Mặt trận TQVN và các tổ chức chính trị- xã hội  tỉnh Quảng Trị với việc thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 26/10/2022 của Ban Bí thư TW Đảng về phát huy vai trò, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội

Thứ năm - 16/02/2023 09:42
 
                                                                                              ThS. Hoàng Tiến Dũng
Trưởng Khoa Xây dựng Đảng
 
       Như chúng ta đã biết, Đại hội XIII của Đảng đánh dấu sự phát triển sang một thời kỳ mới trong đường lối lãnh đạo đất nước của Đảng, đòi hỏi tăng cường phát huy sức mạnh nội lực của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thông qua con đường hữu hiệu nhất là thực hiện tốt hơn, mạnh mẽ hơn quyền làm chủ của mỗi người dân Việt Nam yêu nước và tiến bộ. Để góp phần thực hiện định hướng đó, cần tối ưu hóa hiệu quả giám sát, phản biện xã hội nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, coi đó là một công cụ thiết thực để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân một cách thực chất.
       Giám sát, phản biện xã hội chính là hoạt động thể hiện bản chất dân chủ của chế độ ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Qua các nhiệm kỳ Đại hội Đảng từ khi đổi mới đến nay, hoạt động này đã dần trở nên hoàn thiện, cùng với các hoạt động khác của thể chế chính trị, để bảo đảm từng bước thực hiện trong thực tế phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
       Để thực hiện tốt phương châm này nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ dân chủ trong tình hình hiện nay, từ kinh nghiệm thực tế trong hoạt động lãnh đạo, quản lý thì cần phải có những điều kiện : Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng hệ thống thể chế pháp luật đồng bộ và nhất quán, bảo đảm tính công khai, minh bạch trong thông tin có liên quan đến quyền của người dân cho các chủ thể phản biện; tạo ra những hình thức và giải pháp để gắn bó quan hệ giữa hệ thống lãnh đạo, quản lý các cấp với các tầng lớp nhân dân; bảo đảm tự do ngôn luận, tự do báo chí theo quy định của pháp luật; tạo cơ chế tự chủ trong hoạt động của các chủ thể giám sát, phản biện xã hội nhằm bảo đảm tính khách quan.
       Thấm nhuần những quan điểm cơ bản và những điều kiện để phát huy vai trò, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính tri- xã hội, Ban Thường trực uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Trị đã ban hành Kế hoạch để tổ chức thực hiện với những mục đích và yêu cầu rất cụ thể. Về mục đích, đó là : Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân về công tác giám sát và phản biện xã hội.  Đổi mới nội dung, phương thức tổ chức, phương pháp tiến hành, tạo chuyển biến mạnh mẽ, căn bản, rõ nét, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội, trở thành một giải pháp căn bản để thực hiện hiệu quả phương châm "dân biết, dân bản, dán làm, dân kiếm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng". Xác định cụ thể vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xà hội trong việc tổ chức triển khai thực hiện các nội dung nêu tại Chỉ thị số 18-CT/TW và Công văn số 900-CV/TƯ.
       Về yêu cầu : Việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 18- CT/TW và Công văn số 900- CV/TƯ phải nghiêm túc, thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức, phù họp vói tình hình thực tế của địa phương, đơn vị. Quá trình triển khai tổ chức thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW phải gắn với tiếp tục triển khai, thực hiện nghiêm túc, thường xuyên, đồng bộ các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh và các quy định hiện hành liên quan về giám sát, phản biện xã hội.  Đảm bảo công tác tuyên truyền, vận động, khuyến khích và phát huy hiệu quả vai trò giám sát, phản biện xã hội của Nhân dân.
       Trên cơ sở quán triệt mục đích và những yêu cầu đã đặt ra, Ban Thường trực uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Trị  đã triển khai Chỉ thị số 18-CT/TW  với 5 nội dung.
