Trường Chính trị Lê Duẩn tổ chức biên soạn tập bài giảng phần Tình hình nhiệm vụ của địa phương

Thứ hai - 11/01/2016 14:08
      Thực hiện chương trình đào tạo cán bộ lãnh đạo đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân cấp cơ sở (Hệ trung cấp lý luận chính trị) theo Quyết định 484/2002/QĐ-HVCTQG ngày 11 tháng 12 năm 2002 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hiệu trưởng Trường Chính trị Lê Duẩn Quảng Trị đã giao cho Khoa Lý luận Cơ sở biên soạn tài liệu phục vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy phần tình hình, nhiệm vụ của địa phương trong chương trình Trung cấp lý luận chính trị. Tuy nhiên, do thông tin, tài liệu được thu thập từ nhiều nguồn, ở nhiều thời điểm khác nhau và thực tiễn kinh tế - xã hội luôn vận động, phát triển, chính vì vậy nội dung chương trình không được cập nhật một cách hệ thống, trong chừng mực nào đó chưa thể đáp ứng nhu cầu nghiên cứu và học tập ngày càng cao của học viên.
      Đầu năm 2009, thực hiện Quyết định số 1845/QĐ-HVCT-HCQG của Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) về việc ban hành chương trình đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân cấp cơ sở (hệ Trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính) trong phần nhiệm vụ của địa phương được phân phối 3 bài, thời lượng 30 tiết, Học viện quy định tên các bài giảng. Để có tập bài giảng, Hiệu trưởng Trường Chính trị Lê Duẩn đã giao cho Khoa Lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thực hiện đề tài khoa học cấp trường biên soạn tập bài giảng, hằng năm được chỉnh lý, bổ sung để phục vụ cho nghiên cứu và giảng dạy ở trường cho đến nay.
      Tiếp tục thực hiện Quyết định số 184-QĐ/TW  và Thông báo Kết luận số 181-TB/TW ngày 03 tháng 9 năm 2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng Khoá X,  ngày 21 tháng 4 năm 2014 Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ra Quyết định số 1479/QĐ-HVCTQG về việc ban hành Chương trình đào tạo Trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính và phần tình hình nhiệm vụ của địa phương được phân phối ở phần VI của khung chương trình, Khoa Xây dựng Đảng chủ trì và có  sự phối hợp của khoa Dân vận gồm 2 bài giảng và 3 báo cáo chuyên đề.
      Ngày 06 tháng 11 năm 2015, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có Hướng dẫn số 167/HD-HVCTQG về việc biên soạn phần tình hình nhiệm vụ của địa phương (hoặc ngành) thuộc chương trình đào tạo Trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính. Căn cứ vào phân phối chương trình tại Công văn ngày 17 tháng 12 năm 2015 của Vụ các Trường chính trị thì  phần VI Tình hình nhiệm vụ của địa phương gồm 35 tiết và được kết cấu gồm 2 bài  giảng là "Lịch sử Đảng bộ địa phương" và bài "Nhiệm vụ cơ bản và những giải pháp chủ yếu phát triển các lĩnh vực đời sống xã hội của địa phương"; 3 chuyên đề với các nhóm nội dung về phát triển kinh tế - xã hội; về xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương và về an ninh - quốc phòng đối ngoại của địa phương.
      Trên cơ sở Hướng dẫn và yêu cầu về công tác đào tạo, ngày 29/12/2015 Hiệu trưởng Trường Chính trị Lê Duẩn đã có Quyết định số 532/QĐ-TLD thành lập Ban Biên soạn phần tình hình nhiệm vụ của địa phương để phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu, học tập và sẽ được thực hiện kể từ ngày 01/8/2016. Theo đó, Phòng NCKH-TT-TL đã tham mưu để Ban Biên tập quyết định phân phối chương trình và thời lượng cụ thể cho từng bài, từng chuyên đề. Cụ thể gồm 4 bài giảng và 4 chuyên đề (ở mỗi lớp chỉ giới thiệu 3/4 chuyên đề) được biên soạn để phù hợp với yêu cầu của nhiều loại hình lớp và với nhiều đối tượng khác nhau. Cụ thể:
Bài 1 "Đặc điểm về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội tỉnh Quảng Trị", thời lượng giảng 4 tiết;
Bài 2 "Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Trị" thời lượng giảng 4 tiết;
Bài 3 "Nhiệm vụ cơ bản và những giải pháp chủ yếu để phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế ở tỉnh Quảng Trị" thời lượng giảng 4 tiết;
Bài 4 "Nhiệm vụ cơ bản và những giải pháp chủ yếu để  phát triển các lĩnh vực văn hoá - xã hội ở tỉnh Quảng Trị" thời lượng giảng 4 tiết
Các chuyên đề được biên soạn bao gồm:
Chuyên đề 1"Chính sách người có công và thực hiện chính sách người có công cách mạng ở tỉnh Quảng Trị";
 Chuyên đề 2 "Tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo của tỉnh Quảng Trị";
 Chuyên đề 3 "Tình hình thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo ở tỉnh Quảng Trị";
 Chuyên đề 4 "Tình hình thực hiện nhiệm vụ an ninh - quốc phòng, đối ngoại của tỉnh Quảng Trị
Cùng với việc quyết định nội dung, phân phối chương trình, Ban Biên soạn cũng đã cử giảng viên tham gia biên soạn và theo phương thức mỗi bài hoặc chuyên đề có một giảng viên biên soạn và sẽ cử một giảng viên có kinh nghiệm  tham gia thẩm định nội dung, kết cấu và dung lượng cần thiết, phù hợp cho từng bài, từng chuyên đề.
Toàn bộ chương trình sẽ được viết xong trước ngày 10/4/2016 để tổ chức Hội thảo khoa học vào cuối tháng 5, tổ chức nghiệm thu và in ấn, phát hành vào tháng 6/2016 .
Với những định hướng cơ bản đó và sự nỗ lực của tập thể giảng viên, chắc chắn Nhà trường sẽ có được tập bài giảng "Tình hình nhiệm vụ của địa phương" khoa học và hoàn chỉnh hơn để đưa vào giảng dạy và nghiên cứu phục vụ cho công tác đào tạo của Nhà trường./.

Tác giả bài viết: Ths. GVC Trần Hoàng

Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 4.5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây