Ân tình của Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn với quê hương và nguồn cội
- Thứ sáu - 15/10/2021 10:46
- In ra
- Đóng cửa sổ này
ThS. Nguyễn Thị Hồng Sâm
Trưởng phòng QLĐT&NCKH
Trưởng phòng QLĐT&NCKH
Từ sau năm 1975 đến nay, nếu kể tên một công trình góp phần thay đổi cuộc sống người dân Quảng Trị, chắc chắn trong chúng ta không ai không biết đến công trình Đại thủy nông Nam Thạch Hãn. Và mỗi khi đứng bên đập Trấm, nhìn mặt hồ mênh mông với nguồn nước miệt mài chảy đưa nước về tưới tắm cho hàng ngàn hecta ruộng đồng của vùng Triệu Hải tôi lại nhớ về một công trình thủy lợi khác, cũng rất nổi tiếng ở Hà Tĩnh: Công trình hồ Kẻ Gỗ. Hai công trình thủy lợi ở hai vùng quê nhưng gắn liền với ân tình của một con người vĩ đại: Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn.
Một là Quảng Trị - quê hương nơi chôn nhau cắt rốn. Một là Hà Tĩnh-cội nguồn tiên tổ sơ khai. Và từ những ân tình của Tổng Bí thư, cuộc sống của hàng vạn người dân trên hai vùng quê nghèo khó “những ruộng đói mùa những đồng đói cỏ” đã thay đổi hoàn toàn.
Trong một lần đến hồ Kẻ Gỗ, những người bạn ở đó kể cho tôi nghe để hoàn thành công trình thủy lợi này là nhờ vào sức mạnh của tuổi trẻ Nghệ Tĩnh vì thời điểm ấy Nghệ An và Hà Tĩnh vừa sáp nhập thành tỉnh Nghệ Tĩnh ( năm 1976- đến năm 1991 mới trở lại địa giới hành chính cũ). Nếu không có sức mạnh nhân đôi với sức trẻ hai tỉnh hội tụ, chắc chắn sẽ khó mà hoàn thành công trình này với tốc độ như thế. Phương án ban đầu cho hồ Kẻ Gỗ là hoàn thành trong 10 năm, sau rút xuống còn 6 năm, rồi 3 năm. Để đáp ứng yêu cầu thời gian, thường xuyên trên công trường có 10 nghìn đội viên thủy lợi, hàng chục nghìn lượt người huy động đột xuất từ các hợp tác xã, khu phố, các cơ quan, xí nghiệp, trường học, quân đội. Khởi công ngày 26-3-1976, đến ngày 26-3-1980 công trình hồ Kẻ Gỗ khánh thành với dung tích sức chứa 345 triệu m3, nước từ hồ theo các tuyến kênh chính có chiều dài 250 km, tưới cho hơn 21.000 ha đất canh tác của các huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà và thành phố Hà Tĩnh; góp phần chống lũ quét, chống xói mòn cho vùng hạ du.
Cũng như Kẻ Gỗ là công trình của tuổi trẻ hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, công trình đại thủy nông Nam Thạch Hãn cũng là một công trình của tuổi trẻ 3 tỉnh Bình Trị Thiên. Năm 1976, ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị ,Thừa Thiên-Huế sáp nhập thành một tỉnh, nhờ vậy khi khởi công công trình vào đầu năm 1977, lực lượng thi công trên công trường lên tới hai ba vạn người và nhờ lực lượng lao động hùng hậu, phiên chế mỗi huyện là một “sư đoàn” nên khi ấy trên công trường đại thủy nông này có đến mười mấy sư đoàn như: Sư đoàn Triệu Hải, Bến Hải, Hương Điền, Hương Phú, Phú Lộc, Lệ Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hóa, Nam Đông, thị xã Đông Hà, Đồng Hới và thành phố Huế.
Trong hàng trăm công trình hồ đập thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp hiện có trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, Nam Thạch Hãn là công trình đại thủy nông duy nhất ngăn sông Thạch Hãn để dâng nước vào kênh tưới cho vùng thâm canh lúa lớn nhất tỉnh thuộc thị xã Quảng Trị, huyện Triệu Phong và Hải Lăng. Trước đòi hỏi bức bách cần có nước để phục vụ sản xuất và dân sinh, công trình hoàn thành đến đâu, đưa vào khai thác, sử dụng ngay đến đó. Vì vậy, sau gần 2 năm xây dựng, công trình đã đưa nước về tưới cho đồng ruộng.
Để công trình trở thành nguồn nước hồi sinh cho hàng vạn hecta ruộng đồng hai huyện Triệu Phong Hải Lăng, trong hơn hai năm thi công, có hơn 100 chiến sĩ lực lượng dân công 202 đã hy sinh hoặc để lại một phần xương máu nơi công trường. Mồ hôi, máu xương tuổi trẻ đã làm nên những dòng kênh xanh , biến vùng đất khát bao đời trở thành vùng trọng điểm lúa của tỉnh Quảng Trị.
Đồng chí Lê Hữu Thăng, nguyên Phó Chủ tịch Tỉnh, thời điểm ấy là bí thư huyện đoàn Triệu Hải- thủ lĩnh thanh niên địa bàn có công trình, cũng là chứng nhân của công trình này đã hồi tưởng “ Phương tiện lao động chỉ là các dụng cụ thô sơ như cuốc, xẻng, gồng gánh, trạc dắc để làm đất; ve, búa để đục đá. Ngay cả việc đầm nện cũng chỉ thực hiện bằng những chiếc đầm bằng gỗ hoặc bằng gang đúc, đầm nhỏ thì mỗi người đầm một cái, đầm lớn thì 2 hoặc 4 người đầm một cái. Rải đất từng lớp mỏng rồi đầm, đầm hết lớp này đến lớp khác. Tốp lao động đầm, đầm rầm rập theo tiếng còi của người chỉ huy, như chỉ huy tập đi đều bước 1-2/ 1-2... vậy. Không có xe lăn, xe lu như bây giờ nhưng chất lượng đầm nện rất tốt, vì trách nhiệm của người lao động rất cao.”
Tháng 5-1979, đồng chí Lê Duẩn đã về thăm Hà Tĩnh và đi thị sát công trình hồ Kẻ Gỗ, dừng chân trên một hòn đảo trên hồ và bây giờ hòn đảo được nhân dân gọi trìu mến là “Đảo bác Duẩn” trên hòn đảo ấy, Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh đã xây dựng đền thờ Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn. Đầu năm 2014 đền thờ Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn được khánh thành, ngôi đền trên đảo nhỏ nhưng có mang đấm lối kiến trúc truyền thống, giản dị mà trang trọng , phù hợp với cảnh quan thiên nhiên.Năm 2017, nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh Cố Tổng Bí thư, tỉnh Hà Tĩnh cũng đã khánh thành cây cầu nối từ bờ ra đền thờ, thêm một công trình nữa tri ân tình cảm sâu nặng của đồng chí Lê Duẩn với vùng đất Hà Tĩnh, đặc biệt là với công trình thủy lợi hồ Kẻ Gỗ đã thay da đổi thịt cả một vùng quê nghèo . Giờ đây đền thờ Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn trên hồ Kẻ Gỗ đã trở thành một điểm đến của khách thập phương khi về Hà Tĩnh.
Có lẻ một ngày nào đó, trên công trình đại thủy nông Nam Thạch Hãn, người Quảng Trị cũng nên có một công trình tri ân cố Tổng Bí thư Lê Duẩn như Hà Tĩnh đã dành cho Người ở trên hồ Kẻ Gỗ. Một công trình không chỉ tri ân tình cảm, sự quan tâm tâm sâu sắc của cố Tổng Bí thư đã dành cho quê hương Quảng Trị mà còn để nhắc nhớ về những máu, mồ hôi của tuổi trẻ một thế hệ sau ngày hòa bình đã tận hiến thanh xuân cho quê hương Quảng Trị.
Để “lượng hóa” những hiệu quả mà dòng nước Nam Thạch Hãn tưới tắm cho hàng ngàn hecta ruộng đồng Quảng Trị sẽ là một con số khổng lồ bởi bao nhiêu làng mạc đã trở nên trù phú, bao nhiêu đời người đã trở nên ấm no từ dòng nước ngọt ngào mà đại thủy nông Nam Thạch Hãn đã xuôi về.Nhưng còn hơn thế, đại thủy nông Nam Thạch Hãn- công trình đầu tiên sau ngày thống nhất trên quê hương còn là điểm tựa tin yêu của lòng dân, trong đó có niềm tin yêu dành cho Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn.
ảnh 1:Công trình Đại thủy nông Nam Thạch Hãn hôm nay
ảnh 2: Đồng chí Lê Duẩn thăm công trình kênh mương Nam Thạch Hãn năm 1983
(ảnh tư liệu)
Một là Quảng Trị - quê hương nơi chôn nhau cắt rốn. Một là Hà Tĩnh-cội nguồn tiên tổ sơ khai. Và từ những ân tình của Tổng Bí thư, cuộc sống của hàng vạn người dân trên hai vùng quê nghèo khó “những ruộng đói mùa những đồng đói cỏ” đã thay đổi hoàn toàn.
Trong một lần đến hồ Kẻ Gỗ, những người bạn ở đó kể cho tôi nghe để hoàn thành công trình thủy lợi này là nhờ vào sức mạnh của tuổi trẻ Nghệ Tĩnh vì thời điểm ấy Nghệ An và Hà Tĩnh vừa sáp nhập thành tỉnh Nghệ Tĩnh ( năm 1976- đến năm 1991 mới trở lại địa giới hành chính cũ). Nếu không có sức mạnh nhân đôi với sức trẻ hai tỉnh hội tụ, chắc chắn sẽ khó mà hoàn thành công trình này với tốc độ như thế. Phương án ban đầu cho hồ Kẻ Gỗ là hoàn thành trong 10 năm, sau rút xuống còn 6 năm, rồi 3 năm. Để đáp ứng yêu cầu thời gian, thường xuyên trên công trường có 10 nghìn đội viên thủy lợi, hàng chục nghìn lượt người huy động đột xuất từ các hợp tác xã, khu phố, các cơ quan, xí nghiệp, trường học, quân đội. Khởi công ngày 26-3-1976, đến ngày 26-3-1980 công trình hồ Kẻ Gỗ khánh thành với dung tích sức chứa 345 triệu m3, nước từ hồ theo các tuyến kênh chính có chiều dài 250 km, tưới cho hơn 21.000 ha đất canh tác của các huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà và thành phố Hà Tĩnh; góp phần chống lũ quét, chống xói mòn cho vùng hạ du.
Cũng như Kẻ Gỗ là công trình của tuổi trẻ hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, công trình đại thủy nông Nam Thạch Hãn cũng là một công trình của tuổi trẻ 3 tỉnh Bình Trị Thiên. Năm 1976, ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị ,Thừa Thiên-Huế sáp nhập thành một tỉnh, nhờ vậy khi khởi công công trình vào đầu năm 1977, lực lượng thi công trên công trường lên tới hai ba vạn người và nhờ lực lượng lao động hùng hậu, phiên chế mỗi huyện là một “sư đoàn” nên khi ấy trên công trường đại thủy nông này có đến mười mấy sư đoàn như: Sư đoàn Triệu Hải, Bến Hải, Hương Điền, Hương Phú, Phú Lộc, Lệ Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hóa, Nam Đông, thị xã Đông Hà, Đồng Hới và thành phố Huế.
Trong hàng trăm công trình hồ đập thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp hiện có trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, Nam Thạch Hãn là công trình đại thủy nông duy nhất ngăn sông Thạch Hãn để dâng nước vào kênh tưới cho vùng thâm canh lúa lớn nhất tỉnh thuộc thị xã Quảng Trị, huyện Triệu Phong và Hải Lăng. Trước đòi hỏi bức bách cần có nước để phục vụ sản xuất và dân sinh, công trình hoàn thành đến đâu, đưa vào khai thác, sử dụng ngay đến đó. Vì vậy, sau gần 2 năm xây dựng, công trình đã đưa nước về tưới cho đồng ruộng.
Để công trình trở thành nguồn nước hồi sinh cho hàng vạn hecta ruộng đồng hai huyện Triệu Phong Hải Lăng, trong hơn hai năm thi công, có hơn 100 chiến sĩ lực lượng dân công 202 đã hy sinh hoặc để lại một phần xương máu nơi công trường. Mồ hôi, máu xương tuổi trẻ đã làm nên những dòng kênh xanh , biến vùng đất khát bao đời trở thành vùng trọng điểm lúa của tỉnh Quảng Trị.
Đồng chí Lê Hữu Thăng, nguyên Phó Chủ tịch Tỉnh, thời điểm ấy là bí thư huyện đoàn Triệu Hải- thủ lĩnh thanh niên địa bàn có công trình, cũng là chứng nhân của công trình này đã hồi tưởng “ Phương tiện lao động chỉ là các dụng cụ thô sơ như cuốc, xẻng, gồng gánh, trạc dắc để làm đất; ve, búa để đục đá. Ngay cả việc đầm nện cũng chỉ thực hiện bằng những chiếc đầm bằng gỗ hoặc bằng gang đúc, đầm nhỏ thì mỗi người đầm một cái, đầm lớn thì 2 hoặc 4 người đầm một cái. Rải đất từng lớp mỏng rồi đầm, đầm hết lớp này đến lớp khác. Tốp lao động đầm, đầm rầm rập theo tiếng còi của người chỉ huy, như chỉ huy tập đi đều bước 1-2/ 1-2... vậy. Không có xe lăn, xe lu như bây giờ nhưng chất lượng đầm nện rất tốt, vì trách nhiệm của người lao động rất cao.”
Tháng 5-1979, đồng chí Lê Duẩn đã về thăm Hà Tĩnh và đi thị sát công trình hồ Kẻ Gỗ, dừng chân trên một hòn đảo trên hồ và bây giờ hòn đảo được nhân dân gọi trìu mến là “Đảo bác Duẩn” trên hòn đảo ấy, Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh đã xây dựng đền thờ Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn. Đầu năm 2014 đền thờ Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn được khánh thành, ngôi đền trên đảo nhỏ nhưng có mang đấm lối kiến trúc truyền thống, giản dị mà trang trọng , phù hợp với cảnh quan thiên nhiên.Năm 2017, nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh Cố Tổng Bí thư, tỉnh Hà Tĩnh cũng đã khánh thành cây cầu nối từ bờ ra đền thờ, thêm một công trình nữa tri ân tình cảm sâu nặng của đồng chí Lê Duẩn với vùng đất Hà Tĩnh, đặc biệt là với công trình thủy lợi hồ Kẻ Gỗ đã thay da đổi thịt cả một vùng quê nghèo . Giờ đây đền thờ Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn trên hồ Kẻ Gỗ đã trở thành một điểm đến của khách thập phương khi về Hà Tĩnh.
Có lẻ một ngày nào đó, trên công trình đại thủy nông Nam Thạch Hãn, người Quảng Trị cũng nên có một công trình tri ân cố Tổng Bí thư Lê Duẩn như Hà Tĩnh đã dành cho Người ở trên hồ Kẻ Gỗ. Một công trình không chỉ tri ân tình cảm, sự quan tâm tâm sâu sắc của cố Tổng Bí thư đã dành cho quê hương Quảng Trị mà còn để nhắc nhớ về những máu, mồ hôi của tuổi trẻ một thế hệ sau ngày hòa bình đã tận hiến thanh xuân cho quê hương Quảng Trị.
Để “lượng hóa” những hiệu quả mà dòng nước Nam Thạch Hãn tưới tắm cho hàng ngàn hecta ruộng đồng Quảng Trị sẽ là một con số khổng lồ bởi bao nhiêu làng mạc đã trở nên trù phú, bao nhiêu đời người đã trở nên ấm no từ dòng nước ngọt ngào mà đại thủy nông Nam Thạch Hãn đã xuôi về.Nhưng còn hơn thế, đại thủy nông Nam Thạch Hãn- công trình đầu tiên sau ngày thống nhất trên quê hương còn là điểm tựa tin yêu của lòng dân, trong đó có niềm tin yêu dành cho Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn.
ảnh 1:Công trình Đại thủy nông Nam Thạch Hãn hôm nay
ảnh 2: Đồng chí Lê Duẩn thăm công trình kênh mương Nam Thạch Hãn năm 1983
(ảnh tư liệu)