       Thứ nhất, triển khai một số nội dung cụ thể :
       -Xây dựng Kế hoạch, nội dung tồ chức phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 18- CT/TW và Công văn số 900-CV/TU đến Ban Thường trực ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp, các tổ chức thành viên từ tỉnh đến cơ sở.
       -Cung cấp tài liệu quán triệt về thực hiện dân chủ ở cơ sở gắn với phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dãn kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng" và công tác giám sát, phản biện xã hội.
       -Tồ chức học tập, quán triệt, triển khai thực hiện nội dung Chỉ thị số 18- CT/TW và Công văn số 900-CV/TƯ theo chuyên đề, các Hội nghị, sinh hoạt của cơ quan, đơn vị, tố chức, khu dân cư, các lóp tập huấn, bồi dường cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
       Thứ hai, tuyên truyền, phổ biến Chỉ thị số 18-CT/TW và Công văn số 900- CV/TƯ về công tác giám sát, phản biện xã hội
       -Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung về công tác giám sát, phản biện xã hội trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân.
       -Thường xuyên cập nhật thông tin, đối mói nội dung, hình thức xây dựng chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền, chuyển tải, đưa tin các hoạt động triên khai thực hiện.
       -Tăng cường đãng tải các văn bản, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các tài liệu, bài viết, thông tin liên quan đến hoạt động giám sát, phản biện xã hội trên hệ thống thông tin, truyền thông, báo chí trong và ngoài hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.
       Thứ ba, đổi mới nội dung, phương thức giám sát, phản biện xã hội
       -Chủ động xác định nội dung, xây dựng kế hoạch, cách thức, phương pháp giám sát, phản biện xà hội từ sớm, từ cơ sở, đảm bảo dân chủ, khách quan, mang tính xây dựng; đảm bảo công khai, minh bạch kết quả giám sát, phản biện xã hội theo quy định.
       -Tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, tăng cường phối hợp chặt chẽ với HĐND, UBND các cấp; tích cực, sáng tạo trong triển khai hoạt động giám sát, phản biện xã hội một cách hiệu quả theo hướng có trọng tâm, trọng điếm và phục vụ cho lợi ích chung, ưu tiên những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân và những vấn đề dư luận xã hội quan tâm, bức xúc.
       -Chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động giám sát chuyên đề, tập trung vào những chủ trương, chính sách lớn, mang tính trọng yếu của địa phương; các chương trình dự án chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; các dự án Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế- xã hội, xóa đói giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới theo hướng phù hợp, thiết thực và hiệu quả.
       Tăng cường giám sát thực hiện kiến nghị của cử tri và nhân dân; việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên.
       -Tập trung xây dựng, củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các Ban TTND, Ban GSĐTCCĐ ở cơ sở; phát huy vai trò và sự đóng góp của người dân trong thực hành dân chủ ở cơ sở gắn với phương châm "dán biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giảm sát, dân thụ hưởng"  tăng cường vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương và người đứng đầu trong việc định kỳ đối thoại trực tiếp, lắng nghe, tiếp thu ý kiến góp ý của Nhân dân.
       -Kịp thời, nhạy bén trong nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các tầng lóp nhân dân để làm tốt công tác tham mưu, đề xuất vói cấp ủy, plìối họp với chính quyên, nâng cao chất lượng tiếp nhận, phản ánh, giải quyết, xử lý các ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân, gắn với tăng cường, nâng cao chất lượng công tác giám sát, phản biện xã hội, đặc biệt là những vấn đề cần phải công khai để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng...
       -Thường xuyên giám sát việc tiếp thu, xử lý của UBND các cấp, các sở, ban ngành liên quan đối với các ý kiến kết luận, kiến nghị của cấp ủy các cấp, của ƯBMTTQVN gắn với trách nhiệm ngưòi đứng đầu tồ chức, cơ quan, đơn vị.
       Thứ tư, phối hợp và hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách đối với hoạt động giám sát, phản biện xã hội
       -Tiến hành đánh giá, nghiên cứu, rà soát các quy định của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về công tác giám sát, phản biện xã hội và thực tiễn để có sự phối hợp đề xuất các cơ quan có thẩm quyền sửa đồi, điều chỉnh, bổ sung hoặc xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế chính sách liên quan nhằm tiếp tục phát huy vai trò giám sát, phản biện xà hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tố chức chính trị - xã hội và Nhân dân.
       -Đánh giá tổng kết thực tiễn việc triển khai thi hành Điều 9 Hiến pháp năm 2013, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; 05 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch số 403/2017/NQLT-UBTVQH14-CP-DCTUBTUMTTQVN ngày 15/6/2017 quy định chi tiết các hình thức giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhất là cơ chế tiếp thu, phản hồi ý kiến giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tô quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.
       -Kiến nghị, đề xuất cơ quan có thẩm quyền có sự điều chỉnh, bổ sung sửa đối hoặc ban hành mới văn bản quy định về kinh phí bảo đảm cho hoạt động giám sát, phản biện xà hội: Thông tư số 337/2016-BTC ngày 28/12/2021, Thông tư số 35/2018/ TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính, kinh phí liên quan đến hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư ở cộng đồng; về chế tài xử lý các tổ chức, cá nhân không họp tác, gây khó khăn, cản trỏ’ hoặc lợi dụng giám sát, phản biện xã hội để gây tôn hại cho tô chức, cá nhân...
       Thứ năm, nâng cao chất lượng tổ chức thực hiện các chương  trình, quy chế phối họp công tác, kiện toàn tố chức bộ máy, nâng cao hiệu quả, chất lương hoạt động giám sát, phản biện xã hội
       -Phát huy vai trò chủ trì, tính chủ động của Ưỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp; tàng cường phối hợp, hiệp thương thống nhất hành động giữa các tồ chức thành viên, nâng cao chất lượng xây dựng, thực hiện chương trình, kế hoạch giám sát, phản biện xã hội hàng năm.
       -Tiếp tục kiện toàn tô chức, nâng cao năng lực, bản lĩnh, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội; có cơ chế động viên, khuyến khích, đôi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả tham mưu, đề xuất, phối họp hỗ trợ của các tổ chức tư vấn, các chuyên gia, nhà khoa học, nhân sĩ, trí thức, doanh nhân, người có kinh nghiệm thực tiễn, người có uy tín trong các dân tộc, tôn giáo tham gia hoạt động giám sát, phản biện xã hội.
       -Rà soát các quy chế, chương trình phối hợp đã được ký kết để sửa đổi, bổ sung, ban hành mới nhằm tăng cường công tác phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tố chức thành viên với các cơ quan nhà nước, các ngành liên quan trong triển khai phối hợp công tác giám sát, phản biện xã hội.
       -Định kỳ và đột xuất theo yêu cầu, ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp thực hiện báo cáo kết quả giám sát, phản biện xã hội đối với cấp ủy, HĐND cùng cấp đế chỉ đạo, phối hợp, có ý kiến để các tổ chức, cá nhân liên quan trả lời, giải quyết các ý kiến, kiến nghị sau giám sát, phản biện xã hội.
       Như đã nói ở trên, quá trình thực hiện Quyết định số 217 của Bộ Chính trị về công tác giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Trị, chúng ta đã thu được nhiều kết quả trên nhiều phương diện. Kết quả lớn nhất, quan trọng nhất đó là, Mặt Trận đã thực hiện được sự uỷ quyền của mọi tầng lớp nhân dân và các tổ chức chính trị- xã hội. Nếu không thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội thì Mặt trận tổ quốc Việt Nam không thể hoàn thành vai trò đại diện bảo vệ lợi ích cho mọi tầng lớp nhân dân.  Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, việc tiếp tục phát huy vai trò, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội là một nhiệm vụ hết sức cấp bách. Kế hoạch của Ban Thường trực Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Trị để thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW chính là những định hướng, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện tốt vấn đề này./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây