TRƯỜNG CHÍNH TRỊ LÊ DUẨN - 75 NĂM MỘT MÁI TRƯỜNG CÁCH MẠNG

Chủ nhật - 04/10/2020 10:53
                                                                    ThS. Nguyễn Hữu Thánh
                                                                    Nguyên Bí thư Đảng ủy - Nguyên Hiệu trưởng
          Trường  Cán bộ Việt Minh Quảng Trị được thành lập ngày mồng 10 tháng 9 năm 1945 (nay là Trường Chính trị Lê Duẩn) chỉ một tuần, sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh với bản tuyên ngôn độc lập khai sinh sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Từ gian hành cung trong Cổ thành Quảng Trị mùa thu năm 1945 cho đến ngôi trường đĩnh đạc trên mảnh đất thành phố Đông Hà hôm nay, khó kể hết bao nhiêu thế hệ giảng viên và học viên của Nhà trường đã cống hiến sức mình trong suốt hai cuộc kháng  chiến chống Pháp, chống Mỹ cho đến công cuộc xây dựng quê hương từ sau năm 1975 đến nay.
Bảy mươi lăm năm của một ngôi trường (10/9/1945-10/9/2020) là bảy mươi lăm năm đồng hành cùng đất nước, đồng hành cùng nhân dân, cùng quê hương Quảng Trị. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Trường Chính trị Lê Duẩn đã làm tròn nhiệm vụ mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân giao phó: Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ phục vụ công cuộc chiến đấu, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.
          Ngày 10-9-1945 là cột mốc lịch sử của Trường Cán bộ Việt Minh Quảng Trị, nhưng khởi thủy của ngôi trường đã ươm mầm từ những người con Quảng Trị như Hoàng Hữu Đàn, Nguyễn Xuân Luyện của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, chi bộ Thanh Niên Quảng Trị vào những năm trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã được cử sang Quảng Châu (Trung Quốc) để học và sau này trở về tuyên truyền giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin.
Ngay từ những ngày đầu gian khổ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhận thức được vai trò quan trọng của công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ cho cách mạng, Trường Cán bộ Việt Minh Quảng Trị đã được đồng chí Đặng Thí - Bí thư tỉnh ủy kiêm nhiệm Hiệu trưởng nhà trường.Thế hệ những lãnh đạo đầu tiên của trường còn có đồng chí: Nguyễn Xuân Linh (người Nghệ An) - Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy do Khu ủy Khu 4 tăng cường cho Quảng Trị.  Những lớp học mở ra trong những năm tháng gian khó ấy đã đào luyện nên những học viên xuất sắc, làm nòng cốt cho tỉnh nhà về sau này như các đồng chí Hồ Sỹ Thản, cấp ủy xã Cam Thanh (Cam Lộ) sau này là Bí thư Đảng ủy khu vực Vĩnh Linh, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị,  đồng chí Nguyễn Kham, nguyên Chủ tịch UBND huyện Triệu Hải; đồng chí Trần Xuân Lư, cán bộ bộ đội địa phương, sau này là thiếu tướng QĐND Việt Nam; đồng chí Lê Dũng nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị.
          Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, những thế hệ học viên đầu tiên của trường đã được trang bị kiến thức lý luận cách mạng để chuẩn bị bước vào cuộc đấu tranh mới, trường kỳ hơn, gian khổ hơn, khốc liệt hơn!  
Hiệp đình Geneve đã biến Quảng Trị thành mảnh đất bị chia cắt, một tỉnh mà nằm ở hai miền lấy con sông Bến Hải làm giới tuyến, mang vác trong mình số phận của một giai đoạn lịch sử. Từ 1955 đến 1960, trong bối cảnh đất nước tạm thời chia làm hai miền, ở miền Nam, Mỹ - Diệm khủng bố tàn bạo, thực hiện chính sách “Tố cộng diệt cộng” khắp cả nông thôn lẫn thành thị hòng xóa bỏ cơ sở cách mạng. Chúng thành lập các trại tập trung gọi là khu trù mật, ban hành Luật 10.59 công khai tàn sát nhân dân ta với những hình thức man rợ. Vì vậy, Trường Đảng Quảng Trị tạm thời rút vào bí mật. Đây cũng là thời kỳ lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng nề, nhưng trong mỗi người dân, mỗi cán bộ đang rút vào bí mật, mỗi ngôi làng, mỗi góc xóm đều ấp ủ những bếp than hồng yêu nước đợi ngày bùng lên thành ngọn lửa cách mạng.
          Giữa năm 1961, Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị quyết định thành lập lại Trường Đảng tỉnh do đồng chí Trương Công Kỉnh, Bí thư Tỉnh ủy làm Hiệu trưởng. Bất chấp địch ruồng bố, càn quét, những lớp học được mở ra bên những bản làng khe suối miền Tây Quảng Trị, trong những căn hầm bí mật vùng địch hậu, trang bị kiến thức lý luận cách mạng trong giai đoạn mới để nhen nhóm lại phong trào, đáp ứng các nhiệm vụ cơ bản của phong trào cách mạng địa phương trong giai đoạn này: Khẩn trương xây dựng miền Tây vững chắc về mọi mặt, phát động quần chúng xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh ở đồng bằng; công tác binh vận là nhiệm vụ quan trọng và đặt ra thường xuyên.Từ lý luận và thực tiễn tiếp thu được, những cán bộ, học viên đã sát cánh cùng cơ sở, làm tốt công tác vận động quần chúng, giúp nhân dân nắm vững đường lối và phát động quần chúng làm nên các phong trào cách mạng ở địa phương. Cuộc đấu tranh trên chiến trường miền Nam ngày càng khốc liệt, nhiệm vụ của trường Đảng trong giai đoạn này càng nặng nề. Vùng giải phóng ngày càng mở rộng, miền Tây Quảng Trị trở thành chiến khu. Khu ủy Trị Thiên được thành lập. Để đáp ứng với tình hình mới, nhiệm vụ mới, công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ càng được nâng cao. Hàng chục lớp học được mở từ trong những cánh rừng căn cứ địa miền Tây, có lúc để đảm bảo an toàn, lớp học mở sang tận chân núi Cao Bồi thuộc đất bạn Lào. Lửa thử vàng gian nan thử sức, chính trong những tháng ngày gian khó nhất, khốc liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ, đội ngũ cán bộ giảng viên, học viên của trường càng được thử thách rèn luyện; từ những cánh rừng căn cứ miền Tây, chiến thắng Quảng Trị 1972 đã mở ra một cục diện mới, đặc biệt sau hiệp định Paris 1973, Trường Đảng đã dời từ rừng già về đồng bằng, đặt cơ sở tại xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ. Thời cơ giải phóng miền Nam đang đến gần hơn bao giờ hết, nhiệm vụ vinh quang và nặng nề của trường Đảng lúc này ngoài việc củng cố tổ chức, xây dựng cơ sở vật chất còn lo chiêu sinh đào tạo cán bộ cơ sở để kịp thời đáp ứng đội ngũ cán bộ cho chiến trường và cho vùng giải phóng.
          Không phải chỉ bị chia cắt hai miền, chia cắt hoạt động hành chính của tỉnh,  công tác huấn luyện, đào tạo của trường Đảng cũng bị chia cắt, ở vùng đất nam Vĩ tuyến 17 diễn ra trong vòng vây của địch, chịu đựng những cuộc càn quét, ném bom của địch, ở bờ bắc giới tuyến - Vĩnh Linh vùng địa đầu tuyến lửa miền Bắc, trường Đảng được mang tên người nữ chiến sĩ cộng sản đầu tiên Nguyễn Thị Minh Khai cũng được hình thành với nhiệm vụ lớn lao. Trong bối cảnh miền Bắc bắt tay hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, không chỉ trang bị lý luận cho các cán bộ chủ chốt cấp cơ sở phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên tuyến đầu phía Bắc, trường Đảng khu vực Vĩnh Linh cùng với nhân dân toàn miền Bắc đương đầu với cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ kéo dài những năm cuối thập niên 60 đến đầu những năm 70. Những năm tháng khốc liệt nhất, khi địch ném bom phá hoại trên diện rộng, gây ra nhiều tổn thất cho nhân dân, Nhà trường đã cử các cán bộ giảng viên về tận từng xã để mở lớp nhằm phổ biến chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước và Khu vực, động viên nhân dân yên tâm sản xuất và chiến đấu.
          Sau Mậu Thân năm 1968, tình hình vô cùng khốc liệt,  trường  Đảng khu vực đã dời cơ sở lên tận hậu cứ vùng núi, tiếp tục mở các lớp đào tạo, học ngay dưới các hầm hào. Suốt 20 năm từ 1956-1976, trường Đảng Nguyễn Thị Minh Khai của khu vực Vĩnh Linh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Đảng bộ giao phó, góp phần làm nên đại thắng mùa xuân 1975 của cả nước.
Đất nước thống nhất, nhiệm vụ trọng đại của giai đoạn mới là nhân dân cả nước bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, ba tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên hợp thành tỉnh Bình Trị Thiên, Trường Đảng của các tỉnh cũng tập trung về một đầu mối. Ngày 04-7-1976 Trường Đảng Bình Trị Thiên được thành lập để rồi chín năm sau, vào tháng 10-1985, Trường Đảng Bình Trị Thiên chính thức được đổi tên thành Trường  Lê Duẩn Bình Trị Thiên. Mười ba năm trong ngôi trường hợp nhất, Trường Lê Duẩn Bình Trị Thiên đã có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp đào tạo bồi dưỡng cán bộ trên địa bàn cho đến tháng 7-1989, để đáp ứng yêu cầu mới, nhiệm vụ mới, nhiều tỉnh thành trở về với địa giới hành chính cũ, Trường Đảng Lê Duẩn Bình Trị Thiên cũng được tách làm ba, và Trường Đảng của Quảng Trị vẫn được mang tên cố Tổng Bí thư Lê Duẩn theo Quyết định số 26/QĐ-TV của Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị.  Đến năm 1993, Tỉnh ủy Quảng Trị ban hành Quyết định số 146/QĐ/TV  hợp nhất  Trường Đảng và Trường Hành chính tỉnh thành Trường Chính trị Lê Duẩn  như hiện nay.
           Hơn ba mươi năm trôi qua từ ngày tái lập tỉnh, cũng là hơn một phần tư thế kỷ Trường Chính trị Lê Duẩn gắn bó máu thịt với quê hương, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền địa phương, góp phần đào tạo và bồi dưỡng nhiều cán bộ cho địa phương, cơ sở… nhiều cơ quan, ban ngành đoàn thể trong tỉnh. Đã có hàng chục ngàn học viên được đào tạo thuộc các chương trình trung cấp lý luận chính trị - hành chính do Học viện Chính trị ban hành; chương trình bồi dưỡng chuyên viên, chuyên viên chính do Học viện Hành chính ban hành; chương trình bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo cho bí thư, phó bí thư cấp xã; bồi dưỡng kỹ năng cho chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, UBND cấp xã; bồi dưỡng các chức danh chủ chốt của Mặt trận và các đoàn thể; phối hợp với Trường Quân sự tỉnh trong việc giảng dạy phần lý luận chính trị, quản lý nhà nước cho đối tượng là chỉ huy trưởng, phó chỉ huy trưởng quân sự cấp xã; phối hợp với Công an tỉnh đào tạo trình độ trung cấp lý luận chính trị - hành chính cho trưởng, phó công an xã; phối hợp với Biên phòng tỉnh mở một số lớp đào tạo trung cấp LLCTHC. Nhà trường cũng phối hợp với Học viện Chính trị Khu vực III mở được 12 khóa cao cấp lý luận chính trị, cao cấp lý luận chính trị - hành chính và 3 khóa cử nhân chính trị; 01 khóa hoàn chính cử nhân chính chính trị; phối hợp với Học viện Hành chính quốc gia mở 01 khóa cử nhân hành chính,  với tổng số cả hai loại hình trên 1700 học viên .
          Từ năm 2000 đến nay, trung bình mỗi năm Nhà trường tổ chức quản lý, giảng dạy trên 20 lớp với khoảng 1600 -1800 học viên (kể cả đào tạo và bồi dưỡng). Hiện nay, do chuẩn hóa về trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước nên Nhà trường đã phối hợp với các huyện, thị, thành phố, các sở, ban ngành mở các lớp không tập trung tại địa phương, đơn vị theo yêu cầu của các cơ quan từ nguồn kinh phí của ngân sách hoặc xã hội hóa. Những học viên của Nhà trường thực sự đã mang kiến thức được đào tạo trở về địa phương, đơn vị, góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển tỉnh nhà!
           Công tác nghiên cứu khoa học  được đẩy mạnh, nhiều đề tài ứng dụng vào thực tiễn  đã phát huy hiệu quả. Từ 1990 đến năm 1998, có khoảng 40 đề tài khoa học cấp trường được thực hiện. Từ năm 2000 đến 2020, công tác nghiên cứu khoa học đã thực sự đi vào nền nếp, chất lượng nghiên cứu khoa học ngày càng được nâng cao. Đội ngũ cán bộ, giảng viên Nhà trường đã tham gia thực hiện 6 đề tài cấp tỉnh; 28 đề tài khoa học cấp Trường; 12 Hội thảo khoa học cấp Trường; Tham gia các tham luận tại 4 hội thảo cấp tỉnh, cấp bộ và tổ chức nhiều buổi toạ đàm cấp trường, cấp khoa với chủ đề, nội dung phong phú. Ngoài ra đội ngũ cán bộ, giảng viên của trường còn tham gia nhiều hội thảo khoa học, nhiều Hội đồng phản biện và các hoạt động khoa học khác của tỉnh, của Sở Khoa học và Công nghệ và các đơn vị khác của tỉnh, của các bộ, ngành tổ chức tại Quảng Trị.
Xuất bản 28 số nội san (nay là Bản tin thông tin lý luận và thực tiễn) với hơn 600 bài viết. Từ năm 2015, Nhà trường đã xây dựng trang web và mở mạng LAND nội bộ, mỗi năm bình quân đăng tải trên 30 bài và 45 tin trên trang web của Nhà trường.
          Bên cạnh những kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh, từ năm 2008 đến nay thực hiện chỉ thỉ của Bộ Chính trị về tăng cường hợp tác toàn diện với nước bạn Lào, được sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Nhà trường đã phối hợp chặt chẽ với Ban Tổ chức Tỉnh ủy cùng các cơ quan chức năng đã đào tạo được 09 khóa trung cấp lý luận chính trị - hành chính cho cán bộ hai tỉnh bạn Lào với 380 học viên (trong đó tỉnh Savannakhet 200 học viên; tỉnh Salavan 180 học viên).
          Cùng với nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng, số lượng  và chất lượng cán bộ giảng viên của Nhà trường không ngừng lớn mạnh, từ chỗ  với 8 cán bộ giảng viên ban  đầu  ngày tái lập tỉnh (1989) đến nay, trong tổng số 39 công chức, viên chức của Nhà trường có 01 tiến sỹ, 22 thạc sỹ, 12 cử nhân (trong đó có nhiều giảng viên có văn bằng 2 chuyên ngành) còn lại một số giảng viên trẻ mới tuyển dụng sẽ tiếp tục cử đi đào tạo chính quy tại Học viện trung tâm hoặc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Hành chính.
          Nhiều cán bộ lãnh đạo của Nhà trường đã được tín nhiệm  điều động giữ những trọng trách quan trọng của tỉnh như đồng chí Phạm Đức Châu, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; đồng chí Nguyễn Đăng Tam, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy - Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, đồng chí Lê Thế Quảng, Bí thư huyện uỷ Hải Lăng và một số đồng chí được luân chuyển giữ các cương vị chủ chốt cấp huyện, cấp tỉnh.
Với công lao và sự cống hiến của mình, Nhà trường đã được tặng thưởng  Huân chương Lao động hạng Ba (2002), Huân chương Lao động hạng Nhì (2012), Cờ Thi đua của Học viện Chính trị quốc gia Hồ chí Minh (2019), Cờ thi đua của UBND tỉnh (2011, 2018)…; nhiều bằng khen của các cơ quan, bằng khen của hai tỉnh bạn Lào. Những thành tích và sự lớn mạnh ấy có được là nhờ sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền tỉnh nhà, sự  quan tâm hỗ trợ của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, đồng thời đó là nỗ lực của đội ngũ cán bộ giảng viên nhà trường và sự hợp tác của các thế hệ học viên…
          Phát huy thành quả đã đạt được, trong giai đoạn mới cần tiếp tục xây dựng, giữ gìn, phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất trong nhà trường. Năng động, sáng tạo, đề cao tinh thần trách nhiệm ở mỗi vị trí việc làm vì sự phát triển chung của Nhà trường. Nâng cao ý thức và lòng tự trọng  nghề nghiệp của mỗi cán bộ, giảng viên.Tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, kiện toàn đội ngũ giảng viên có phẩm chất chính trị tốt, có năng lực và năng khiếu sư phạm.Tăng cường kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của Nhà trường. Duy trì nền nếp giảng dạy và học tập, thực hiện nghiêm túc quy chế, quy định của Học viện về hoạt động chuyên môn.Tích cực tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh để có địa điểm mới đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hiện nay. Củng cố,  kiện toàn các tổ chức đoàn thể  trong nhà trường.  Phối hợp tốt với các cơ quan, đơn vị, địa phương để mở lớp nhằm góp phần chuẩn hóa đội ngũ theo quy định của Đảng và chính quyền.
           Lịch sử 75 năm qua của Nhà trường vô cùng vẻ vang và sống động, vì thế, chặng đường phía trước là những thử thách, đòi hỏi cán bộ, giảng viên, học viên  cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để xứng đáng với truyền thống ấy. Chúng ta có cơ sở để tin tưởng rằng, quá khứ hào hùng ấy cũng là hành trang, là di sản tinh thần, là sự nhắc nhở động viên  chúng ta luôn tiến lên phía trước, xứng đáng với tên gọi của Tổng Bí thư  Lê Duẩn - người con của quê hương Quảng Trị thân yêu; xứng đáng hơn nữa với sự tin cậy mà Đảng bộ và nhân dân đã đặt trọn lên đôi vai của những cán bộ, giảng viên học viên của Nhà trường trong 75 năm qua, dù giữa bom rơi, đạn nổ hay trong năm tháng hòa bình. Và với hành trang tin yêu ấy chúng ta tiếp tục tiến lên cùng nhân dân, cùng đất nước xây dựng Trường Chính trị Lê Duẩn Quảng Trị thành trường chuẩn vào thời gian sớm nhất. 
 
                                                                    ThS. Nguyễn Hữu Thánh
                                                                    Nguyên Bí thư Đảng ủy - Hiệu trưởng
          Trường  Cán bộ Việt Minh Quảng Trị được thành lập ngày mồng 10 tháng 9 năm 1945 (nay là Trường Chính trị Lê Duẩn) chỉ một tuần, sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh với bản tuyên ngôn độc lập khai sinh sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Từ gian hành cung trong Cổ thành Quảng Trị mùa thu năm 1945 cho đến ngôi trường đĩnh đạc trên mảnh đất thành phố Đông Hà hôm nay, khó kể hết bao nhiêu thế hệ giảng viên và học viên của Nhà trường đã cống hiến sức mình trong suốt hai cuộc kháng  chiến chống Pháp, chống Mỹ cho đến công cuộc xây dựng quê hương từ sau năm 1975 đến nay.
          Bảy mươi lăm năm của một ngôi trường (10/9/1945-10/9/2020) là bảy mươi lăm năm đồng hành cùng đất nước, đồng hành cùng nhân dân, cùng quê hương Quảng Trị. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Trường Chính trị Lê Duẩn đã làm tròn nhiệm vụ mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân giao phó: Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ phục vụ công cuộc chiến đấu, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.
          Ngày 10-9-1945 là cột mốc lịch sử của Trường Cán bộ Việt Minh Quảng Trị, nhưng khởi thủy của ngôi trường đã ươm mầm từ những người con Quảng Trị như Hoàng Hữu Đàn, Nguyễn Xuân Luyện của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, chi bộ Thanh Niên Quảng Trị vào những năm trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã được cử sang Quảng Châu (Trung Quốc) để học và sau này trở về tuyên truyền giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin.
          Ngay từ những ngày đầu gian khổ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhận thức được vai trò quan trọng của công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ cho cách mạng, Trường Cán bộ Việt Minh Quảng Trị đã được đồng chí Đặng Thí - Bí thư tỉnh ủy kiêm nhiệm Hiệu trưởng nhà trường.Thế hệ những lãnh đạo đầu tiên của trường còn có đồng chí: Nguyễn Xuân Linh (người Nghệ An) - Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy do Khu ủy Khu 4 tăng cường cho Quảng Trị.  Những lớp học mở ra trong những năm tháng gian khó ấy đã đào luyện nên những học viên xuất sắc, làm nòng cốt cho tỉnh nhà về sau này như các đồng chí Hồ Sỹ Thản, cấp ủy xã Cam Thanh (Cam Lộ) sau này là Bí thư Đảng ủy khu vực Vĩnh Linh, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị,  đồng chí Nguyễn Kham, nguyên Chủ tịch UBND huyện Triệu Hải; đồng chí Trần Xuân Lư, cán bộ bộ đội địa phương, sau này là thiếu tướng QĐND Việt Nam; đồng chí Lê Dũng nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị.
          Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, những thế hệ học viên đầu tiên của trường đã được trang bị kiến thức lý luận cách mạng để chuẩn bị bước vào cuộc đấu tranh mới, trường kỳ hơn, gian khổ hơn, khốc liệt hơn!  
Hiệp đình Geneve đã biến Quảng Trị thành mảnh đất bị chia cắt, một tỉnh mà nằm ở hai miền lấy con sông Bến Hải làm giới tuyến, mang vác trong mình số phận của một giai đoạn lịch sử. Từ 1955 đến 1960, trong bối cảnh đất nước tạm thời chia làm hai miền, ở miền Nam, Mỹ - Diệm khủng bố tàn bạo, thực hiện chính sách “Tố cộng diệt cộng” khắp cả nông thôn lẫn thành thị hòng xóa bỏ cơ sở cách mạng. Chúng thành lập các trại tập trung gọi là khu trù mật, ban hành Luật 10.59 công khai tàn sát nhân dân ta với những hình thức man rợ. Vì vậy, Trường Đảng Quảng Trị tạm thời rút vào bí mật. Đây cũng là thời kỳ lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng nề, nhưng trong mỗi người dân, mỗi cán bộ đang rút vào bí mật, mỗi ngôi làng, mỗi góc xóm đều ấp ủ những bếp than hồng yêu nước đợi ngày bùng lên thành ngọn lửa cách mạng.
          Giữa năm 1961, Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị quyết định thành lập lại Trường Đảng tỉnh do đồng chí Trương Công Kỉnh, Bí thư Tỉnh ủy làm Hiệu trưởng. Bất chấp địch ruồng bố, càn quét, những lớp học được mở ra bên những bản làng khe suối miền Tây Quảng Trị, trong những căn hầm bí mật vùng địch hậu, trang bị kiến thức lý luận cách mạng trong giai đoạn mới để nhen nhóm lại phong trào, đáp ứng các nhiệm vụ cơ bản của phong trào cách mạng địa phương trong giai đoạn này: Khẩn trương xây dựng miền Tây vững chắc về mọi mặt, phát động quần chúng xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh ở đồng bằng; công tác binh vận là nhiệm vụ quan trọng và đặt ra thường xuyên.Từ lý luận và thực tiễn tiếp thu được, những cán bộ, học viên đã sát cánh cùng cơ sở, làm tốt công tác vận động quần chúng, giúp nhân dân nắm vững đường lối và phát động quần chúng làm nên các phong trào cách mạng ở địa phương. Cuộc đấu tranh trên chiến trường miền Nam ngày càng khốc liệt, nhiệm vụ của trường Đảng trong giai đoạn này càng nặng nề. Vùng giải phóng ngày càng mở rộng, miền Tây Quảng Trị trở thành chiến khu. Khu ủy Trị Thiên được thành lập. Để đáp ứng với tình hình mới, nhiệm vụ mới, công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ càng được nâng cao. Hàng chục lớp học được mở từ trong những cánh rừng căn cứ địa miền Tây, có lúc để đảm bảo an toàn, lớp học mở sang tận chân núi Cao Bồi thuộc đất bạn Lào. Lửa thử vàng gian nan thử sức, chính trong những tháng ngày gian khó nhất, khốc liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ, đội ngũ cán bộ giảng viên, học viên của trường càng được thử thách rèn luyện; từ những cánh rừng căn cứ miền Tây, chiến thắng Quảng Trị 1972 đã mở ra một cục diện mới, đặc biệt sau hiệp định Paris 1973, Trường Đảng đã dời từ rừng già về đồng bằng, đặt cơ sở tại xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ. Thời cơ giải phóng miền Nam đang đến gần hơn bao giờ hết, nhiệm vụ vinh quang và nặng nề của trường Đảng lúc này ngoài việc củng cố tổ chức, xây dựng cơ sở vật chất còn lo chiêu sinh đào tạo cán bộ cơ sở để kịp thời đáp ứng đội ngũ cán bộ cho chiến trường và cho vùng giải phóng.
          Không phải chỉ bị chia cắt hai miền, chia cắt hoạt động hành chính của tỉnh,  công tác huấn luyện, đào tạo của trường Đảng cũng bị chia cắt, ở vùng đất nam Vĩ tuyến 17 diễn ra trong vòng vây của địch, chịu đựng những cuộc càn quét, ném bom của địch, ở bờ bắc giới tuyến - Vĩnh Linh vùng địa đầu tuyến lửa miền Bắc, trường Đảng được mang tên người nữ chiến sĩ cộng sản đầu tiên Nguyễn Thị Minh Khai cũng được hình thành với nhiệm vụ lớn lao. Trong bối cảnh miền Bắc bắt tay hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, không chỉ trang bị lý luận cho các cán bộ chủ chốt cấp cơ sở phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên tuyến đầu phía Bắc, trường Đảng khu vực Vĩnh Linh cùng với nhân dân toàn miền Bắc đương đầu với cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ kéo dài những năm cuối thập niên 60 đến đầu những năm 70. Những năm tháng khốc liệt nhất, khi địch ném bom phá hoại trên diện rộng, gây ra nhiều tổn thất cho nhân dân, Nhà trường đã cử các cán bộ giảng viên về tận từng xã để mở lớp nhằm phổ biến chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước và Khu vực, động viên nhân dân yên tâm sản xuất và chiến đấu.
          Sau Mậu Thân năm 1968, tình hình vô cùng khốc liệt,  trường  Đảng khu vực đã dời cơ sở lên tận hậu cứ vùng núi, tiếp tục mở các lớp đào tạo, học ngay dưới các hầm hào. Suốt 20 năm từ 1956-1976, trường Đảng Nguyễn Thị Minh Khai của khu vực Vĩnh Linh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Đảng bộ giao phó, góp phần làm nên đại thắng mùa xuân 1975 của cả nước.
          Đất nước thống nhất, nhiệm vụ trọng đại của giai đoạn mới là nhân dân cả nước bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, ba tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên hợp thành tỉnh Bình Trị Thiên, Trường Đảng của các tỉnh cũng tập trung về một đầu mối. Ngày 04-7-1976 Trường Đảng Bình Trị Thiên được thành lập để rồi chín năm sau, vào tháng 10-1985, Trường Đảng Bình Trị Thiên chính thức được đổi tên thành Trường  Lê Duẩn Bình Trị Thiên. Mười ba năm trong ngôi trường hợp nhất, Trường Lê Duẩn Bình Trị Thiên đã có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp đào tạo bồi dưỡng cán bộ trên địa bàn cho đến tháng 7-1989, để đáp ứng yêu cầu mới, nhiệm vụ mới, nhiều tỉnh thành trở về với địa giới hành chính cũ, Trường Đảng Lê Duẩn Bình Trị Thiên cũng được tách làm ba, và Trường Đảng của Quảng Trị vẫn được mang tên cố Tổng Bí thư Lê Duẩn theo Quyết định số 26/QĐ-TV của Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị.  Đến năm 1993, Tỉnh ủy Quảng Trị ban hành Quyết định số 146/QĐ/TV  hợp nhất  Trường Đảng và Trường Hành chính tỉnh thành Trường Chính trị Lê Duẩn  như hiện nay.
           Hơn ba mươi năm trôi qua từ ngày tái lập tỉnh, cũng là hơn một phần tư thế kỷ Trường Chính trị Lê Duẩn gắn bó máu thịt với quê hương, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền địa phương, góp phần đào tạo và bồi dưỡng nhiều cán bộ cho địa phương, cơ sở… nhiều cơ quan, ban ngành đoàn thể trong tỉnh. Đã có hàng chục ngàn học viên được đào tạo thuộc các chương trình trung cấp lý luận chính trị - hành chính do Học viện Chính trị ban hành; chương trình bồi dưỡng chuyên viên, chuyên viên chính do Học viện Hành chính ban hành; chương trình bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo cho bí thư, phó bí thư cấp xã; bồi dưỡng kỹ năng cho chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, UBND cấp xã; bồi dưỡng các chức danh chủ chốt của Mặt trận và các đoàn thể; phối hợp với Trường Quân sự tỉnh trong việc giảng dạy phần lý luận chính trị, quản lý nhà nước cho đối tượng là chỉ huy trưởng, phó chỉ huy trưởng quân sự cấp xã; phối hợp với Công an tỉnh đào tạo trình độ trung cấp lý luận chính trị - hành chính cho trưởng, phó công an xã; phối hợp với Biên phòng tỉnh mở một số lớp đào tạo trung cấp LLCTHC. Nhà trường cũng phối hợp với Học viện Chính trị Khu vực III mở được 12 khóa cao cấp lý luận chính trị, cao cấp lý luận chính trị - hành chính và 3 khóa cử nhân chính trị; 01 khóa hoàn chính cử nhân chính chính trị; phối hợp với Học viện Hành chính quốc gia mở 01 khóa cử nhân hành chính,  với tổng số cả hai loại hình trên 1700 học viên .
          Từ năm 2000 đến nay, trung bình mỗi năm Nhà trường tổ chức quản lý, giảng dạy trên 20 lớp với khoảng 1600 -1800 học viên (kể cả đào tạo và bồi dưỡng). Hiện nay, do chuẩn hóa về trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước nên Nhà trường đã phối hợp với các huyện, thị, thành phố, các sở, ban ngành mở các lớp không tập trung tại địa phương, đơn vị theo yêu cầu của các cơ quan từ nguồn kinh phí của ngân sách hoặc xã hội hóa. Những học viên của Nhà trường thực sự đã mang kiến thức được đào tạo trở về địa phương, đơn vị, góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển tỉnh nhà!
           Công tác nghiên cứu khoa học  được đẩy mạnh, nhiều đề tài ứng dụng vào thực tiễn  đã phát huy hiệu quả. Từ 1990 đến năm 1998, có khoảng 40 đề tài khoa học cấp trường được thực hiện. Từ năm 2000 đến 2020, công tác nghiên cứu khoa học đã thực sự đi vào nền nếp, chất lượng nghiên cứu khoa học ngày càng được nâng cao. Đội ngũ cán bộ, giảng viên Nhà trường đã tham gia thực hiện 6 đề tài cấp tỉnh; 28 đề tài khoa học cấp Trường; 12 Hội thảo khoa học cấp Trường; Tham gia các tham luận tại 4 hội thảo cấp tỉnh, cấp bộ và tổ chức nhiều buổi toạ đàm cấp trường, cấp khoa với chủ đề, nội dung phong phú. Ngoài ra đội ngũ cán bộ, giảng viên của trường còn tham gia nhiều hội thảo khoa học, nhiều Hội đồng phản biện và các hoạt động khoa học khác của tỉnh, của Sở Khoa học và Công nghệ và các đơn vị khác của tỉnh, của các bộ, ngành tổ chức tại Quảng Trị.
Xuất bản 28 số nội san (nay là Bản tin thông tin lý luận và thực tiễn) với hơn 600 bài viết. Từ năm 2015, Nhà trường đã xây dựng trang web và mở mạng LAND nội bộ, mỗi năm bình quân đăng tải trên 30 bài và 45 tin trên trang web của Nhà trường.
          Bên cạnh những kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh, từ năm 2008 đến nay thực hiện chỉ thỉ của Bộ Chính trị về tăng cường hợp tác toàn diện với nước bạn Lào, được sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Nhà trường đã phối hợp chặt chẽ với Ban Tổ chức Tỉnh ủy cùng các cơ quan chức năng đã đào tạo được 09 khóa trung cấp lý luận chính trị - hành chính cho cán bộ hai tỉnh bạn Lào với 380 học viên (trong đó tỉnh Savannakhet 200 học viên; tỉnh Salavan 180 học viên).
          Cùng với nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng, số lượng  và chất lượng cán bộ giảng viên của Nhà trường không ngừng lớn mạnh, từ chỗ  với 8 cán bộ giảng viên ban  đầu  ngày tái lập tỉnh (1989) đến nay, trong tổng số 39 công chức, viên chức của Nhà trường có 01 tiến sỹ, 22 thạc sỹ, 12 cử nhân (trong đó có nhiều giảng viên có văn bằng 2 chuyên ngành) còn lại một số giảng viên trẻ mới tuyển dụng sẽ tiếp tục cử đi đào tạo chính quy tại Học viện trung tâm hoặc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Hành chính.
          Nhiều cán bộ lãnh đạo của Nhà trường đã được tín nhiệm  điều động giữ những trọng trách quan trọng của tỉnh như đồng chí Phạm Đức Châu, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; đồng chí Nguyễn Đăng Tam, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy - Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, đồng chí Lê Thế Quảng, Bí thư huyện uỷ Hải Lăng và một số đồng chí được luân chuyển giữ các cương vị chủ chốt cấp huyện, cấp tỉnh.
          Với công lao và sự cống hiến của mình, Nhà trường đã được tặng thưởng  Huân chương Lao động hạng Ba (2002), Huân chương Lao động hạng Nhì (2012), Cờ Thi đua của Học viện Chính trị quốc gia Hồ chí Minh (2019), Cờ thi đua của UBND tỉnh (2011, 2018)…; nhiều bằng khen của các cơ quan, bằng khen của hai tỉnh bạn Lào. Những thành tích và sự lớn mạnh ấy có được là nhờ sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền tỉnh nhà, sự  quan tâm hỗ trợ của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, đồng thời đó là nỗ lực của đội ngũ cán bộ giảng viên nhà trường và sự hợp tác của các thế hệ học viên…
          Phát huy thành quả đã đạt được, trong giai đoạn mới cần tiếp tục xây dựng, giữ gìn, phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất trong nhà trường. Năng động, sáng tạo, đề cao tinh thần trách nhiệm ở mỗi vị trí việc làm vì sự phát triển chung của Nhà trường. Nâng cao ý thức và lòng tự trọng  nghề nghiệp của mỗi cán bộ, giảng viên.Tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, kiện toàn đội ngũ giảng viên có phẩm chất chính trị tốt, có năng lực và năng khiếu sư phạm.Tăng cường kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của Nhà trường. Duy trì nền nếp giảng dạy và học tập, thực hiện nghiêm túc quy chế, quy định của Học viện về hoạt động chuyên môn.Tích cực tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh để có địa điểm mới đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hiện nay. Củng cố,  kiện toàn các tổ chức đoàn thể  trong nhà trường.  Phối hợp tốt với các cơ quan, đơn vị, địa phương để mở lớp nhằm góp phần chuẩn hóa đội ngũ theo quy định của Đảng và chính quyền.
           Lịch sử 75 năm qua của Nhà trường vô cùng vẻ vang và sống động, vì thế, chặng đường phía trước là những thử thách, đòi hỏi cán bộ, giảng viên, học viên  cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để xứng đáng với truyền thống ấy. Chúng ta có cơ sở để tin tưởng rằng, quá khứ hào hùng ấy cũng là hành trang, là di sản tinh thần, là sự nhắc nhở động viên  chúng ta luôn tiến lên phía trước, xứng đáng với tên gọi của Tổng Bí thư  Lê Duẩn - người con của quê hương Quảng Trị thân yêu; xứng đáng hơn nữa với sự tin cậy mà Đảng bộ và nhân dân đã đặt trọn lên đôi vai của những cán bộ, giảng viên học viên của Nhà trường trong 75 năm qua, dù giữa bom rơi, đạn nổ hay trong năm tháng hòa bình. Và với hành trang tin yêu ấy chúng ta tiếp tục tiến lên cùng nhân dân, cùng đất nước xây dựng Trường Chính trị Lê Duẩn Quảng Trị thành trường chuẩn vào thời gian sớm nhất. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây