Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết
- Thứ năm - 23/03/2023 09:34
- In ra
- Đóng cửa sổ này
ThS. Trần Văn Toàn
Khoa Xây dựng Đảng
Khoa Xây dựng Đảng
Chủ tịch Hồ Chí Minh vị lãnh tụ thiên tài, anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Người luôn dành một phần lớn nói về chăm lo, giáo dục, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của thế hệ trẻ - những người mang trong mình bầu nhiệt huyết, sức sống tràn trề, năng lực sáng tạo, có vai trò quan trọng đối với sự tồn vong dân tộc, của đất nước. Vì vậy, Người chỉ rõ: “Thanh niên phải là rường cột của nước nhà”, “Một năm khởi đầu từ mùa Xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa Xuân của xã hội”(1). Theo Người, vận mệnh của quốc gia, dân tộc thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do thanh niên - những người có trách nhiệm thực hiện sứ mệnh lịch sử vẻ vang mà các thế hệ cha anh đã chuyển giao vào tay mình. Do đó, nhất định thanh niên phải trở thành một lực lượng to lớn, vững chắc; phải là những người không chỉ gánh vác mà phải còn vượt lên những gì thế hệ trước mong muốn nhưng chưa thực hiện được do những hạn chế, những điều kiện lịch sử quy định…
Luôn đánh giá cao vị trí, vai trò của thanh niên, vì vậy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh phải coi trọng giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng”, vừa “chuyên” và Người căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là việc rất quan trọng và rất cần thiết”(2). Đó không chỉ là sự quan tâm chăm lo cho sự nghiệp cách mạng, vun trồng cái gốc để sự nghiệp của cha anh luôn được phát triển mà còn là tầm nhìn sâu sắc của Hồ Chí Minh đối với hiện tại và tương lai bền vững của nước nhà.
Thực tiễn 92 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, lớp lớp thế hệ trẻ Việt Nam đã nỗ lực học tập, lao động, phấn đấu xứng đáng với niềm tin yêu, sự khen ngợi và kỳ vọng của cha anh. Điều đó, đã chứng minh rằng, thế hệ trẻ Việt Nam thực sự là lực lượng xung kích trong sự nghiệp cách mạng; là rường cột, đội hậu bị xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, thời kỳ đổi mới, tiếp bước cha anh, thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay, từ khắp mọi miền Tổ quốc, trên khắp các lĩnh vực, từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi đến miền ngược, đã xuất hiện những tấm gương, điển hình tiên tiến, xung kích, đi đầu trong chiến đấu, lao động, học tập và công tác… đã tiếp tục khẳng định vị thế và vai trò quan trọng của thế hệ trẻ.
Tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII, Tổng Bí thư, Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi trọng và đánh giá rất cao vai trò, vị trí của thanh niên, xác định thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội”.
Xác định tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, trong những năm qua, Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Chính trị Lê Duẩn luôn quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất để tuổi trẻ Nhà trường không ngừng vơn lên trong học tạp, rèn luyện và cống hiến, xứng đáng với sự kỳ vọng và tin tưởng của các thế hệ cha anh đi trước.
Được sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám hiệu, khắc ghi lời Bác dạy “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, các thế hệ đoàn viên, thanh niên Trường Chính trị Lê Duẩn luôn là lực lượng xung kích trên các lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu khoa học, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, đền ơn đáp nghĩa... không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách để học tập, rèn luyện và trưởng thành, năng động, dám nghĩ, dám làm, đóng góp xứng đáng vào thành tựu chung của Nhà trường.
Bước vào thời kỳ phát triển mới, nhất là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, cơ hội kết nối, phát triển của thanh niên ngày càng được tăng cường. Phát huy truyền thống tốt đẹp của Nhà trường, là những đoàn viên thanh niên, được sinh hoạt và công tác, học tập trong mái trường có dày truyền thống hơn 75 năm xây dựng và trưởng thành, tuổi trẻ Trường Chính trị Lê Duẩn, càng ý thức rõ rằng mỗi mỗi người, mỗi một lời nói, hành động đều phải có ý thức tôn tạo, vun đắp, dựng xây, nhà trường ngày càng trong sạch vững mạnh.
Chính vì vậy, để xứng đáng với truyền thống của Nhà trường, sự kỳ vọng của của các thế hệ đi trước, nhằm xây dựng Trường Chính trị Lê Duẩn đạt chuẩn mức 1 vào năm 2025, trong thời gian tới Chi đoàn Trường Chính trị Lê Duẩn cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Trước hết, phải tăng cường và đổi mới công tác giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, rèn luyện đạo đức, lối sống lành mạnh cho đoàn viên, thanh niên bằng các hoạt động thiết thực và hiệu quả; tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tăng cường quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, phổ biến kiến thức về pháp luật, lý luận chính trị, kiến thức và các kỹ năng xã hội cho đoàn viên, thanh niên thực hiện những tiêu chí cụ thể để rèn luyện trong từng đối tượng đoàn viên, thanh niên và xem đây là công việc thường xuyên hàng ngày của mỗi người.
Hai là, phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ Nhà trường trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Để thực hiện được vai trò này, trong các buổi sinh hoạt chi đoàn cần lồng ghép vào đó các nhiệm vụ chuyên môn của Nhà trường để đoàn viên cùng bàn bạc, thảo luận như nâng cao chất lượng giảng dạy, chất lượng viết bài của giảng viên trẻ…Như vậy, qua các buổi sinh hoạt chi đoàn vừa tìm được các ý tưởng mới, đồng thời cung cấp thêm những kỷ năng, kinh nghiệm, mặt khác tạo ra môi trường để từng đoàn viên trong Chi đoàn được rèn luyện những kỹ năng mềm như thuyết trình trước đám đông, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng làm việc nhóm...
Ba là, phối hợp chặt chẽ với Công đoàn, các Khoa, Phòng trong Nhà trường tổ chức các buổi tham quan, học tập kinh nghiệm, các hoạt động về nguồn, các đợt nghiên cứu thực tế. Trên cơ sở đó các đoàn viên là giảng viên có thêm tư liệu, kiến thức vận dụng, lồng ghép nội dung vào các bài giảng một cách sinh động, thiết thực và sát thực tế nhưng đồng thời cũng đảm bảo đúng mục đích, định hướng của Đảng, của Đoàn.
Thứ tư, xây dựng chương trình, kế hoạch họat động của Chi đoàn một cách cụ thể, phù hợp với đặc thù hoạt động của Nhà trường; tập trung nâng cao hiệu quả các phong trào thanh niên tình nguyện, phát huy mạnh mẽ tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Nhà trường với tinh thần “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”. Đồng thời, mỗi đoàn viên trong Chi đoàn cần tăng cường học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt, phục vụ tốt”.
Năm là, Đảng ủy, Ban Giám hiệu cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện vật chất, tinh thần cũng như định hướng các nội dung quan trọng trong hoạt động nhằm giúp cho đoàn viên thanh niên rèn luyện, phấn đấu, trưởng thành đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Nhà trường trong giai đoạn mới.
Với những giải pháp trên, dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ, Ban Giám hiệu Nhà trường và sự hướng dẫn của Đoàn cấp trên, tin tưởng rằng Đoàn Thanh niên Trường Chính trị Lê Duẩn sẽ không ngừng rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành, phát huy năng lực và sức trẻ, góp phần xây dựng Trường Chính trị Lê Duẩn đạt chuẩn vào năm 2025.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của thế hệ trẻ - những người mang trong mình bầu nhiệt huyết, sức sống tràn trề, năng lực sáng tạo, có vai trò quan trọng đối với sự tồn vong dân tộc, của đất nước. Vì vậy, Người chỉ rõ: “Thanh niên phải là rường cột của nước nhà”, “Một năm khởi đầu từ mùa Xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa Xuân của xã hội”(1). Theo Người, vận mệnh của quốc gia, dân tộc thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do thanh niên - những người có trách nhiệm thực hiện sứ mệnh lịch sử vẻ vang mà các thế hệ cha anh đã chuyển giao vào tay mình. Do đó, nhất định thanh niên phải trở thành một lực lượng to lớn, vững chắc; phải là những người không chỉ gánh vác mà phải còn vượt lên những gì thế hệ trước mong muốn nhưng chưa thực hiện được do những hạn chế, những điều kiện lịch sử quy định…
Luôn đánh giá cao vị trí, vai trò của thanh niên, vì vậy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh phải coi trọng giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng”, vừa “chuyên” và Người căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là việc rất quan trọng và rất cần thiết”(2). Đó không chỉ là sự quan tâm chăm lo cho sự nghiệp cách mạng, vun trồng cái gốc để sự nghiệp của cha anh luôn được phát triển mà còn là tầm nhìn sâu sắc của Hồ Chí Minh đối với hiện tại và tương lai bền vững của nước nhà.
Thực tiễn 92 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, lớp lớp thế hệ trẻ Việt Nam đã nỗ lực học tập, lao động, phấn đấu xứng đáng với niềm tin yêu, sự khen ngợi và kỳ vọng của cha anh. Điều đó, đã chứng minh rằng, thế hệ trẻ Việt Nam thực sự là lực lượng xung kích trong sự nghiệp cách mạng; là rường cột, đội hậu bị xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, thời kỳ đổi mới, tiếp bước cha anh, thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay, từ khắp mọi miền Tổ quốc, trên khắp các lĩnh vực, từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi đến miền ngược, đã xuất hiện những tấm gương, điển hình tiên tiến, xung kích, đi đầu trong chiến đấu, lao động, học tập và công tác… đã tiếp tục khẳng định vị thế và vai trò quan trọng của thế hệ trẻ.
Tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII, Tổng Bí thư, Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi trọng và đánh giá rất cao vai trò, vị trí của thanh niên, xác định thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội”.
Xác định tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, trong những năm qua, Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Chính trị Lê Duẩn luôn quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất để tuổi trẻ Nhà trường không ngừng vơn lên trong học tạp, rèn luyện và cống hiến, xứng đáng với sự kỳ vọng và tin tưởng của các thế hệ cha anh đi trước.
Được sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám hiệu, khắc ghi lời Bác dạy “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, các thế hệ đoàn viên, thanh niên Trường Chính trị Lê Duẩn luôn là lực lượng xung kích trên các lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu khoa học, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, đền ơn đáp nghĩa... không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách để học tập, rèn luyện và trưởng thành, năng động, dám nghĩ, dám làm, đóng góp xứng đáng vào thành tựu chung của Nhà trường.
Bước vào thời kỳ phát triển mới, nhất là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, cơ hội kết nối, phát triển của thanh niên ngày càng được tăng cường. Phát huy truyền thống tốt đẹp của Nhà trường, là những đoàn viên thanh niên, được sinh hoạt và công tác, học tập trong mái trường có dày truyền thống hơn 75 năm xây dựng và trưởng thành, tuổi trẻ Trường Chính trị Lê Duẩn, càng ý thức rõ rằng mỗi mỗi người, mỗi một lời nói, hành động đều phải có ý thức tôn tạo, vun đắp, dựng xây, nhà trường ngày càng trong sạch vững mạnh.
Chính vì vậy, để xứng đáng với truyền thống của Nhà trường, sự kỳ vọng của của các thế hệ đi trước, nhằm xây dựng Trường Chính trị Lê Duẩn đạt chuẩn mức 1 vào năm 2025, trong thời gian tới Chi đoàn Trường Chính trị Lê Duẩn cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Trước hết, phải tăng cường và đổi mới công tác giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, rèn luyện đạo đức, lối sống lành mạnh cho đoàn viên, thanh niên bằng các hoạt động thiết thực và hiệu quả; tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tăng cường quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, phổ biến kiến thức về pháp luật, lý luận chính trị, kiến thức và các kỹ năng xã hội cho đoàn viên, thanh niên thực hiện những tiêu chí cụ thể để rèn luyện trong từng đối tượng đoàn viên, thanh niên và xem đây là công việc thường xuyên hàng ngày của mỗi người.
Hai là, phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ Nhà trường trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Để thực hiện được vai trò này, trong các buổi sinh hoạt chi đoàn cần lồng ghép vào đó các nhiệm vụ chuyên môn của Nhà trường để đoàn viên cùng bàn bạc, thảo luận như nâng cao chất lượng giảng dạy, chất lượng viết bài của giảng viên trẻ…Như vậy, qua các buổi sinh hoạt chi đoàn vừa tìm được các ý tưởng mới, đồng thời cung cấp thêm những kỷ năng, kinh nghiệm, mặt khác tạo ra môi trường để từng đoàn viên trong Chi đoàn được rèn luyện những kỹ năng mềm như thuyết trình trước đám đông, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng làm việc nhóm...
Ba là, phối hợp chặt chẽ với Công đoàn, các Khoa, Phòng trong Nhà trường tổ chức các buổi tham quan, học tập kinh nghiệm, các hoạt động về nguồn, các đợt nghiên cứu thực tế. Trên cơ sở đó các đoàn viên là giảng viên có thêm tư liệu, kiến thức vận dụng, lồng ghép nội dung vào các bài giảng một cách sinh động, thiết thực và sát thực tế nhưng đồng thời cũng đảm bảo đúng mục đích, định hướng của Đảng, của Đoàn.
Thứ tư, xây dựng chương trình, kế hoạch họat động của Chi đoàn một cách cụ thể, phù hợp với đặc thù hoạt động của Nhà trường; tập trung nâng cao hiệu quả các phong trào thanh niên tình nguyện, phát huy mạnh mẽ tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Nhà trường với tinh thần “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”. Đồng thời, mỗi đoàn viên trong Chi đoàn cần tăng cường học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt, phục vụ tốt”.
Năm là, Đảng ủy, Ban Giám hiệu cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện vật chất, tinh thần cũng như định hướng các nội dung quan trọng trong hoạt động nhằm giúp cho đoàn viên thanh niên rèn luyện, phấn đấu, trưởng thành đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Nhà trường trong giai đoạn mới.
Với những giải pháp trên, dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ, Ban Giám hiệu Nhà trường và sự hướng dẫn của Đoàn cấp trên, tin tưởng rằng Đoàn Thanh niên Trường Chính trị Lê Duẩn sẽ không ngừng rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành, phát huy năng lực và sức trẻ, góp phần xây dựng Trường Chính trị Lê Duẩn đạt chuẩn vào năm 2025.
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự Thật, H, 2011, t.4, tr.194.
- Hồ Chí Minh - Toàn tập, Tập 15, Nxb CTQG, H. 2011, tr. 622.
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự Thật, H, 2011, t.15, tr.612