Khoa Lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh Trường Chính trị Lê Duẩn đi nghiên cứu thực tế tại xã Thanh, huyện Hướng Hoá

Thứ ba - 24/04/2018 12:31

          Thực hiện kế hoạch nghiên cứu thực tế năm 2018 và để có cơ sở thực tiễn phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài khoa học “Nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và thôn, bản, khu phố trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”, ngày 18/4/2018, Đoàn nghiên cứu thực tế Khoa Lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh Trường Chính trị Lê Duẩn do ThS. Nguyễn Quốc Thanh, Trưởng khoa làm Trưởng Đoàn đã đến nghiên cứu thực tế về đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách ở xã Thanh, huyện Hướng Hoá.
          Tiếp và làm việc với Đoàn, về phía xã Thanh có đồng chí Hồ Văn Hạnh P. Bí thư Đảng uỷ-Chủ tịch UBND xã; đồng chí Võ Quốc Hoàn, P. Bí thư Đảng uỷ; đồng chí Hồ Văn Thong, Chủ tịch UBMTTQ xã cùng đại diện các ngành, đoàn thể  của địa phương.

Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: TL
          Trao đổi tại buổi làm việc, đồng chí Hồ Văn Hạnh đã báo cáo với Đoàn về cơ cấu, tổ chức và tình hình hoạt động của đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách của xã.
Theo đó, xã Thanh bố trí 14 người hoạt động không chuyên trách ở xã; ở 10 bản, thôn bố trí đủ số lượng người không chuyên trách theo quy định. Căn cứ vào quy định của nhà nước, địa phương đã bố trí đúng người, đúng việc phù hợp với chức danh và yêu cầu công việc. Tuy nhiên, trong thực tiễn địa phương gặp nhiều khó khăn nhất là bố trí những người hoạt động không chuyên trách kiêm nhiệm ở các bản và thôn; thời gian làm việc của đội ngũ không chuyên trách ở xã do địa phương tự quy định vào các ngày thứ Hai, Tư, Sáu chứ không có quy định nào cụ thể; hằng năm không có cơ sở để đánh giá hiệu quả hoạt động của đội ngũ không chuyên trách; Việc bố trí 02 phó chủ tịch mặt trận là không cần thiết; những người hoạt động không chuyên trách theo Đề án 1618 có năng lực hoạt động tốt nhưng chế độ, chính sách và mức phụ cấp quá thấp; hướng phát triển sau khi đề án kết thúc chưa rõ ràng.
Đội ngũ không chuyên trách ở bản, thôn còn hạn chế vể năng lực vì còn phụ thuộc vào tập quán và uy tín của già làng; chưa có quy định nào để chủ tịch UBND xã giao nhiệm vụ và kiểm tra kết quả công việc đối với trưởng thôn; các chi bộ không được hỗ trợ kinh phí hoạt động như các chi hội của các đoàn thể trong lúc đó nguồn đảng phí của đảng viên nông thôn rất thấp nên không đủ để hoạt động …là những vấn đề cần được nghiên cứu để đề xuất hướng giải quyết trong thực tiễn về đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách ở xã.
Với đặc thù là xã biên giới, các hoạt động ngoại giao nhân dân, giao lưu kết nghĩa, giao ban định kỳ...để nắm tình hình chung giữa địa phương với bạn Lào thường xuyên được tổ chức nhất là các dịp lễ, tết theo phong tục, tập quán của mỗi bên nhưng không được hỗ trợ kinh phí nên rất khó khăn trong hoạt động.

Chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: TL.
Phát biểu kết thúc buổi làm việc, ThS. Nguyễn Quốc Thanh đã cám ơn những tình cảm và sự đón tiếp của địa phương dành cho Đoàn; tiếp thu những ý kiến, kiến nghị của địa phương để trong quá trình triển khai nghiên cứu sẽ cùng với Ban Thực hiện đề tài khoa học của Nhà trường đề xuất những giải pháp, tháo gỡ những vướng mắc để nâng cao hiệu quả hoạt động của những người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ./.
 

Tác giả bài viết: Trần Hoàng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây