Cập nhật một số điểm mới của Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XII vào giảng dạy bài “Nghiệp vụ công tác công đoàn và vận động công nhân ở cơ sở”
- Thứ năm - 24/09/2020 14:03
- In ra
- Đóng cửa sổ này
ThS. Dương Thị Châu Phụng
Khoa Xây dựng Đảng
Khoa Xây dựng Đảng
Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII diễn ra từ ngày 24-26/9/2018. Đây là sự kiện chính trị quan trọng của giai cấp công nhân và người lao động, mở đầu cho giai đoạn phát triển mới của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Đại hội thông qua rất nhiều nội dung, trong đó, đại hội đã thống nhất sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam khoá XI. Do đó, đối với giảng viên giảng dạy bài “Nghiệp vụ công tác Công đoàn và vận động công nhân ở cơ sở”, thuộc phần Nghiệp vụ công tác Mặt trận tổ quốc và đoàn thể nhân dân ở cơ sở, cần lưu ý những nội dung được sửa đổi, bổ sung của Điều lệ Công đoàn khoá XII sau đây:
Phần 1. Công tác Công đoàn ở cơ sở
Ở phần này, giảng viên có thể bổ sung những điểm mới:
Một là, Huy hiệu Công đoàn Việt Nam: nội dung này được đưa lên trước, sửa đổi chữ viết tắt “TLĐ” thành chữ viết tắt “CĐVN”.
Hai là, phạm vi đối tượng gia nhập Công đoàn Việt Nam quy định rộng hơn, không liệt kê từng đối tượng làm việc ở từng cơ quan, tổ chức, đơn vị cụ thể mà chỉ quy định chung thành 4 nhóm đối tượng như sau:
a. Người Việt Nam làm công, hưởng lương trong các đơn vị sử dụng lao động hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam
b. Người Việt Nam lao động tự do, hợp pháp
c. Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
d. Người nước ngoài lao động hợp pháp tại Việt Nam
Ba là, Điều lệ Công đoàn mới bổ sung thêm 2 quyền của đoàn viên:
- Được cấp thẻ đoàn viên công đoàn và được hưởng ưu đãi khi sử dụng dịch vụ từ các thiết chế công đoàn.
- Đoàn viên bị mất việc làm, được tạm dừng sinh hoạt công đoàn và tạm dừng đóng đoàn phí, nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày mất việc.
Bốn là, Điều lệ Công đoàn mới bổ sung thêm 1 nhiệm vụ của đoàn viên:
Tuyên truyền, vận động người lao động gia nhập Công đoàn Việt Nam và tham gia xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.
Năm là, tại Điều 5. Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ công đoàn:
Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ công đoàn được gộp thành 1 điều, đồng thời bổ sung thêm 2 nhiệm vụ của cán bộ công đoàn, đó là:
- Tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động thực hiện tốt nghĩa vụ công dân; chấp hành chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nội quy, quy chế của đơn vị; tích cực học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, pháp luật, chuyên môn, nghiệp vụ.
- Nêu gương về mọi mặt đối với đoàn viên và người lao động; tích cực bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng và tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Sáu là, tại Điều 7. Hệ thống tổ chức công đoàn các cấp: trong đó làm rõ các loại hình của cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cơ sở; các loại hình cụ thể công đoàn cơ sở không quy định trực tiếp trong Điều lệ Công đoàn mà được thể hiện trong Hướng dẫn Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Bảy là, quy định về điều kiện thành lập và hình thức tổ chức của nghiệp đoàn cơ sở thì nghiệp đoàn cơ sở được thành lập khi có từ 5 đoàn viên công đoàn hoặc 5 người lao động trở lên.
Phần 2. Nghiệp vụ công tác Công đoàn ở cơ sở
Tuỳ vào những nội dung đã được giới thiệu trong giáo trình, giảng viên bổ sung, cập nhật những điểm mới sau:
Một là, Điều lệ mới quy định đại biểu chỉ định với số lượng không quá 5% tổng số đại biểu được triệu tập, tăng 2% so với Điều lệ khóa XI.
Hai là, về hình thức bầu cử, Điều lệ Công đoàn khoá XII quy định cụ thể các hình thức:
- Bỏ phiếu kín: bầu ban chấp hành và các chức danh của ban chấp hành công đoàn các cấp; bầu uỷ ban kiểm tra và các chức danh của uỷ ban kiểm tra công đoàn các cấp; bầu cử tổ trưởng, tổ phó công đoàn và các chức danh cán bộ công đoàn khác; đại biểu dự đại hội công đoàn cấp trên; lấy phiếu giới thiệu các ứng cử viên để đưa vào danh sách bầu cử
- Biểu quyết giơ tay: Bầu các cơ quan điều hành, giúp việc đại hội, hội nghị; thông qua số lượng và danh sách bầu cử.
Ba là, quy định về nhiệm vụ của ban chấp hành công đoàn các cấp: Điều lệ Công đoàn khoá XII bổ sung thêm 1 nhiệm vụ đó là: tổ chức chất vấn, trả lời chất vấn của cán bộ, đoàn viên công đoàn tại các hội nghị của ban chấp hành.
Bốn là, tại Điều 12. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn, ban thường vụ công đoàn các cấp:
- Bổ sung chế định thường trực ban thường vụ: gồm chủ tịch, các phó chủ tịch. Quy định thêm chức năng, nhiệm vụ của thường trực.
- Quy định bầu bổ sung các chức danh trong ban chấp hành công đoàn các cấp: Khi khuyết thường trực ban thường vụ thì bầu bổ sung trong số uỷ viên ban thường vụ; khuyết uỷ viên ban thường vụ thì bầu bổ sung trong số uỷ viên ban chấp hành. Quy định ban thường vụ công đoàn các cấp định kỳ họp 2 tháng 1 lần, họp đột xuất khi cần thiết.
Trên đây là một số điểm mới cơ bản trong Điều lệ Công đoàn khoá XII có thể cập nhật, bổ sung vào giảng dạy bài “Nghiệp vụ công tác Công đoàn và vận động công nhân ở cơ sở”. Qua đó, học viên có thể nắm bắt kịp thời, gắn kết giữa lý luận và thực tiễn vào quá trình công tác. Vì vậy, mỗi giảng viên cần xem đây là trách nhiệm của mình, cần nắm chắc và cập nhật kịp thời những điểm mới để chất lượng bài giảng đạt hiệu quả cao./.
Phần 1. Công tác Công đoàn ở cơ sở
Ở phần này, giảng viên có thể bổ sung những điểm mới:
Một là, Huy hiệu Công đoàn Việt Nam: nội dung này được đưa lên trước, sửa đổi chữ viết tắt “TLĐ” thành chữ viết tắt “CĐVN”.
Hai là, phạm vi đối tượng gia nhập Công đoàn Việt Nam quy định rộng hơn, không liệt kê từng đối tượng làm việc ở từng cơ quan, tổ chức, đơn vị cụ thể mà chỉ quy định chung thành 4 nhóm đối tượng như sau:
a. Người Việt Nam làm công, hưởng lương trong các đơn vị sử dụng lao động hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam
b. Người Việt Nam lao động tự do, hợp pháp
c. Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
d. Người nước ngoài lao động hợp pháp tại Việt Nam
Ba là, Điều lệ Công đoàn mới bổ sung thêm 2 quyền của đoàn viên:
- Được cấp thẻ đoàn viên công đoàn và được hưởng ưu đãi khi sử dụng dịch vụ từ các thiết chế công đoàn.
- Đoàn viên bị mất việc làm, được tạm dừng sinh hoạt công đoàn và tạm dừng đóng đoàn phí, nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày mất việc.
Bốn là, Điều lệ Công đoàn mới bổ sung thêm 1 nhiệm vụ của đoàn viên:
Tuyên truyền, vận động người lao động gia nhập Công đoàn Việt Nam và tham gia xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.
Năm là, tại Điều 5. Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ công đoàn:
Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ công đoàn được gộp thành 1 điều, đồng thời bổ sung thêm 2 nhiệm vụ của cán bộ công đoàn, đó là:
- Tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động thực hiện tốt nghĩa vụ công dân; chấp hành chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nội quy, quy chế của đơn vị; tích cực học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, pháp luật, chuyên môn, nghiệp vụ.
- Nêu gương về mọi mặt đối với đoàn viên và người lao động; tích cực bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng và tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Sáu là, tại Điều 7. Hệ thống tổ chức công đoàn các cấp: trong đó làm rõ các loại hình của cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cơ sở; các loại hình cụ thể công đoàn cơ sở không quy định trực tiếp trong Điều lệ Công đoàn mà được thể hiện trong Hướng dẫn Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Bảy là, quy định về điều kiện thành lập và hình thức tổ chức của nghiệp đoàn cơ sở thì nghiệp đoàn cơ sở được thành lập khi có từ 5 đoàn viên công đoàn hoặc 5 người lao động trở lên.
Phần 2. Nghiệp vụ công tác Công đoàn ở cơ sở
Tuỳ vào những nội dung đã được giới thiệu trong giáo trình, giảng viên bổ sung, cập nhật những điểm mới sau:
Một là, Điều lệ mới quy định đại biểu chỉ định với số lượng không quá 5% tổng số đại biểu được triệu tập, tăng 2% so với Điều lệ khóa XI.
Hai là, về hình thức bầu cử, Điều lệ Công đoàn khoá XII quy định cụ thể các hình thức:
- Bỏ phiếu kín: bầu ban chấp hành và các chức danh của ban chấp hành công đoàn các cấp; bầu uỷ ban kiểm tra và các chức danh của uỷ ban kiểm tra công đoàn các cấp; bầu cử tổ trưởng, tổ phó công đoàn và các chức danh cán bộ công đoàn khác; đại biểu dự đại hội công đoàn cấp trên; lấy phiếu giới thiệu các ứng cử viên để đưa vào danh sách bầu cử
- Biểu quyết giơ tay: Bầu các cơ quan điều hành, giúp việc đại hội, hội nghị; thông qua số lượng và danh sách bầu cử.
Ba là, quy định về nhiệm vụ của ban chấp hành công đoàn các cấp: Điều lệ Công đoàn khoá XII bổ sung thêm 1 nhiệm vụ đó là: tổ chức chất vấn, trả lời chất vấn của cán bộ, đoàn viên công đoàn tại các hội nghị của ban chấp hành.
Bốn là, tại Điều 12. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn, ban thường vụ công đoàn các cấp:
- Bổ sung chế định thường trực ban thường vụ: gồm chủ tịch, các phó chủ tịch. Quy định thêm chức năng, nhiệm vụ của thường trực.
- Quy định bầu bổ sung các chức danh trong ban chấp hành công đoàn các cấp: Khi khuyết thường trực ban thường vụ thì bầu bổ sung trong số uỷ viên ban thường vụ; khuyết uỷ viên ban thường vụ thì bầu bổ sung trong số uỷ viên ban chấp hành. Quy định ban thường vụ công đoàn các cấp định kỳ họp 2 tháng 1 lần, họp đột xuất khi cần thiết.
Trên đây là một số điểm mới cơ bản trong Điều lệ Công đoàn khoá XII có thể cập nhật, bổ sung vào giảng dạy bài “Nghiệp vụ công tác Công đoàn và vận động công nhân ở cơ sở”. Qua đó, học viên có thể nắm bắt kịp thời, gắn kết giữa lý luận và thực tiễn vào quá trình công tác. Vì vậy, mỗi giảng viên cần xem đây là trách nhiệm của mình, cần nắm chắc và cập nhật kịp thời những điểm mới để chất lượng bài giảng đạt hiệu quả cao./.