộ nhân lực, vật lực hoàn thành những mục tiêu đề ra. Trong phương hướng hành động, tránh chạy đua theo số lượng, dàn trãi hoạt động dẫn đến hiệu quả không cao.
Thứ ba, kêu gọi sự ủng hộ, chung tay góp sức của tập thể cơ quan, một số hoạt động mũi nhọn như bảo trợ trẻ mồ côi, cứu trợ thiên tai,…cần nhiều kinh phí và nhân lực, Chi đoàn cần huy động thêm kinh phí đóng góp của đoàn viên, vận động sự ủng hộ của cơ quan, các cá nhân, tổ chức trong cơ quan để đạt hiệu quả cao hơn.
Thứ tư, có kiến nghị với cơ quan Đoàn cấp trên, khi phát động phong trào cần tính đến đặc thù của một số cơ quan đơn vị, từ đó có kế hoạch và kêu gọi được sự tham gia nhiều hơn của các cơ sở đoàn trực thuộc.
Hoạt động nhân đạo đã trở thành một trong những hoạt động mũi nhọn thường xuyên và điển hình của Chi đoàn Trường Chính trị Lê Duẩn; cùng với các hoạt động khác, hoạt động này vừa phát huy sức trẻ, tinh thần của đoàn viên thanh niên, vừa là môi trường giáo dục ý thức, trách nhiệm của đoàn viên thanh niên đối với xã hội. Những hoạt động trên tuy chưa nhiều, nhưng những kết quả đạt được đã thể hiện sự cố gắng, quyết tâm, đoàn kết của đoàn viên trong chi đoàn.
Trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, số lượng đoàn viên thay đổi liên tục, nhưng với tinh thần và nhiệt huyết của tuổi trẻ, hi vọng các thế hệ đoàn viên sẽ cố gắng tiếp bước, phát huy những thành tích đạt được, quyết tâm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng ủy Nhà trường và Đoàn cấp trên giao phó./.
Chi đoàn Trường Chính trị Lê Duẩn là một tổ chức chính trị - xã hội trực thuộc Đoàn Khối các cơ quan tỉnh Quảng Trị và được sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy Trường Chính trị Lê Duẩn. Dưới sự chỉ đạo của của cấp trên, đoàn viên Chi đoàn trường đã ra sức hoạt động, hưởng ứng các phong trào mang tính nhân đạo vì cộng đồng phù hợp với điều kiện của Nhà trường.
Trước hết, Chi đoàn tham gia tích cực các hoạt động nhân đạo mang tính thường xuyên như hoạt động tình nguyện quyên góp đồ dùng, sách vở, áo quần, chăn ấm, giúp đỡ bà con, trẻ em vùng cao, vùng khó khăn; chăm sóc mái ấm tình hồng, các trung tâm bảo trợ xã hội; đóng góp quỹ vì người nghèo, quỹ xây nhà tình nghĩa; quyên góp tích cực các chương trình “xóa đói, giảm nghèo”, “lá lành đùm lá rách”; ủng hộ các gia đình khó khăn, neo đơn, các nạn nhân chất độc da cam.
Hưởng ứng kêu gọi của Tỉnh đoàn, Hội liên hiệp thanh niên, Đoàn khối các cơ quan tỉnh, đoàn viên chi đoàn tham gia hoạt động hiến máu nhân đạo. Mặc dù với số lượng đoàn viên ít và những hạn chế do đặc thù công việc chuyên môn, nhưng đoàn viên chi đoàn vẫn cố gắng tham gia tích cực, hàng năm đều tham gia hiến máu từ 01 đến 02 lần, một lần từ 01 đến 02 đoàn viên.
Đặc biệt, chi đoàn đã nhận bảo trợ cháu Nguyễn Đình Lộc, mồ côi cả cha lẫn mẹ ở xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ. Hằng năm, trước Tết và trước đầu năm học, Chi đoàn đến thăm cháu, ngoài tiền để phụ giúp cháu trang trải cuộc sống, Chi đoàn thường tặng thêm hiện vật là đồ dùng học tập như sách, vở, cặp, … bánh kẹo và một số hiện vật khác. Mặc dù nguồn kinh phí hạn hẹp so với các cơ sở đoàn khác, nhưng với sự quyết tâm của BCH Chi đoàn và toàn bộ đoàn viên, cùng sự ủng hộ, chung tay góp sức của các cán bộ, giảng viên nhà trường, Chi đoàn đã giúp đỡ cho cháu Lộc đến nay đã được 07 năm.
Ngoài các hoạt động mang tính thường niên trên, đoàn viên chi đoàn kịp thời tham gia các hoạt động mang tính bất thường, cấp bách như đi cứu trợ, giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt ở hai huyện Vĩnh Linh, Gio Linh; làm nhà, quyên góp tiền mua vật dụng, giúp đỡ bà con thôn Tân Hiệp xã Cam Tuyền trong sự cố sụt lún đất ảnh hưởng đến 60 căn nhà và phá hoạt nhiều tài sản của người dân; giúp đỡ người gặp bệnh tật, hoàn cảnh khó khăn …
Bên cạnh những thành tích đặt được, hoạt động nhân đạo của Chi đoàn cũng gặp phải một số khó khăn, hạn chế. Số lượng đoàn viên không đông và biến động liên tục do phải đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghỉ thai sản làm cho hoạt động của chi đoàn thiếu sức mạnh tổng lực, nhiều phong trào chưa thực sự thu hút sự tham gia của toàn bộ đoàn viên. Mặc dù đã có sự ủng hộ của Nhà trường cũng như đóng góp của đoàn viên nhưng kinh phí chung của chi đoàn còn hạn hẹp, điều đó làm cho chi đoàn không thể tham gia một số phong trào cần kinh phí cũng như nhân lực lớn. Đặc thù công việc giảng dạy buộc đoàn viên chi đoàn phải giữ gìn sức khỏe, đảm bảo giờ đứng lớp theo phân công nên các hoạt động như: hiến máu, cứu trợ đột xuất, chiến dịch tình nguyện dài ngày, … sẽ không tập hợp đủ số lượng đoàn viên tham gia.
Để hoạt động nhân đạo của chi đoàn ngày càng hiệu quả và đi vào chiều sâu, cần phải đáp ứng những yêu cầu sau:
Trước tiên, phát huy tính chủ động, tích cực của đoàn viên thanh niên, bản thân đoàn viên cần có tinh thần trách nhiệm cao hơn, phải biết chủ động xung kích trong các hoạt động nói chung và hoạt động nhân đạo nói riêng; Cần sắp xếp thời gian, công việc, chuẩn bị sức khỏe tốt để sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ được giao; tránh tâm lý e ngại, đùn đẩy nhau trong tham gia các hoạt động khó khăn.
Thứ hai, phát huy năng lực điều hành của BCH, BCH Chi đoàn cần chủ động lựa chọn những công việc phù hợp với đặc thù của cơ sở để phát huy tối đa nguồn lực sẵn có, khi đã lựa chọn, cần tập trung toàn bộ nhân lực, vật lực hoàn thành những mục tiêu đề ra. Trong phương hướng hành động, tránh chạy đua theo số lượng, dàn trãi hoạt động dẫn đến hiệu quả không cao.
Thứ ba, kêu gọi sự ủng hộ, chung tay góp sức của tập thể cơ quan, một số hoạt động mũi nhọn như bảo trợ trẻ mồ côi, cứu trợ thiên tai,…cần nhiều kinh phí và nhân lực, Chi đoàn cần huy động thêm kinh phí đóng góp của đoàn viên, vận động sự ủng hộ của cơ quan, các cá nhân, tổ chức trong cơ quan để đạt hiệu quả cao hơn.
Thứ tư, có kiến nghị với cơ quan Đoàn cấp trên, khi phát động phong trào cần tính đến đặc thù của một số cơ quan đơn vị, từ đó có kế hoạch và kêu gọi được sự tham gia nhiều hơn của các cơ sở đoàn trực thuộc.
Hoạt động nhân đạo đã trở thành một trong những hoạt động mũi nhọn thường xuyên và điển hình của Chi đoàn Trường Chính trị Lê Duẩn; cùng với các hoạt động khác, hoạt động này vừa phát huy sức trẻ, tinh thần của đoàn viên thanh niên, vừa là môi trường giáo dục ý thức, trách nhiệm của đoàn viên thanh niên đối với xã hội. Những hoạt động trên tuy chưa nhiều, nhưng những kết quả đạt được đã thể hiện sự cố gắng, quyết tâm, đoàn kết của đoàn viên trong chi đoàn.
Trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, số lượng đoàn viên thay đổi liên tục, nhưng với tinh thần và nhiệt huyết của tuổi trẻ, hi vọng các thế hệ đoàn viên sẽ cố gắng tiếp bước, phát huy những thành tích đạt được, quyết tâm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng ủy Nhà trường và Đoàn cấp trên giao phó./.