Những quy định mới về hội đồng nhân dân trong luật sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính quyền địa phương

Thứ ba - 10/03/2020 15:31
 
                                                                              Người viết: ThS. Cao Thị Hà
                                       Giảng viên khoa Nhà nước và pháp luật
 
Tiến trình đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân đặt ra yêu cầu đổi mới chính quyền địa phương để bảo đảm tính thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước từ Trung ương đến cơ sở. Để cụ thể hóa chương IX Hiến pháp năm 2013 về “Chính quyền địa phương”, ngày 19/6/2015, tại kỳ họp 9, Quốc hội (Khóa 13) đã thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sau đây gọi là Luật năm 2015). Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016. Luật năm 2015 tạo cơ sở pháp lý để củng cố, hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cấp chính quyền địa phương nói chung và hội đồng nhân dân (HĐND) nói riêng. Tuy nhiên, sau hơn 03 năm thi hành, nhiều quy định của Luật năm 2015 cần được sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Vì vậy, ngày 22/11/2019, tại kỳ  họp thứ 8, Quốc hội (Khóa 14) đã thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sau đây gọi là Luật sửa đổi năm 2019). Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2021.
So với  Luật năm 2015, các quy định về Hội đồng nhân dân các cấp trong Luật sửa đổi năm 2019 có một số điểm mới như sau:
* Thứ  nhất, về Thường trực Hội đồng nhân dân
Khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi năm 2019  đã thay cụm từ “ của pháp luật” trong Khoản 3 Điều 6 Luật năm 2015 thành “của luật”. Cụ thể là: “3. Thường trực Hội đồng nhân dân là cơ quan thường trực của Hội đồng nhân dân, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và các quy đnh khác của luật có liên quan; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân”. Như vậy, chỉ trong đạo luật này và các luật chuyên ngành có liên quan mới quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực HĐND trong việc giải quyết vấn đề cụ thể ở địa phương.
* Thứ hai, về tiêu chuẩn đại biểu Hội đồng nhân dân
Tiêu chuẩn của đại biểu HĐND quy định tại Khoản 1 Điều 7 Luật năm 2015. Cụ thể là: “1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi năm 2019 bổ sung thêm tiêu chuẩn: “Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam”. Như vậy, để trở thành đại biểu HĐND thì phải có quốc tịch Việt Nam.
* Thứ ba, về cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân
- Luật sửa đổi năm 2019 giảm số lượng đại biểu HĐND các cấp.
Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” đặt ra yêu cầu: “…Nghiên cứu, thực hiện giảm hợp lý số lượng đại biểu HĐND các cấp và giảm đại biểu HĐND công tác ở các cơ quan quản lý nhà nước…”. Để thể chế hóa chủ trương đó, Luật sửa đổi năm 2019 đã thực hiện việc giảm số lượng đại biểu HĐND các cấp. Cụ thể là:
+ Ở HĐND tỉnh
Đại biểu HĐND tỉnh được xác định tại Khoản 8 Điều 2 Luật sửa đổi năm 2019 sửa đổi như sau:
“1. Hội đồng nhân dân tỉnh gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở tỉnh bầu ra.

a) Tỉnh miền núi, vùng cao có từ năm trăm nghìn dân tr xuống được bầu năm mươi đại biểu; có trên năm trăm nghìn dân thì cứ thêm năm mươi nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá bảy mươi lăm đại biểu;
b) Tỉnh không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có từ một triệu dân trở xuống được bầu năm mươi đại biểu; có trên một triệu dân thì cứ thêm bảy mươi nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá tám mươi lăm đại biểu”.
Như vậy, so với quy định tại Khoản 1 Điều 18 Luật năm 2015, Luật sửa đổi năm 2019 đã giảm số lượng đại biểu HĐND tỉnh. Theo đó: Đối với tỉnh miền núi, vùng cao có trên 500. 000 dân thì được bầu tối đa 75 đại biểu (trước là 85 đại biểu); các tỉnh còn lại có từ 1.000.000 dân trở lên được bầu tối đa 85 đại biểu (trước là 95 đại biểu).
+ Ở HĐND thành phố trực thuộc trung ương
Trước đó, tổng số đại biểu HĐND thành phố trực thuộc trung ương được Luật năm 2015 quy định tại Điều 39. Quy định này đã được sửa lại tại Khoản 13 Điều 2 Luật sửa đổi năm 2019 như sau:
“1. Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri  thành phố trực thuộc trung ương bầu ra.

a) Thành phố trực thuộc trung ương có từ một triệu dân trở xuống được bầu năm mươi đại biểu; có trên một triệu dân thì cứ thêm sáu mươi nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá tám mươi lăm đại biểu;
b) Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh được bầu chín mươi lăm đại biểu”.
Theo Luật sửa đổi năm 2019, số lượng đại biểu HĐND thành phố trực thuộc trung ương cũng đã giảm so với trước. Đối với thành phố trực thuộc trung ương có trên 1000.000  dân được bầu tối đa 85 đại biểu (trước là 95 đại biểu); Riêng hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh được bầu 95 đại biểu (trước là 105 đại biểu).
+ Ở HĐND quận
Tại  Điều 2 Luật sửa đổi năm 2019:

a) Quận có từ một trăm nghìn dân trở xuống được bầu ba mươi đại biểu; có trên một trăm nghìn dân thì cứ thêm mười lăm nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu;
b) Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân ở quận có từ ba mươi phường trực thuộc trở lên do y ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương, nhưng tổng số không quá bốn mươi đại biểu”.
Theo Luật sửa đổi năm 2019, số lượng đại biểu HĐND quận cũng đã thay đổi so với Điều 46 Luật năm 2015. Cụ thể: Đối với quận có từ 100.000 dân trở xuống được bầu 30 đại biểu; có trên 100.000 dân được bầu tối đa 35 đại biểu (trước là nếu có từ 80.000  dân trở xuống được bầu 30 đại biểu; có trên 80.000  dân được bầu tối đa 40 đại biểu); Số lượng đại biểu HĐND ở quận có từ 30 phường trực thuộc trở lên tối đa là 40 đại biểu (trước là 45 đại biểu).
+ Ở HĐND huyện
Khoản 9 Điều 2 Luật sửa đổi năm 2019 quy định về số lượng đại biểu HĐND huyện. Cụ thể:
“ …
a) Huyện miền núi, vùng cao, hải đảo có từ bốn mươi nghìn dân trở xuống được bầu ba mươi đại biểu; có trên bốn mươi nghìn dân thì cứ thêm bảy nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu;
b) Huyện không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có từ tám mươi nghìn dân trở xuống được bầu ba mươi đại biểu; có trên tám mươi nghìn dân thì cứ thêm mười lăm nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu;
c) Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân ở huyện có từ ba mươi đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc trở lên do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, nhưng tổng số không quá bốn mươi đại biểu”.
Như vậy, so với Khoản 1 Điều 25 Luật năm 2015, lần này Luật sửa đổi năm 2019 cũng đã giảm số lượng đại biểu HĐND huyện: Đối với huyện miền núi, vùng cao, hải đảo có trên 40.000 dân được bầu tối đa 35 đại biểu (trước là 40 đại biểu); Các huyện trên 80.000 dân được bầu tối đa 35 đại biểu (trước là 40 đại biểu); Số lượng đại biểu HĐND ở huyện có từ 30 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc trở lên được bầu tối đa là 40 đại biểu (trước là 45 đại biểu).
+ Ở HĐND thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương
Khoản 16 Điều 2 Luật sửa đổi năm 2019 sửa lại Khoản 1 Điều 53 Luật năm 2015 về số lượng đại biểu HĐND thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương:

a) Thị xã có từ tám mươi nghìn dân tr xuống được bầu ba mươi đại biểu; có trên tám mươi nghìn dân thì cứ thêm mười lăm nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu;
b) Thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương có từ một trăm nghìn dân trở xuống được bầu ba mươi đại biểu; có trên một trăm nghìn dân thì cứ thêm mười lăm nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu;
c) Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân  thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương có từ ba mươi đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc trở lên do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, nhưng tổng số không quá bốn mươi đại biểu”.
Có thể thấy, theo Luật sửa đổi năm 2019 số lượng đại biểu HĐND thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương cũng đã giảm so với trước. Đối với thị xã có từ 80.000 dân trở xuống được bầu 30 đại biểu; có trên 80.000 dân được bầu tối đa 35 đại biểu (trước thị xã có từ 70.000 dân trở xuống được bầu 35 đại biểu; có trên 70.000 dân được bầu tối đa 40 đại biểu). Đối với thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương có có trên 100.000 dân được bầu tối đa 35 đại biểu (trước tối đa 40 đại biểu). Số lượng đại biểu HĐND ở thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương có từ 30 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc trở lên được bầu tối đa là 40 đại biểu (trước là 45 đại biểu).
+ Ở HĐND xã
Theo Khoản 10 Điều 2 Luật sửa đổi năm 2019:

a) Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có từ hai nghìn dân trở xuống được bầu mười lăm đại biểu;
b) Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có trên hai nghìn dân đến dưới ba nghìn dân được bầu mười chín đại biểu;
c) Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có từ ba nghìn dân đến bốn nghìn dân được bầu hai mươi mốt đại biểu; có trên bốn nghìn dân thì cứ thêm một nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi đại biểu;
d) Xã không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này có từ năm nghìn dân trở xuống được bầu hai mươi lăm đại biểu; có trên năm nghìn dân thì cứ thêm hai nghìn năm trăm dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi đại biểu”.
Với quy định trên, số lượng đại biểu HĐND xã cũng đã có sự thay đổi so với Khoản 1 Điều 32 Luật năm 2015:  Đối với xã miền núi, vùng cao và hải đảo có từ 2.000 dân trở xuống được bầu 15 đại biểu (trước là có từ 1.000 dân trở xuống được bầu 15 đại biểu); Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có trên 2.000 dân đến dưới 3.000 dân được bầu 19 đại biểu (trước là trên 1.000 dân đến 2.000 dân được bầu 20 đại biểu); Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có 3.000 dân đến 4.000 dân được bầu 21 đại biểu; có trên 4.000 thì được bầu tối đa 30 đại biểu (trước là có trên 2.000 dân đến 3.000 dân được bầu 25 đại biểu; có trên 3.000 dân thì được bầu tối đa 35 đại biểu); Xã còn lại có từ 5.000 dân trở xuống được bầu 25 đại biểu; có trên 5.000 dân được bầu tối đa 30 đại biểu (trước là có từ 4.000 dân trở xuống được bầu 25 đại biểu; có trên 4.000 dân được bầu tối đa 35 đại biểu).
+ Ở HĐND phường
Khoản 1 Điều 60 Luật năm 2015 quy định về số lượng đại biểu HĐND phường.  Quy định đó được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 18 Điều 2 Luật sửa đổi năm 2019 như sau:

a) Phường có từ mười nghìn dân trở xuống được bầu hai mươi mốt đại biểu;
b) Phường có trên mười nghìn dân thì cứ thêm năm nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi đại biểu”.
Như  vậy, theo Luật sửa đổi năm 2019, số lượng đại biểu HĐND phường cũng đã giảm: Đối với phường có từ 10.000 dân trở xuống được bầu 21 đại biểu (trước là có từ 8.000 dân trở xuống được bầu 25 đại biểu); Phường có trên 10.000 dân được bầu tối đa 30 đại biểu (trước có trên 8.000 dân được bầu tối đa 35 đại biểu).
- Luật sửa đổi năm 2019 giảm số lượng cấp phó HĐND cấp tỉnh và cấp huyện.
So với quy định tại Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, Luật năm 2015 đã tăng số lượng Phó Chủ tịch  và Phó Trưởng ban của HĐND cấp tỉnh, cấp huyện, từ đó đã làm tăng biên chế ở các địa phương trong bối cảnh cả nước đang thực hiện các nghị quyết của Trung ương về tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, gây khó khăn cho các địa phương trong việc bố trí biên chế ở các địa phương. Vì vậy, lần này, Luật sửa đổi năm 2019 đã điều chỉnh lại theo hướng giảm số lượng cấp phó ở HĐND cấp tỉnh và huyện.
+ Ở HĐND cấp tỉnh
Khoản 8 Điều 2 Luật sửa đổi năm 2019 quy định:
 “2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, các Ủy viên là Trưng ban của Hội đồng nhân dân tnh. Trường hợp Chủ tịch Hội đng nhân dân tnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách thì có một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; trường hợp Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách thì có hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
3.
Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh gồm có Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh do Hội đồng nhân dân tnh quyết định. Trường hợp Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách thì Ban có một Phó Trưởng ban; trường hợp Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đng nhân dân hoạt động không chuyên trách thì Ban có hai Phó Trưởng ban. Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách”.
Tương tự, tại Khoản 13 Điều 2 Luật sửa đổi năm 2019 cũng quy định số lượng cấp phó của HĐND thành phố trực thuộc trung ương tương tự như HĐND tỉnh.
Như vậy, so với Khoản 2,3  Điều 18 và Khoản 2,3 Điều 39 Luật năm 2015, Luật sửa đổi năm 2019 đã giảm số lượng Phó Chủ tịch HĐND và Phó trưởng ban của HĐND cấp tỉnh. Cụ thể là: Trong trường hợp Chủ tịch HĐND cấp tỉnh là đại biểu hoạt động chuyên trách thì chỉ có 01 Phó Chủ tịch HĐND; Trong trường hợp Trưởng ban của HĐND cấp tỉnh là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách thì Ban chỉ có một Phó Trưởng ban.
+ Ở cấp huyện
Thường trực HĐND quận; huyện; thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương được quy định lần lượt tại Khoản 15, Khoản 9, Khoản 16 Điều 2 Luật sửa đổi năm 2019.  So với Khoản 2 các Điều 46 (HĐND quận), Điều 25(HĐND huyện), Điều 53(HĐND thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) của Luật năm 2015, trong Luật sửa đổi năm 2019 cũng đã giảm số lượng Phó Chủ tịch HĐND cấp huyện từ 02 người xuống còn 01 người.
Như vậy, việc giảm số lượng đại biểu HĐND, cấp phó HĐND cấp tỉnh và cấp huyện trong Luật sửa đổi năm 2019 là để vừa đáp ứng yêu cầu tinh giản biên chế ở các cấp chính quyền địa phương theo các Nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước, vừa bảo đảm cơ cấu HĐND tinh gọn, thống nhất, đồng bộ trong phạm vi cả nước đồng thời bảo đảm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong thực hiện chức năng quyết định và  giám sát của HĐND, phù hợp với tình hình thực tế của từng cấp chính quyền địa phương.
- Không quy định chức danh Chánh Văn phòng HĐND thuộc cơ cấu của Thường trực HĐND cấp tỉnh đồng thời quy định khái quát về bộ máy giúp việc của chính quyền địa phương.
Tại Khoản 2 các Điều 18 và Điều 39 Luật năm 2015, trong cơ cấu của Thường trực HĐND cấp tỉnh có chức danh Chánh Văn phòng HĐND.
Nghị quyết số 18-NQ/TW có chủ trương hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng HĐND, Văn phòng UBND cấp tỉnh thành một Văn phòng tham mưu, giúp việc chung. Ngày 04/10/2018, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 580/2018/UBTVQH14 về việc thực hiện thí điểm mô hình này. Vì vậy, để tạo cơ sở pháp lý cho việc sắp xếp, tổ chức lại các Văn phòng sau khi thực hiện thí điểm, Luật năm 2019 đã sửa đổi lại các quy định có liên quan đến bộ máy giúp việc của chính quyền địa phương trong Luật năm 2015. Cụ thể là:
+ Luật sửa đổi năm 2019 bỏ chức danh Chánh Văn phòng HĐND cấp tỉnh.
Theo đó, bỏ các quy định liên quan đến việc bầu, lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh này tại Điểm a Khoản 2 Điều 19;  Khoản 2 Điều 83 và Điểm a Khoản 1 Điều 88 Luật năm 2015.   
+ Luật sửa đổi năm 2019 bỏ quy định bộ máy giúp việc chính quyền địa phương là Văn phòng HĐND ở cấp tỉnh và Văn phòng HĐND và Ủy ban nhân dân cấp huyện.  Luật sửa đổi năm 2019 bỏ cụm từ  “Văn phòng Hội đồng nhân dân” (Khoản 1 Điều 127 Luật năm 2015), “Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện” (Khoản 3 Điều 127 Luật năm 2015)  đồng thời quy định lại bộ máy giúp việc tại Khoản 29 Điều 2 Luật năm 2019 như sau:
“1. Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện có cơ quan tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động theo quy định của pháp luật.
2. Chính phủ quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, biên chế của cơ quan tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; quy định việc tổ chức công tác tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã”.
Như vậy, Luật năm 2019 quy định khái quát về cơ quan, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy giúp việc chính quyền địa phương. Còn tên gọi, mô hình, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể và biên chế của bộ máy này do Chính phủ quy định.
- Bổ sung thành viên vào Thường trực Hội đồng nhân dân xã, phường
Theo Luật năm 2015, ở cấp xã, HĐND có Thường trực HĐND và 02 Ban. Khoản 2 Điều 32 Luật năm 2015 quy định Thường trực HĐND cấp xã chỉ gồm 02 người là Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND. Từ thực tiễn hoạt động cho thấy quy định như vậy là chưa hợp lý, nhất là trong trường hợp Thường trực HĐND có ý kiến khác nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của, từ đó gây khó khăn trong hoạt động của Thường trực HĐND cấp xã.  Vì vậy, Khoản 10 Điều 2 Luật sửa đổi năm 2019 sửa đổi, bổ sung như sau: 2. Thường trực Hội đồng nhân dân xã gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Ủy viên là Trưng ban của Hội đồng nhân dân xã”.
Tương tự, các Khoản 18 Điều 2 (HĐND phường), Khoản 21 Điều 2 (HĐND thị trấn)  của Luật sửa đổi năm 2019 cũng đã bổ sung chức danh Trưởng ban của HĐND là thành viên của Thường trực HĐND. Với quy định này nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc của Luật năm 2015, tạo thuận lợi cho Thường trực HĐND trong thực hiện nhiệm vụ.
* Thứ tư, về trách nhiệm tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND
Trách nhiệm tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND được quy định tại Khoản 1 Điều 94 Luật năm 2015. Luật sửa đổi năm 2019 đã sửa đổi lại quy định này tại Khoản 27 Điều 2, đó là: “1. Đại biểu Hội đồng nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với c tri nơi mình thực hiện nhiệm vụ đại biểu, chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri;”.
Theo Luật sửa đổi năm 2019, đại biểu HĐND phải liên hệ chặt chẽ với cử tri “nơi mình thực hiện nhiệm vụ đại biểu” thay vì quy định đại biểu HĐND phải liên hệ chặt chẽ với cử tri “ở đơn vị bầu cử bầu ra mình”. Việc sửa đổi này là để cử tri nơi đại biểu HĐND thực hiện nhiệm vụ đại biểu giám sát chặt chẽ hoạt động của đại biểu, từ đó tăng cường mối liên hệ giữa đại biểu và cử tri, đại biểu HĐND chịu trách nhiệm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ của người đại biểu.  
 * Thứ  năm, việc thôi làm nhiệm vụ đại biểu, tạm đình chỉ và mất quyền đại biểu HĐND
Khoản 1 Điều 101 Luật năm 2015: 1. Trong nhiệm kỳ, nếu đại biểu Hội đồng nhân dân không còn công tác và không cư trú tại đơn vị hành chính mà mình đang là đại biểu thì phải xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu”.
Khoản 28 Điều 2 Luật sửa đổi năm 2019 đã làm rõ hơn về lý do “không còn công tác”. Cụ thể là:  “1. Trong nhiệm kỳ, nếu đại biểu Hội đồng nhân dân không còn công tác tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở đơn vị hành chính mà mình đang là đại biểu và không cư trú tại đơn vị hành chính mà mình đang là đại biểu thì phải xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu”.
 Luật sửa đổi năm 2019 đã thể chế hóa chủ trương của Đảng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị nói chung và HĐND ở địa phương nói riêng một cách tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Với những quy định rõ ràng, cụ thể đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND, sẽ tác động không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND, để HĐND thực sự là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương./.

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 2 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây